<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning />
<w:ValidateAgainstSchemas />
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables />
<w:SnapToGridInCell />
<w:WrapTextWithPunct />
<w:UseAsianBreakRules />
<w:DontGrowAutofit />
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span><b style="mso-bidi-font-weight:
normal">Cô Nguyễn Thị Như Trang: Những bài giảng từ trái tim</b></span></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Tôi theo ngành giáo viên không phải là một sự chọn lựa ngẫu nhiên, mà là sự theo đuổi ước mơ từ lúc mình còn thơ bé đã tập tành làm một cô giáo, tưởng đến trước mặt mình là bao đứa trò nhỏ đang hướng về. Tôi muốn sống trọn vẹn với 2 chữ “nhà giáo”, cô Nguyễn Thị Như Trang đã tâm sự như thế.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span><b style="mso-bidi-font-weight:
normal">Làm mới phương pháp dạy văn</b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:3.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:3.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;tab-stops:right dotted 459.0pt"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="VI">Sinh năm 1984, lớn lên trong một gia đình có truyền thống giáo viên, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Như Trang, giáo viên bộ môn Ngữ Văn, Bí thư Chi Đoàn Giáo viên trường THPT Lê Thánh Tôn </span>đã luôn tâm niệm <span lang="VI">“dạy học” không chỉ là đứng trên bục giảng</span> và<span lang="VI"> cứ mải miết truyền đạt những kiến thức của bài học, mà “dạy học” với cô Như Trang là phải truyền cả niềm tin chứ không phải là một khối lượng kiến thức </span>trong sách vở.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin: 3pt 0in; text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img height="336" width="448" alt="" src="C%C3%B4%20Nh%C6%B0%20Trang%20-%20gi%C3%A1o%20vi%C3%AAn%20tr%E1%BA%BB%20t%E1%BA%ADn%20t%C3%A2m%20v%E1%BB%9Bi%20ngh%E1%BB%81.JPG" /></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:3.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:3.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;tab-stops:right dotted 459.0pt"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Những bài văn mà cô giảng là những sản phẩm của tâm hồn mà ở đó các em học sinh luôn háo hức chờ đợi. Phương pháp giảng dạy của cô là h<span lang="VI">ướng dẫn rồi để các em chủ động sáng tạo các hình thức truyền đạt với mỗi bài học, một tiết học có thể sôi động thảo luận hay một tiết học cần </span>“<span lang="VI">lắng</span>”<span lang="VI"> mình lại để </span>cùng <span lang="VI">chia sẻ</span>,<span lang="VI"> suy nghĩ. Nếu bài học có thể lồng ghép nhạc cô sẽ cho các em nghe nhạc để các em cảm thụ được đa dạng hơn. </span>Còn với những <span lang="VI">tình tiết câu chuyện</span> “kịch tính”, cô sẽ để các em <span lang="VI">sân khấu hóa, hoặc tìm các đoạn phim tài liệu, cho các em chơi trò chơi ô chữ </span>để cùng “thi đua” cùng tiến.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: black;">Bên cạnh đó, cô và học sinh còn sử dụng powerpoint trong các giờ học văn. </span><span lang="VI" style="color: black;">Theo cô, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học không hề mới. Đến đại học các em sẽ phải làm việc thường xuyên với</span><span style="color: black;"> máy tính</span><span lang="VI" style="color: black;">. Việc này có cái mới ở chỗ dạy môn văn ít người nghĩ đến sử dụng powerpoint. Cô chia sẻ thêm, để dạy môn văn thì powerpoint gần giống như một “con dao hai lưỡi”. Có thể học sinh sẽ hứng thú nhưng cũng có thể học sinh sẽ lười học bài. “Lúc đầu tôi chỉ sợ cách dạy ảnh hưởng đến kết quả thi cử của các em, vì thế tôi phải vừa truyền thống, vừa hiện đại trong tiết dạy,… nhờ thế mà mọi thứ đều ổn. Cứ sau khi các em thuyết trình, tôi tóm tắt ngắn gọn bài hôm đó cho các em”.