<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><strong><span style="color: rgb(0, 0, 255); "> Tầm quan trọng của trách nhiệm và sự nêu gương của người đứng đầu</span></strong></span></span></div>
<div style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, diễn ra từ ngày 26 đến 31-12-2011, đã thẳng thắn thảo luận với tinh thần trách nhiệm rất cao về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” với 3 nội dung trọng yếu: Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Ba nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt và cũng là vấn đề cấp bách nhất.</em></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><em><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Sau đây là cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Xây dựng Đảng Trường Cán bộ TPHCM, xung quanh việc triển khai đưa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” vào cuộc sống.</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify; "> </div>
<div style="text-align: center; "><img width="182" height="230" alt="" src="19-02-2012NVHung.jpg" /></div>
<div style="text-align: center; "><em style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">TS. Nguyễn Việt Hùng</span></span></em></div>
<div style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><strong><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">* Phóng viên: Nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI), đồng chí tâm đắc nhất vấn đề gì?</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><strong><br type="_moz" />
</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><strong>*</strong> Nghị quyết Trung ương 4 đã nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật và chỉ ra được 3 vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; xem đó thực sự là khâu then chốt, trọng yếu, liên quan đến sự sống còn của Đảng, của dân tộc ta. Nghị quyết không chỉ thể hiện quyết tâm chính trị của Ban Chấp hành Trung ương, cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng ta, mà lần này Trung ương đã phân tích, đề ra một cách đồng bộ, toàn diện mục tiêu, quan điểm, phương châm, nhất là các nhóm giải pháp mang tính đồng bộ, có nhiều điểm mới để tổ chức thực hiện Nghị quyết nhằm mang lại tính khả thi trong thực tiễn. Những điểm mới này không phải Nghị quyết nào trước đây của Trung ương bàn về xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng cũng đạt được tầm vóc như vậy.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 lần này đã nêu trúng, chỉ đúng vào điều cán bộ, đảng viên và nhân dân trông chờ nhất, thể hiện trách nhiệm của Đảng đối với giai cấp nhân dân và dân tộc. Điều đó chứng tỏ Đảng ta thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ đảng viên, của quần chúng nhân dân. Điều tôi tâm đắc là Đảng chọn đúng thời điểm hết sức phù hợp để đưa ra quan điểm của mình, tạo hiệu ứng tích cực, sự đồng tình, ủng hộ của toàn Đảng, toàn dân. Chính vì vậy, tôi tin tưởng chắc chắn Nghị quyết sẽ đi vào cuộc sống, góp phần làm cho Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức, là văn minh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><strong><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">* Hiện nay, có tình trạng khá phổ biến là trong các cấp ủy, cán bộ, đảng viên hay nể nang, xuê xoa, ngại đụng chạm, dễ người dễ ta, bằng mặt không bằng lòng. Theo đồng chí, cần làm gì để khắc phục?</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">* Trước hết phải khẳng định, trong những năm đổi mới vừa qua, nhất là từ khi có Nghị quyết lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nghị quyết 6 lần 2 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII; đặc biệt với tinh thần các Đại hội lần thứ IX, X, XI của Đảng ta thì trong Đảng có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức lãnh đạo, hình thức tổ chức, sinh hoạt. Phải khẳng định, các nguyên tắc của Đảng đã được toàn Đảng thực hiện một cách nghiêm túc, hình thành nền nếp gắn với nhiệm vụ chính trị. Bản thân Đảng ta cũng đã có nhiều văn bản chi tiết quy định về vấn đề này. Kết quả đã tác động đến các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, mở rộng đối ngoại, nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng…</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Tuy vậy, trong thực tế, chất lượng sinh hoạt Đảng, nhất là ở cơ sở đang xuất hiện ba vấn đề. Một là, bệnh hình thức. Phải chăng sinh hoạt Đảng ở đâu cũng giống nhau, không có gì khác biệt? Chính sự đơn điệu phản ánh chủ nghĩa hình