<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><!--[if !mso]>
<style>
v\:* {behavior:url(#default#VML);}
o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning/>
<w:ValidateAgainstSchemas/>
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables/>
<w:SnapToGridInCell/>
<w:WrapTextWithPunct/>
<w:UseAsianBreakRules/>
<w:DontGrowAutofit/>
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p class="ptitle" style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Sân chơi nào cho khoa học trẻ?</span></span></strong></span></p>
<p class="phead" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cơ hội nào để người trẻ chứng minh khả năng khoa học, làm sao phát hiện được tài năng trẻ thật sự... Đó là những vấn đề nóng tại diễn đàn “Phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ” sáng 4-1, trong khuôn khổ Liên hoan sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần 2 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức.</span></span></p>
<div align="center">
<table width="40" cellpadding="0" border="0" class="MsoNormalTable" style="width: 30pt;">
<tbody>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img height="280" width="500" alt="" src="TEST10.jpg" /><br />
</span></span></p>
</td>
</tr>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Chị Nguyễn Tuyết Phương, giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), tại diễn đàn khoa học trẻ</em></span></span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chị Nguyễn Tuyết Phương (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM), hiện là nghiên cứu sinh tại Đan Mạch, cho rằng việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ phải là câu chuyện mang tầm quốc gia.</span></span></p>
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tài năng trẻ ở đâu?</span></span></strong></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Không thể đi từng lớp học, từng gia đình mà mong tìm ra tài năng. Chỉ khi nào chúng ta có những sân chơi, hoạt động phù hợp từng lứa tuổi cụ thể, biết các em thật sự muốn gì, thể hiện khả năng nổi trội ở điểm nào mới mong phát hiện được những tài năng thật sự”, chị Phương nói. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vì thế, chị cho rằng cần có chương trình, chiến lược dài hơi cho vấn đề này chứ không chỉ là chuyện của một hay nhiều diễn đàn nào đó.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đồng tình, giảng viên Nguyễn Anh Tuấn (ĐH Giao thông vận tải TP.HCM) đề nghị việc phát hiện thôi chưa đủ mà cần có môi trường để bồi dưỡng, phát huy và sử dụng tài năng trẻ. Anh phát biểu: “Không phải bất kỳ tài năng trẻ nào được phát hiện cũng có thể phát huy khả năng của họ. Hơn nữa, việc bảo trợ không chỉ là chuyện tiền bạc mà quan trọng hơn cần tạo điều kiện thuận lợi, cơ chế giúp các bạn thể hiện ý tưởng, sức sáng tạo của mình. Khi đã đủ độ chín, họ cũng cần được tạo môi trường hợp lý để làm việc, nếu không chúng ta lại lãng phí”.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">PGS.TS Lê Hoài Quốc - phó giám đốc Sở Khoa học & công nghệ TP.HCM - đồng tình với các ý kiến cho rằng việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ phải được hoạch định ở tầm quốc gia. Tuy nhiên, ở góc độ trường học, hoạt động Đoàn có thể phát hiện và giới thiệu với xã hội những gương mặt tài năng thông qua từng hoạt động cụ thể. Từ đó, qua sát hạch sẽ tìm ra những tài năng thật sự để đầu tư, tạo môi trường tốt nhất cho những tài năng ấy phát huy khả năng.</span></span></p>
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thay đổi góc nhìn với nghiên cứu trẻ</span></span></strong></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">TS Nguyễn Lê Xuân Trường (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) băn khoăn nhiều người trẻ được đào tạo ở nước ngoài về thường gặp khó khăn trong việc nhận thực hiện đề tài khoa học. “Yêu cầu phải có giáo sư ở trường ĐH bảo trợ mới được cấp kinh phí với những người nghiên cứu trẻ là điều gây cản trở không nhỏ”, anh nói.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thạc sĩ Nguyễn Tiến Hoàng (ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại TP.HCM) nêu một thực tế khác là kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học hiện quá khiêm tốn. “70 triệu đồng cho một đề tài nghiên cứu cấp bộ cùng nhiều yêu cầu khắt khe nhưng không thể không ra kết quả, nên nhiều khi buộc chúng tôi phải làm ra những sản phẩm chỉ mang tính đối phó”, anh Hoàng thổ lộ. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Anh cho rằng phải sớm hợp lý hóa việc phân bổ kinh phí, trong đó đẩy mạnh đấu thầu công khai, sàng lọc kỹ và đầu tư thích đáng cho những đề tài được chọn.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong khi đó giảng viên Nguyễn Ngọc Thơ (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐHQG TP.HCM) cho rằng bất kỳ đề tài nào cũng cần mở rộng chứ không chỉ bó hẹp trong một phạm vi nghiên cứu nào. Vì vậy việc kết nối, tập hợp những người trẻ đam mê nghiên cứu là hết sức bức thiết. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Từ góc nhìn sinh viên, bạn Lê Nguyễn Ánh Dương (ĐH Ngân hàng TP.HCM) cho biết không ít sinh viên năm cuối vẫn chưa biết nghiên cứu khoa học. Từ đó, bạn đề nghị nên có những buổi hướng dẫn sinh viên cách nghiên cứu và lợi ích của nghiên cứu khoa học, song song với các sân chơi đã có hiện nay của Thành đoàn.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thạc sĩ Nguyễn Công Tĩnh - giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ - cho biết các sân chơi khoa học của Thành đoàn mở ra cho nhiều đối tượng trẻ cũng là cách giúp các bạn tập dượt nghiên cứu.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> “Ngoài sự nỗ lực tự thân, các bạn hãy đến với các sân chơi ấy như là cơ hội để chuẩn bị cho những bước dài hơn trên con đường nghiên cứu khoa học trong tương lai của mỗi người”, anh Tĩnh chia sẻ.</span></span></p>
<div align="center">
<table width="96%" cellspacing="5" cellpadding="0" border="0" class="MsoNormalTable" style="width: 96%;">
<tbody>
<tr style="">
<td style="background: none repeat scroll 0% 0% rgb(207, 230, 249); padding: 3.75pt;">
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Công viên khoa học cho trẻ thơ</span></span></strong></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tại diễn đàn, chị Nguyễn Tuyết Phương đề xuất ý tưởng hình thành một công viên khoa học cho trẻ thơ. Theo chị, công viên này sẽ có những mô hình về các kết quả, ứng dụng khoa học đã phổ biến mà các em được học lý thuyết trên trường. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Chẳng hạn như đến đó các em có thể tìm hiểu về cấu tạo cơ thể con người, thế nào là sự tương tác giữa hai vật... Ngoài ra, nơi đây sẽ là nơi khơi gợi sự sáng tạo, lòng say mê và giúp trẻ những ý thức đầu tiên đối với nghiên cứu khoa học”, chị Phương bày tỏ.</span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<p class="pauthor" style="text-align: right;"><em><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Theo TTO</span></span></strong></em><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></p>
</div> </html>