<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Góp phần giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh - sinh viên </span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">trong </span></span></strong></span><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">giai đoạn hiện nay<br />
</span></span></strong></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>Vai trò của đạo đức Hồ Chí Minh trong xã hội hiện nay<br />
</strong><br />
Đã có nhiều ý kiến cho rằng đạo đức xã hội hiện nay có nhiều thách thức, thậm chí có dấu hiệu xuống cấp. Trong nội bộ Đảng, những hiện tượng suy thoái biến chất về đạo đức cũng diễn ra với mức độ đáng lo ngại. Chính vì vậy, việc Bộ Chính trị khoá X đã đề ra Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (năm 2007) rất cần thiết và kịp thời để góp phần nâng cao nền tảng đạo đức xã hội. Qua hơn 4 năm thực hiện Cuộc vận động, “những chuyển biến trong nhận thức về tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện khá rõ rệt. Nhìn chung, đa số cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của đạo đức trong đời sống xã hội; trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức của mỗi người... Đây là kết quả có ý nghĩa, tạo cơ sở nền tảng cho việc học tập và làm theo, cả trước mắt và lâu dài”(1).<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trên thực tế, “trong 4 năm qua, từ tác động tích cực của Cuộc vận động, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân được đẩy mạnh. Cải cách thủ tục hành chính có tiến bộ. Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có một số chuyển biến. Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện nghiêm túc hơn…Những thành tựu đạt được của đất nước, của mỗi ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong 4 năm qua, có sự đóng góp quan trọng của Cuộc vận động…. Tuy không thể thống kê, lượnghoá đầy đủ kết quả của Cuộc vận động, song xét trên tổng thể, những chuyển biến tiến bộ từ mỗi người, mỗi cơ quan, đơn vị đến sự phát triển chung của các ngành, các lĩnh vực và cả nước đã nói lên giá trị to lớn và hiệu quả thiết thực của Cuộc vận động trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta”(2).<br />
<br />
Nói cách khác, tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh đang có tác dụng ngăn chặn đà suy thoái đạo đức trong toàn xã hội, bắt đầu từ trong nội bộ Đảng. Để Cuộc vận động thực sự có tác dụng tích cực trong toàn xã hội, nhất là với học sinh, sinh viên (HS-SV) thì cả hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà trường, cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa.<br />
<br />
<strong>Sự cần thiết giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho HS-SV</strong><br />
<br />
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực sự đã lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, có tác động rất tích cực đến HS-SV. Điều này thể hiện qua việc HS-SV được nghiên cứu tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh một cách bài bản, căn cơ hơn. Qua các môn học, các hoạt động ngoại khoá, các buổi nói chuyện thời sự, HS-SV có điều kiện tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng đạo đức của Người nói riêng. Việc chào cờ, kể chuyện dưới cờ hàng tuần, các chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác Hồ lồng ghép trong chương trình giáo dục công dân… đã có tác dụng nhất định trong việc nâng cao nhận thức về đạo đức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="448" height="300" alt="" src="28_1%20Benhnhiungthu06.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><em>Đem sức trẻ tình nguyện đến với những mảnh đời bất hạnh là một trong những nét đẹp của đoàn viên, thanh niên, sinh viên hiện nay</em></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tuy nhiên, trên thực tế, với sự tác động không nhỏ của các biểu hiện đạo đức xã hội, nhận thức và thực hành về đạo đức cũng như lý tưởng sống của thanh niên – trong đó có HS-SV – vẫn còn nhiều lỗ hổng. Bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp với mức độ ngày càng trầm trọng. Quan hệ thầy trò có dấu hiệu xuống cấp, tinh thần “tôn sư trọng đạo” không được thể hiện rõ nét. Tình trạng mua điểm, gian lận trong thi cử… đó đây xuất hiện làm hình ảnh nhà trường – người thầy và bản thân HS-SV bị những vết ố đáng tiếc. Lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên không chỉ gây ra mối lo về sự xuống cấp của đạo đức xã hội mà còn là mối nguy về sứckhoẻ và sự phát triển của giống nòi… Công luận, xã hội lên án nhưng biện pháp ngăn chặn thực sự hữu hiệu vẫn còn thiếu.<br />
<br />
Không chỉ vậy, với mặt trái của cơ chế thị trường, nhận thức về chính trị, văn hoá, đạo đức, lối sống… của một bộ phận không nhỏ HS-SV bị tác động tiêu cực bởi những gì họ tiếp nhận được thiếu một “bộ lọc” cần thiết. Do đó, nếu không có sự định hướng tích cực, kịp thời, đúng mực, thì những biểu hiện đó sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức, lý tưởng, tình cảm của HS-SV đối với đất nước, cộng đồng, xã hội, gia đình.<br />
<br />
