<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hiểu đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường Người đã chọn</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Từ việc tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc, trải qua nhiều năm đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, Đại hội VII của Đảng thông qua Cương lĩnh về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam đã xác định, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<br />
Vấn đề này bàn luận đã nhiều nhưng cho đến nay vẫn còn không ít người đã ca ngợi chưa thật đúng, đặc biệt có người còn có ý kiến trái chiều. Nhận định cho đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận xét phân tích những ý kiến trái chiều để cùng nhau suy nghĩ, trong lúc chúng ta đang nghiên cứu các văn kiện của Đại hội Đảng XI, thiết nghĩ là rất cần thiết.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="448" height="315" src="Bac%20Ho.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
1. Có người cho rằng, Bác Hồ đã vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào việc giải quyết đúng đắn các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, những bài Bác viết, đọc rất dễ hiểu, như vậy thì nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, chỉ nên lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ, không cần phải nêu thêm chủ nghĩa Mác – Lênin. Ý kiến này rõ ràng là không đúng. Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận hoàn chỉnh sâu rộng có ý nghĩa cách mạng và khoa học, Bác Hồ đã nghiên cứu vận dụng, Đảng ta cũng phải tiếp tục nghiên cứu vận dụng, vì công cuộc cách mạng luôn đặt ra những vấn đề mới. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh muốn hiểu sâu sắc cũng phải tìm hiểu từ gốc lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin… Chính Bác Hồ chúng ta đã nêu rõ: “Ngọn đuốc lý luận Mác – Lênin và kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”(1).</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<br />
Có người ca ngợi Bác Hồ, cho rằng Bác là người cộng sản nhưng luôn vì lợi ích dân tộc, không theo lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác, nên đã tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân, đã giành được thắng lợi to lớn cho cách mạng. Đúng là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, thành công của cuộc kháng chiến 30 năm chống Pháp, chống Mỹ cũng đều do Bác Hồ cùng với Đảng đã chủ trương phát huy lòng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Bác Hồ cũng nhiều lần đã nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công. Nhưng từ đó mà nghĩ rằng Bác Hồ chỉ đứng trên lập trường dân tộc, không theo lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác là không đúng. Vấn đề cứu nước, giải phóng dân tộc, giành độc lập khi được gắn với vấn đề quyền làm chủ sẽ nhận rõ được tính giai cấp. Giành độc lập để vua làm chủ, để giai cấp tư sản làm chủ hay để nhân dân lao động làm chủ, rõ ràng là có bản chất giai cấp khác nhau. Bác Hồ cùng với Đảng luôn giương cao ngọn cờ yêu nước, đại đoàn kết toàn dân, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc nhưng giành độc lập là để dân làm chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân luôn dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân và nông dân, nên mặt trận vừa rộng rãi vừa vững chắc. Phất cao cờ giải phóng dân tộc, nhưng luôn nắm vững cán cờ là giành độc lập để đi lên CNXH, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
2. Công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm nay đã giành được những thành tựu rất to lớn. Tuy nhiên, nhìn vào việc xây dựng Đảng, việc quản lý của Nhà nước, nhìn vào các mặt của đời sống xã hội, sự nhận xét đánh giá tình hình còn có khác nhau. Ai nhìn đúng, thấy được mặt tích cực là cơ bản, đánh giá những việc đã làm được có ý nghĩa to lớn thì phấn khởi tin tưởng vào con đường cách mạng Bác Hồ đã chọn, vào đường lối tiến lên CNXH của Đảng. Ai chỉ nhìn vào mặt yếu kém, mặt tiêu cực hoặc bị tác động bởi những thông tin xuyên tạc mặt tốt, khoét sâu mặt xấu, vào lúc trong thực tế còn có những vấn đề mới nảy sinh mà Đảng và Nhà nước tỏ ra lúng túng trong việc xử lý, thì hoang mang. Có người cho rằng, đi vào xây dựng CNXH ở nước ta, thấy tù mù như lao vào bụi rậm, cho rằng chủ trương xây dựng CNXH ở nước ta là duy ý chí, CNXH đẹp nhưng không thực. Nếu gọi là CNXH thì chỉ là loại CNXH không tưởng không phải là CNXH khoa học.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Để biết được ý kiến đó đúng hay sai, phải tìm hiểu CNXH không tưởng là như thế nào, CNXH khoa học của Mác – Ăngghen khác với CNXH không tưởng ra sao.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