thức trong sinh hoạt của Đảng ta. Quy trình, nội dung, phương thức tiến hành sinh hoạt tương đối giống nhau, mang tính hành chính hóa. Thậm chí có nhiều nơi lấy luôn kế hoạch của chính quyền, của tổ chức chính trị - xã hội, đổi đầu mục, tiêu đề làm Nghị quyết của mình. Nhiều đảng viên không coi trọng sinh hoạt Đảng, nhiều người đến để điểm danh, để biểu quyết, điều đó thể hiện chủ nghĩa bàng quan đang tồn tại trong Đảng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "> </div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Một thực tế nữa đang tồn tại là tính chiến đấu kém, đúng không dám khen, xấu không dám chê, tất cả vo tròn, dễ người dễ mình. Chính vì vậy sinh khí trong sinh hoạt Đảng mờ nhạt, cho nên nhiều trường hợp trong Đảng không nói, nhưng ra ngoài thì “buôn dưa lê”. Thậm chí trong Đảng biểu quyết theo đa số, ra ngoài thì phát tán ý kiến cá nhân một cách vô nguyên tắc. Điều đó giải thích vì sao tuyệt đại đa số những vụ việc sai phạm không phải trong tổ chức đảng phát hiện mà do quần chúng, công luận tố cáo, các cơ quan chức năng vào cuộc thì mới tìm ra sự thật.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Việc thực hiện tập trung dân chủ, nhất là dân chủ thực sự trong Đảng hiện nay cũng cần phải xem xét lại. Vẫn còn tình trạng đảng viên sợ cấp ủy, và chừng nào đảng viên còn sợ cấp ủy, sợ người đứng đầu thì không bao giờ có dân chủ trong Đảng. Dân chủ là phải có đối thoại, dân chủ là phải tranh luận, có tư biện, có phản biện nhiều chiều. Dân chủ là phải có chất vấn của đảng viên, tập thể đảng viên đối với cấp ủy, người đứng đầu. Nếu không có chất vấn trong sinh hoạt Đảng thì dân chủ vẫn là hình thức và lấy “bình phong của tổ chức” để hợp thức hóa cho “quyền lực của người đứng đầu hoặc một nhóm người đứng đầu trong Đảng”. Theo tôi, cấp ủy, lãnh đạo các cấp cần phải xem lại ở đơn vị đã thực sự thực hiện dân chủ trong Đảng đúng hay chưa. Nếu chưa, phải tạo đột phá trong vấn đề này. Nếu không bắt đầu dân chủ thực sự trong Đảng thì không thể có sự thống nhất ý chí và hành động.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><strong>* Trách nhiệm và tính nêu gương của người đứng đầu trong công tác tự phê bình và phê bình?</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">* Theo quan điểm của Lê-nin, là một Đảng cách mạng muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình thì họ phải đào luyện ra một đội ngũ của những nhà cách mạng chuyên nghiệp, những lãnh tụ chính trị của giai cấp. Nói đến Đảng ta thì phải nói đến người đứng đầu, đó là bí thư cấp ủy (đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng nói chung). Đây cũng là quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ là gốc của mọi việc, cán bộ tốt thì công việc thành công, cán bộ kém thì công việc thất bại. Chúng ta hay nói cán bộ nào thì phong trào đó. Cho nên phải làm sao có người đứng đầu xứng đáng, vừa hồng vừa chuyên, tiêu biểu cho trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, nhân cách của giai cấp, nhân dân và dân tộc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Trong tình hình hiện nay, người đứng đầu phải thấu suốt quan điểm của Đảng. Phải ý thức rằng “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể”, mỗi người đứng đầu phải ra sức rèn luyện về bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, là tấm gương thật sự liêm chính, công tâm. Đặc biệt có đủ trình độ, năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trọng trách cao, quyền hạn lớn thì trách nhiệm càng lớn và càng phải nâng mình, sửa mình. Có như thế thì tiếng nói, hành vi, uy tín của người lãnh đạo mới được mọi người tâm phục, khẩu phục.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Muốn vậy, phải thực hiện các giải pháp Đảng ta đề ra, trong đó có giải pháp tự phê bình và phê bình của người lãnh đạo. Người lãnh đạo phải đặt niềm tin của mình vào quần chúng để lắng nghe góp ý, để sửa mình. Ai tốt thì biểu dương, ai chưa tốt thì sửa chữa. Cần thiết nên xây dựng văn hóa biết từ chức, biết thôi chức trong Đảng ta. Khi thấy mình không đủ khả năng, không đủ tín nhiệm thì nên từ chức, thôi chức, vì lợi ích của Đảng, vì lợi ích của đất nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Nghị quyết đã có đủ, chỉ cần thực hiện. Hiện nay, theo tôi, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang theo dõi xem sau khi Nghị quyết đã triển khai thì từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương rồi đến các đồng chí trong thường vụ cấp ủy, cấp ủy ở các địa phương cho đến cơ sở sẽ tiến hành tự phê bình và phê bình như thế nào. Có làm đúng tinh thần quyết liệt hay không và có đáp ứng kỳ vọng của nhân dân về 3 khâu đột phá mang tính cấp bách, sống còn của công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng hay không.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><strong><br type="_moz" />
