<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Góp phần nâng cao hiệu quả việc học tập Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng</span></span></strong><br />
</span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> Hồ Chí Minh trong thanh niên</span></span></strong></span><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> <br />
Bài học kinh nghiệm đầu tiên mà Đảng ta rút ra từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X được trình bày trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, là “… trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới; kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”(1). “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)” của Đảng cũng chỉ rõ: Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ là khát vọng của nhân dân, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là sự phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử(2). Như vậy, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân Việt Nam. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="450" height="299" alt="" src="thnhi04.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thực hiện có hiệu quả nghĩa vụ và quyền lợi này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ở đây, bài viết chỉ xin đề cập đến một số vấn đề thuộc tri thức tổng quan và tình cảm của người học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề cập đến vấn đề này vì, trong hoạt động nhận thức, tri thức và tình cảm có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Tri thức là nền tảng để hình thành và phát triển tình cảm; còn tình cảm trở thành động lực để con người tiếp tục tìm hiểu, làm tri thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.<br />
<br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Về tri thức</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống các quan điểm, các học thuyết do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập, V.I.Lênin bảo vệ và phát triển. Chủ nghĩa Mác-Lênin đề cập đến nhiều lĩnh vực như toán học, lý học, hóa học, sinh học, luật học, mỹ học, đạo đức học, logic học, quân sự, v.v. song, nhìn tổng thể, chủ nghĩa Mác-Lênin được cấu thành từ 3 bộ phận lý luận cơ bản là triết học, kinh tế chính trị và chú nghĩa xã hội khoa học. <br />
<br />
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. <br />
<br />
Như vậy, mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là mối quan hệ hữu cơ, trong đó muốn hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết phải hiểu, phải nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, hiểu lịch sử Việt Nam và những bối cảnh cụ thể với những nhiệm vụ cụ thể của xã hội Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết. <br />
<br />
Tìm hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin là một việc khó, là một quá trình phải có tính thường xuyên và lâu dài; trong đó, theo chúng tôi, cần nhận thấy:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thứ nhất, vì nội dung nội dung của chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện ở cấp độ lý luận. Đây là cấp độ mà lý luận – cấp độ các quan điểm đã liên kết với nhau thành một hệ thống chặt chẽ. Mỗi chặt chẽ mà mỗi quan điểm cụ thể luôn là cơ sở, là tiền đề cho những quan điểm khác và luôn được các quan điểm khác bổ sung, hoàn thiện. Vì vậy, để làm chủ được cấp độ này, ngoài việc phải có một lượng kiến thức nhất định, một năng lực nhất định, người học còn cần phải dành một lượng thời gian cần thiết để từng bước làm chủ từng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và phải đặt chúng trong mối liên hệ với nhau để có thể nhận thức đầy đủ về chúng. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Khó vì Thứ hai, chủ nghĩa Mác ra đời trong những điều kiện cụ thể của thế kỷ thứ XIX, được V.I.Lênin bảo vệ và phát triển thành chủ nghĩa Mác-Lênin vào đầu thế kỷ thứ XX. Khoảng 100 năm đã trôi qua, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp. Hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; toàn cầu hóa và cách mạng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức, v.v.; nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ, v.v. vẫn diễn ra gay gắt. Vì vậy, nếu không nhận thức đúng bối cảnh hiện tại, “Không chú ý đến những điều kiện đã thay đổi từ đó đến nay, cứ giữ mãi cách giải quyết cũ của chủ nghĩa Mác, là trung thành với từng câu chữ của học thuyết chứ không trung thành với tinh thần của học thuyết; là lặp lại thuộc lòng những kết luận trước kia, chứ không biết vận dụng phương pháp nghiên cứu mác-xít để phân tích tình hình chính trị mới”(3). </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Khó, vì Thứ ba, chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống mở. Nó đòi hỏi là hệ thống mở, nó đòi hỏi chúng ta không coi lý luận của chủ nghĩa này như một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm mà phải hiểu lý luận đó mới đặt nền móng cho hệ tư tưởng khoa học và nhân văn mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt(4). Nó đòi hỏi chúng ta hiểu thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đóng vai trò kim chỉ nam, định hướng cho hành động; còn giải quyết mỗi vấn đề cụ thể, thực hiện mỗi bước đi cụ thể thuộc về năng lực nhận thức, năng lực vận dụng của mỗi thế hệ, mỗi tổ chức, mỗi con người. Năng lực ấy có thể làm sụp đổ cả một hệ thống chính trị(5); cũng có thể làm một thanh niên đi tìm đường cứu nước trở thành một chiến sỹ mở đường, một lãnh tụ dẫn đường cho cả một dân tộc(6). </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Khó, còn là vì thanh niên, Thứ tư, đối tượng học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta đề cập đến ở đây là thanh niên - đối tượng được coi là “nguồn nhân lực vàng” của xã hội nhưng trải nghiệm chưa thật nhiều, kiến thức thu nhận được chưa hoàn toàn được kiểm nghiệm; trong khi giữa lý luận và thực tiễn; giữa đường lối, chủ trương và hiện thực bao giờ cũng có một khoảng cách, đặc biệt là những đường lối, chủ trương mang tính chiến lược. Vì vậy, cần nắm vững quy luật vận động, phát triển của các lĩnh vực để nhận thức được tương lai và phải xây dựng được niềm tin trên luận cứ khoa học từ những quy luật vận động, phát triển ấy.<br />
</span><strong><span style="font-size: small;"><br />
Về tình cảm</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý làm người của dân tộc Việt. Khi đất nước từ thuộc địa đã trở thành một quốc gia độc lập và ra khỏi tình trạng vừa nghèo, vừa kém phát triển; khi dân tộc từ thân phận nô lệ đã trở thành người chủ vận mệnh của mình thì người Việt Nam không thể quên ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam; đã sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng của chủ nghĩa này để chấm dứt cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối kéo dài nhiều thập kỷ của các phong trào yêu nước. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu vĩ đại trong cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa mà những mốc quan trọng nhất của nó là: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thắng lợi của của các cuộc chiến tranh vệ quốc mà những đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1945 lập lại hòa bình ở miền Bắc; đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; làm tròn nghĩa vụ quốc tế thắng lợi của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được minh chứng trên đất nước Việt Nam, trong cuộc sống hiện thực của người Việt Nam mà thành quả của nó đang được mỗi công dân Việt Nam thừa hưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Sức mạnh ấy là sự kết tinh của tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn trong từng luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là sự kết tinh các yếu tố của khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và khoa học dự báo trong chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Với những tính chất cơ bản như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi những người đến với nó phải có tinh thần khoa học, trách nhiệm khoa học và tính hướng thiện; không coi nó là liều thuốc vạn năng đã được bốc sẵn để chữa trị mọi căn bệnh trong đời sống xã hội; cũng không coi nó là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm mà tiếp nhận, làm chủ, vận dụng, bổ sung, phát triển những chân lý bền vững đậm tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn của nó với tư cách là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động xây dựng một xã hội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>PGS.TS. Vũ Tình</strong><br />
<em>Trường ĐH KHXH & NV<br />
Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh</em><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"> </div>
<div style="text-align: left;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.180.<br />
(2) Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Sđd, tr.70.<br />
(3) V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1979, t.7, tr.291<br />
(4) Xem V.I.Lênin: Toàm tập, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva, 1974, t.4, tr.232. Nguyên văn: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt”.<br />
(5) Trường hợp của Liên-Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ XX.<br />
(6) Trường hợp của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở Việt Nam.</span></span></em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
</span></span></div> </html>