CNXH không tưởng đã có nguồn gốc tiền sử xã hội trong quá khứ. Ở phương Đông là sự mong muốn có một thế giới đại đồng, người thân ái với người. Ở phương Tây là lòng ước mơ về một xã hội không có lao động cưỡng bức, không có cảnh nghèo khổ. Thế nhưng không biết làm bằng cách nào. Cũng có những ý kiến nêu ra cách làm nhưng không có giá trị thực thi.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
CNXH không tưởng với tư cách là một học thuyết, ra đời vào thời đại cách mạng tư sản, là sự phê phán mặt yếu của cách mạng dân chủ tư sản mang tính tích cực xây dựng. Về mặt này, hồi đầu thế kỷ XIX, ở Pháp có Saint Simon, Fourier, Owen là những nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng vĩ đại. Mác và Ăngghen đã tiếp thu những ý kiến nhận xét phê phán rất sâu sắc đối với CNTB của ba vị này, nhưng biết cách làm của họ đã không đem lại kết quả, nên coi đó chỉ là CNXH không tưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
CNXH không tưởng theo tiếng Pháp là socialisme utopique, chính là tên xứ Utopi do Thomas Moore, người Anh, hư cấu ra. Thomas Moore (1478 – 1535) mong muốn có một xã hội được quản lý dân chủ, bình đẳng trong lao động, không có đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và chân tay. Con người làm việc 6 giờ một ngày. Thời gian còn lại dành cho hoạt động khoa học nghệ thuật. Nhân cách được phát triển toàn diện, kết hợp giáo dục lý luận với lao động. Khi Thomas Moore trình bày về chuyến du lịch đến xứ Utopi, nghĩa đen là “nơi không có thật”, do ông hư cấu ra, được viết trong cuốn sách vàng nói về chế độ nhà nước tốt đẹp nhất, ông đã bị xử tử theo lệnh của nhà vua.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
3. CNXH khoa học của Mác – Ăngghen khác hẳn với CNXH không tưởng. Lý luận về CNXH khoa học được Mác – Ăngghen nhiều năm nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về sự ra đời của giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử tiến hoá của xã hội loài người, nghiên cứu về CNTB với sự bóc lột giai cấp công nhân về giá trị thặng dư, nghiên cứu về nền sản xuất công nghiệp hiện đại TBCN trong đó máy móc là công cụ sản xuất tập thể được giai cấp vô sản công nghiệp, một lực lượng lao động tập thể sử dụng và nền công nghiệp hiện đại càng phát triển thì giai cấp vô sản công nghiệp ngày càng đông, nghiên cứu về cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản... Từ đó đi đến kết luận rằng, theo quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử, chính giai cấp vô sản công nghiệp hiện đại là giai cấp có sứ mệnh lịch sử đào mồ chôn CNTB, xây dựng thành công xã hội XHCN. Thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp vô sản phải có đội tiên phong của mình là đảng cộng sản được trang bị lý luận cách mạng, để lãnh đạo công nhân, lao động, đấu tranh giành chính quyền về tay mình. Chính quyền cách mạng phải được xây dựng đủ mạnh để làm công cụ cho việc xoá bỏ chế độ xã hội cũ TBCN đầy thảm hoạ, xây dựng chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa tốt đẹp.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Con đường cách mạng vô sản được Bác Hồ tìm ra vào lúc ở Việt Nam đã có giai cấp công nhân công nghiệp. Công nhân đã tham gia những cuộc đấu tranh yêu nước nhưng chưa có ý thức về sự đối lập về quyền lợi giữa giai cấp công nhân với toàn bộ chế độ TBCN, trước mắt là chế độ thuộc địa của tư bản thực dân Pháp và tay sai. Tìm ra con đường cách mạng vô sản với việc xây dựng được Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đưa giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị, thực hiện sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng của mình, đồng thời mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước đã diễn ra rất sâu sắc vào những năm 20 của thế kỷ XX, điều đó có ý nghĩa rất lớn.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Con đường cách mạng vô sản theo CNXH khoa học đã được Bác Hồ vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu bị thực dân Pháp và tay sai là triều đình phong kiến nhà Nguyễn thống trị. Đó là con đường giành độc lập để dân làm chủ, nhằm chăm lo cuộc sống tự do hạnh phúc cho nhân dân. Theo con đường đó, cách mạng Việt Nam đã giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Rõ ràng, rất không đúng khi cho rằng đi theo con đường XHCN ở nước ta thấy tù mù như đi vào bụi rậm, cho rằng ở Việt Nam mà chủ trương tiến lên CNXH là duy ý chí, là không tưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Hiểu đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường cách mạng mà Người đã chọn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong cuộc đấu tranh để bảo vệ và xây dựng đất nước.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">TRẦN TRỌNG TÂN</span></strong></span></div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
(Theo Sổ tay xây dựng Đảng, 10/2011)</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
-----------------------------------------------<br />
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, NXB Chính trị quốc gia, năm 2000, tr.314.<br />
<br />
<br />
</span></span></div> </html>