Trong bối cảnh hiện nay, với sự tác động phong phú, đa chiều của các luồng thông tin, văn hoá, lối sống…, thanh niên dễ có nhận thức lệch lạc về nhiều vấn đề của đất nước, của xã hội. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò rất tích cực đối với việc nâng cao lý tưởng và nhận thức của HS-SV hiện nay. Đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho các bạn trẻ nâng cao thế giới quan, nhân sinh quan mà còn có lý tưởng, nhận thức, lối sống phù hợp. Chẳng hạn, đạo đức Hồ Chí Minh về lòng yêu thương con người giúp cho các bạn trẻ giàu lòng nhân ái hơn, quan tâm hơn đến người khác, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Hay đạo đức Bác Hồ về tiết kiệm rất phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay; bản thân những lời dạy của Bác cũng rất gần gũi, có thể áp dụng trong đời sống thực tiễn. Không chỉ vậy, với học sinh, những người đang hoàn thiện nhân cách, thì đạo đức Bác Hồ là chuẩn mực để các em học tập và noi theo. Do đó, việc tiếp tục giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn, cụ thể hơn, thuyết phục hơn trong nhà trường càng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
<strong>Một số giải pháp cụ thể</strong><br />
<br />
Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt là cho thanh thiếu niên. Cần đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông, kết hợp với các tác phẩm văn học – nghệ thuật. Việc tuyên truyền phải thuyết phục, thực tế và có khả năng lay động lòng người. Vì vậy, tuyên truyền phải nêu cả mặt tích cực và mặt hạn chế, cả điển hình tiêu biểu lẫn các mô hình thất bại, sai lầm, dĩ nhiên phải có định hướng, lý giải đầy đủ, thuyết phục. Việc tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, thiết thực và có những đợt cao điểm hợp lý.<br />
<br />
Thứ hai, đưa nội dung giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nhà trường. Có thể đưa thành một môn học hoặc một phần quan trọng của một (một số) môn học. Tăng cường giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh trong các hoạt động ngoại khoá. Kết hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh với giáo dục truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam cho HS-SV. Đồng thời, chú ý xây dựng các diễn đàn để trao đổi, tranh luận, giải đáp thắc mắc các vấn đề về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Thứ ba, kết hợp giáo dục lý luận chính trị với giáo dục lý tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho HS-SV. Cần tiếp tục củng cố niềm tin của HS-SV vào tư tưởng Hồ Chí Minh, vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ và hiện thực ngày càng tốt đẹp của công cuộc đổi mới đất nước. Tăng cường giáo dục cho HS-SV tình cảm yêu nước, ý thức và trách nhiệm cộng đồng. Cần kết hợp giữa giáo dục những phẩm chất truyền thống như yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần, kiệm... với các giá trị đạo đức mới như chủ động, sáng tạo, tự lập, tự chủ, vượt khó. Chú ý củng cố, xây dựng các câu lạc bộ, đội, nhóm…, qua đó góp phần giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, định hướng lý tưởng, lối sống.<br />
<br />
Thứ tư, đẩy mạnh việc nêu gương. Trước hết thực hiện trong các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước; của cán bộ cấp trên với cấp dưới, của cán bộ công chức với nhân dân. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Đồng thời, tăng cường tính nêu gương của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.<br />
<br />
*<br />
Tóm lại, giáo dục đạo đức nói chung và đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng cho HS-SV là một việc làm rất quan trọng, cần thiết, không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà cả về sau. Đó là một trong những nội dung của việc “học lễ” cũng là một nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp “trồng người”.<br />
<br />
Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề văn hoá, đạo đức của xã hội. Ngày 27-7-2010, Ban Bí thư khoá X ban hành Chỉ thị số 46-CT/TW về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại gây huỷ hoại đạo đức xã hội. Chỉ thị nêu: “Ngành giáo dục và Ðoàn Thanh niên cần đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, ứng xử vănhoá và kỹ năng sống cho thanh thiếu niên, kiên quyết bài trừ các sản phẩm văn hoá độc hại xâm nhập vào nhà trường và thế hệ trẻ”. Ngày 4-5-2011, Bộ Chính trị khoá XI ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh<br />
<br />
Để tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, một trong những việc làm thiết thực là tổ chức giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho HS-SV một cách có hiệu quả, có chất lượng. Có như vậy, mới tạo ra một thế hệ có nhận thức chính trị đúng đắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm và tâm huyết với sự phát triển của đất nước, của dân tộc theo con đường CNXH.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>NGUYỄN MINH HẢI</strong></span></span></div>
<div style="text-align: left;"><br />
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> -----------------------------------------</span></span></div>
<div style="text-align: left;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">(1) Tô Huy Rứa, Phát huy kết quả bước đầu, khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong những năm tới, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 11-3-2011.<br />
(2) Nông Đức Mạnh, Triển khai Cuộc vận động là một quyết định đúng đắn, cần thiết; là sự tương hợp hài hoà giữa ý Đảng và lòng dân, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 12-12-2010.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong><br />
Theo Sổ tay Xây dựng Đảng, số 10/2011</strong><br />
<br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>