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="VI">Cô chia sẻ cách học này, trước hết giúp học sinh </span>“<span lang="VI">biến</span>”<span lang="VI"> internet thành công cụ học tập, chứ không phải chỉ dành cho việc chơi game. Thứ hai là các em biết lọc thông tin để minh họa cho bài thuyết trình. Thứ ba là các em tự tin trong việc trình bày những gì mình muốn nói. Cuối cùng là các em hứng thú với cách học này.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Phụ trách bộ môn Văn, một môn được xem như gieo hạt giống tâm hồn vào mỗi con người, vì vậy, với cô ngoài việc truyền đạt kiến thức, tiết học đầu tiên của lớp cô luôn gọi đó là “Giờ học chia sẻ”. Cô cùng ngồi lại trò chuyện, trao đổi để các em hiểu được cô đang mong muốn gì ở các em, và các em cần làm như thế nào. Người giáo viên ấy chia sẻ rằng: “Các em muôn học tốt thì phải có niềm tin và động lực. Dạy học là sự chia sẻ. Đầu tiên là chia sẻ kiến thức, và rộng hơn là chia sẻ về quan niệm sống, những vui buồn cuộc sống. Những chia sẻ ấy sẽ giúp cho sự gắn kết giữa người giáo viên học sinh, giữa các bạn trong lớp và cả các em với mọi người xung quanh. Sự chia sẻ ấy có thể khiến một em học trò khó khăn trong cuộc sống, đang gặp áp lực có thể vượt lên chính mình. Sự chia sẻ ấy cũng giúp cho chính cô thêm thấy mình đang hạnh phúc với công việc này và mọi người sẽ thấy thêm nhiều điều ý nghĩa lắm”. Với cô dạy làm người là quan trọng nhất.</span></span></p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;"><b style="mso-bidi-font-weight:normal">Dạy học là giúp cho học sinh nên người</b></p>
</span></span>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="VI">“Học văn học để làm Người</span>,<span lang="VI"> đó là điều cần trước để các em làm tốt những điều khác. Cô Trang không chỉ đánh giá các em qua điểm số trên lớp, mà còn đánh giá cả qua các</span>h<span lang="VI"> học, cách các em tự cải thiện mình ra sao, qua cách các em rèn luyện mình như thế nào. Sáng kiến đổi mới phương pháp dạy luôn là sự trăn trở và thôi thúc cô giáo trẻ trường Lê Thánh Tôn ấy. </span></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="VI">Cô quan niệm “dạy học đồng thời là giáo dục</span> cho học sinh nên người<span lang="VI">”, không chỉ giáo dục trong giờ mình đứng trên bục giảng mà trong bất cứ đâu bất cứ khi nào, mà theo cô chia sẻ đó là “gặp đâu giáo dục đó” từ cái nhỏ nhặt nhất. Ví dụ, việc đối xử giữa bạn bè trong lớp cũng trở thành một chủ đề để nói, hay một sự việc xảy ra trên báo chí cùng để các em bàn luận, để các em nói lên suy nghĩ của mình và mình sẽ chốt lại cho các em, hay một bài văn hay chia sẻ với các em, cho các em nghe, để các em suy ngẫm lại về những suy nghĩ của người bạn viết bài văn cùng đang đồng trang lứa với mình... Theo </span>c<span lang="VI">ô thì cách giáo dục không chỉ tác động từ một hướng mà phải có nhiều cách và nhiều hướng. Dù bất kì giáo dục theo hướng nào cuối cùng quan trọng vẫn là giáo dục nhân cách. Đó là điều mà </span>c<span lang="VI">ô tâm niệm và luôn muốn thực hiện!