</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><strong>* Tầm quan trọng của việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị?</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">* Như đã nói, người đứng đầu có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Chính họ góp phần trực tiếp vào những thành quả cách mạng. Chính vì thế, việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã bao hàm giá trị và giải quyết mối quan hệ giữa người đứng đầu cấp ủy với tập thể cấp ủy và giữa người đứng đầu cấp ủy với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức. Tuy nhiên, điểm đáng nói là thời gian qua, việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách ở một số nơi đã không thực hiện nghiêm. Vai trò cá nhân của người đứng đầu bị hiểu một cách lệch lạc và có nơi tuyệt đối hóa vai trò của người đứng đầu đó, trái với nguyên tắc tập trung dân chủ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Nguyên nhân hiểu chưa đúng hoặc làm chưa đúng các nguyên tắc đã có của Đảng dẫn đến quan niệm mặc nhiên biến đồng chí Bí thư cấp ủy thành người quan trọng nhất, người số một, người đứng đầu theo nghĩa là thủ trưởng để chỉ đạo trực tiếp là nguyên nhân phụ. Đáng bàn nhất ở đây là sự tha hóa về quyền lực chứ không phải là sai lầm của cá nhân phụ trách. Quyền lực càng tuyệt đối thì sự tha hóa càng tuyệt đối! Từ đó người ta sử dụng quyền lực của tổ chức biến thành của cá nhân và tự cho mình quyền ban phát quyền lực đó cho người khác, nhất là liên quan đến công tác tổ chức cán bộ. Người này được tập thể tín nhiệm, giao trọng trách và họ biến sự tín nhiệm đó thành quyền lực cá nhân để ban phát cho người khác.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Vì vậy, ngoài nguyên tắc tập trung dân chủ nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách thì phải xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy. Nhiều nơi đã thực hiện nhưng phải nghiên cứu lại xem có phù hợp hay không. Có quy chế, lại phải có sự giám sát. Giám sát của ai? Đó là của cấp ủy cấp trên, của cấp ủy cùng cấp, của Ủy ban Kiểm tra và đặc biệt là sự giám sát của tập thể đảng viên, quần chúng trong việc thực hiện quy chế. Ngoài ra, còn quy chế làm việc giữa cấp ủy với chính quyền, quy chế làm việc giữa cấp ủy với MTTQ và các đoàn thể… Các quy chế này phải được công khai và quy định rõ vai trò của người đứng đầu, từng thành viên của cấp ủy một cách minh bạch, rõ ràng. Khi đã có quy chế, quy định thì vấn đề còn lại là phải quyết tâm thực hiện.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Để chống sự tha hóa về quyền lực thì không chỉ đòi hỏi lời kêu gọi về đạo đức và dừng lại ở tự phê bình và phê bình. Điểm mấu chốt là phải kiểm soát được quyền lực để không ai được phép biến quyền lực của tổ chức thành quyền lực của cá nhân. Cần phải thực hiện đồng bộ năm khâu chủ chốt sau đây: Xây dựng một đội ngũ cán bộ hồng chuyên; Xây dựng một đội ngũ đảng viên trung kiên thật sự là chủ thể của Đảng (quyền lực đích thực của Đảng); Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò, hoạt động của Ủy ban Kiểm tra các cấp do Đại hội đại biểu đảng viên trực tiếp bầu ra; Huy động sức mạnh của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng; Đề cao vai trò của thông tin - truyền thông tham gia vào công tác xây dựng Đảng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Chúng ta tin tưởng rằng với bản chất giai cấp công nhân của một Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện; được sự tin yêu ủng hộ của nhân dân, nhất định Đảng ta sẽ thực hiện thành công Nghị quyết lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, làm cho Đảng ta xứng đáng là đội tiền phong của giai cấp, nhân dân và dân tộc trong thời đại mới.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><strong><br type="_moz" />
</strong></span></span></div>
<div style="text-align: right; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><strong>THIÊN LINH </strong><em><strong>(thực hiện)</strong></em></span></span></div>
<div style="text-align: right; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>(Nguồn: Website Thành ủy TP.HCM)</em></span></span></div>
<div style="text-align: right; "> </div> </html>