<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Nhiều thử thách và niềm vui ở sâ</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-top:0in;
margin-right:0in;
margin-bottom:10.0pt;
margin-left:0in;
line-height:115%;
font-size:11.0pt;
font-family:Arial;
}
-->
</style>
</head>
<body>
<p class="MsoNormal" align="center" style="text-align: center"><b>
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%">Nhiều thử thách và niềm vui ở
sân chơi trí tuệ</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; text-indent: .5in">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%">Sáng ngày 11/5, 50 thí sinh
bảng A (bảng dành cho học sinh, sinh viên) đã bước vào phần thi đầu tiên vòng
chung kết hội thi “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tại vòng
chung kết, các thí sinh phải trải qua 3 phần thi với nhiều thử thách tại các địa
danh lịch sử, văn hóa nổi tiếng của Thành phố đòi hỏi không chỉ phát huy bản
lĩnh cá nhân mà còn phải thể hiện các kĩ năng như làm việc nhóm, giải mật thư.
Theo đó, các thí sinh chuẩn bị 5 cổ động viên hỗ trợ phần thi thứ nhất và di
chuyển bằng xe đạp đến các địa danh lịch sử tại phần thi thứ hai. Ban Tổ chức
chia nhóm thí sinh thành 4 đội mang tên Xuân tình nguyện, Tiếp sức Mùa thi, Hoa
phượng đỏ và Mùa hè xanh.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; text-indent: .5in">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%">Tại phần thi đầu tiên, đội Hoa
phượng đỏ trả lời xuất sắc các câu hỏi và giành quyền khởi hành đầu tiên đến
trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng. Trên chặng đường hành quân bằng xe đạp đến
địa điểm thi thứ hai, 12 thành viên trong đội luôn tạo ra không khí vui vẻ, hào
hứng. Bạn Nguyễn Việt Dũng - sinh viên trường Đại học Kinh tế-Luật, Đội trưởng
đội Hoa phượng đỏ - cho biết: <i>“Ngay phần thi đầu tiên, không khí sôi nổi đã
lôi cuốn thành viên cả đội thi đấu hết mình. Phần thi thứ hai càng thú vị hơn
khi được thi đấu trong không gian “mở”, vận động ngoài trời làm tăng tính đoàn
kết và tinh thần làm việc của cả nhóm”.</i></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; text-indent: .5in">
<img border="0" src="phan%20thi%20dau%20tien.jpg" width="404" height="336"></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; text-indent: .5in"><i>
<font size="2">Sôi nổi với các phần thi</font></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; text-indent: .5in">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%"> Theo sau đội Hoa phượng đỏ là
các thành viên đội Tiếp sức Mùa thi với địa điểm thi thứ hai trong mật thư là
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Bạn Phạm Duy Sang, sinh viên trường Đại học
Bách Khoa nói: <i>“Các thành viên trong đội đến từ nhiều trường khác nhau nên có
sự khó khăn nhất định trong thời gian đầu. Nhưng các bạn luôn biết đặt tinh thần
đồng đội lên trên hết để thi đấu”.</i> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; text-indent: .5in">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%">Bước vào phần thi thứ hai, các
bạn phải trải qua nhiều thử thách. Điều thú vị là tại phần thi này, các bạn sẽ
thể hiện khả năng thuyết phục và kĩ năng ngoại ngữ. Theo đó, nhóm thi phải thực
hiện yêu cầu thuyết phục du khách nước ngoài đến tham quan tại Bảo tàng Chứng
tích chiến tranh trả lời từ khóa như “Địa đạo Củ Chi”, “ngày 2 tháng 7 năm 1976”
(ngày đổi tên Sài Gòn thành TP. Hồ Chí Minh) bằng cách… phát âm tiếng Việt theo
sự hướng dẫn trước đó của nhóm. Nhiều nhóm thi đã gặp không ít khó khăn do sự
ngại ngùng và “không hiểu” của du khách nên các bạn vừa phải nhanh chóng tìm ra
từ khóa, vừa “thuyết khách” khéo léo, tạo ra những cuộc trò chuyện hào hứng với
du khách nước ngoài. Các thử thách ở phần thi này còn tiếp tục diễn ra ở công
viên 30/4, sử dụng dây quấn vào viết để ghi chữ trên giấy, ghép các ảnh rời
thành ảnh gốc…</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; text-indent: .5in">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%"> Cuối cùng, trải qua nhiều thử
thách, 7 thí sinh xuất sắc nhất tiếp tục bước vào phần thi thứ ba “Kim chỉ nam”
tại Nhà Văn hóa Thanh niên. Trong đó, đội Hoa phượng đỏ hoàn thành phần thi đầu
tiên nên được ba vé dự thi cho ba thành viên; các đội lần lượt hoàn thành cuộc
thi là Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Tiếp sức Mùa thi. </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; text-indent: .5in">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%">Tại Nhà Văn hóa thanh niên,
phần thi thứ ba quay về với phương thức trả lời câu hỏi truyền thống gồm 30 câu
hỏi dành cho lần lượt 7 thí sinh và mỗi thí sinh chỉ có một quyền tạm dừng cuộc
chơi và bị loại trực tiếp nếu không trả lời chính xác câu hỏi. Với kiến thức
thuộc các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh tế - xã hội, lần
lượt 7 thí sinh ngồi vào chiếc ghế “nóng” trả lời từng câu hỏi với sự cổ vũ
cuồng nhiệt của khán giả đến từ các trường Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế -
Luật, Đại học Luật. Cuối cùng, bạn Phạm Duy Sang, sinh viên trường Đại học Bách
Khoa đã là người giành giải nhất cuộc thi. Duy Sang chia sẻ: <i>“Qua cuộc thi
mình không chỉ có thêm kiến thức bổ ích mà còn quen thêm những người bạn tốt từ
trường khác”. </i></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; text-indent: .5in">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%">Trong khi đó, tại bảng B (bảng
dành cho bạn đọc Tuổi trẻ Online) 10 thí sinh tiến hành thi đấu loại trực tiếp
với 50 câu hỏi trắc nghiệm và một câu tự luận. Kết quả dẫn đầu thuộc về các thí
sinh Trương Công Sơn, Trần Ngọc Lệ, Trần Thị Xuân Tiên. Để có kết quả cuối cùng,
Ban Tổ chức sẽ tiến hành chấm điểm phần thi tự luận và công bố kết quả vào ngày
18/5.</span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align: right"><b>
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%">Lý Thành – Vũ Mùi</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify">
<span style="font-size: 10pt; line-height: 115%"> </span></p>
</body>
</html>