</span></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="VI">Cô đổ dồn tâm sức mình vào trường học, cô chia sẻ có một thời gian khoảng năm 2009, cô vừa là Trợ lý Thanh niên, Bí thư chi đoàn Giáo viên, là Giáo viên chủ nhiệm, vừa dạy đảm nhiệm Ngữ Văn cho bốn lớp, lúc đó rất nhiều việc xoay vào một ngày ở trường từ sáng đến tối, tận g</span>ần 10 giờ tối<span lang="VI"> mới về nhà.</span> Cô nhớ một lần khi chủ nhiệm một lớp có nhiều em học sinh ngang bướng, không chịu nổi với cái tính “nhất quỷ, nhì ma”, cô rất buồn và không muốn đến lớp, thế là cả lớp òa khóc. Rồi một lần <span lang="VI">cô đi công tác Đoàn một tuần không ở trường,</span> học sinh<span lang="VI"> nháo nhào tìm cô khắp nơi. Một sự bất ngờ trước đó chỉ còn</span><span lang="VI"> </span><span lang="VI">2 tuần trước khi thi cả lớp thay đổi hẳn, ngoan, biết lắng nghe và tận lực học tất cả các môn. Năm đó học sinh giỏi và tiên tiến tăng vượt bậc, 100% lên lớp, </span>phụ huynh rất mừng. Cô chia sẻ “Mỗi thầy cô giáo luôn đến với học trò bằng sự tâm huyết và cả trái tim, dù mỗi người có những ưu khuyết điểm khác nhau, nhưng mong các em hiểu được giá trị của “tôn sư trọng đạo”. </span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:3.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:3.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;tab-stops:right dotted 459.0pt"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ba năm liên tiếp cô Nguyễn Thị Như Trang đạt danh hiệu “Gương giảng viên – giáo viên trẻ Thành phố Hồ Chí Minh” của Thành Đoàn. Bên cạnh đó, với vai trò là Bí Thư Chi Đoàn Giáo viên, cô đã thúc đẩy phong trào Đoàn của Chi Đoàn Giáo viên trong trường cùng với ban chấp hành đã đưa ra những hoạt động thiết thực, hữu ích, làm tăng tinh thần đoàn kết, động viên, khích lệ và phát huy nhiệt tình tuổi trẻ trong các đoàn viên giáo viên trong trường. <span lang="VI">Với nụ cười ấy, nét mặt rạng ngời cùng giọng nói đỉnh đạc, rõ ràng, dứt khoát, và nhất là một </span>tấm lòng <span lang="VI">ấm áp</span>, yêu thương, hai <span lang="VI">năm liền đạt danh hiệu thi đua Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, sáng kiến đổi mới phương pháp giảng dạy, </span>t<span lang="VI">ham gia nghiên cứu khoa học với đề tài</span><span lang="VI"> </span><span lang="VI">“Đường luật khẩu ngữ thi trong thơ Tản Đà” do khoa Văn học và ngôn ngữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh tổ chức được đánh giá loại khá, hoàn thành luận văn cao thạc sĩ “Phong cách nghệ thuật thơ Tản Đà” được hội đồng bảo vệ luận văn đánh giá cao và đề nghị phát triển luận văn ở bậc cao hơn</span>.<span lang="VI"> Với đề tài “Bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ Văn” được đánh giá loại giỏi là một số thành tích mà cô giáo Ngữ </span>v<span lang="VI">ăn Như Trang đạt được gần đây.</span> “Một nghề nghiệp chỉ trở thành hoài bão khi người ta thực sự có tâm huyết với nghề, xuất phát từ tình yêu, niềm mong mỏi thiết tha cống hiến và chắp nhận hi sinh”, với cô Như Trang, hình như hạnh phúc đã mỉm cười khi cô đang dần có được những thành công trên con đường thực hiện hoài bão của mình.</span></span></p>
<p align="right" class="MsoNormal" style="text-align:right"> <b style="mso-bidi-font-weight:
normal">Trần Kế - Lê Diện</b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="VI"> </span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="VI"> </span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="VI"> </span></span></span></p>
</div> </html>