<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"> Tôn trọng trí thức, phát huy trí thức</span></span></span></strong></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng, trong thế giới ngày nay, trí thức là nguồn lực hàng đầu, một điều kiện hàng đầu, không thể thiếu cho phát triển. Trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay, không thể chỉ dựa vào nhiệt tình và ý chí, mà phải dựa vào kiến thức và học vấn. Trí thức là nguồn vốn úy của dân tộc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong ông Võ Văn Kiệt, một điểm nổi bật là ông thực sự tôn trọng trí thức, không chỉ trong suy nghĩ, trên lời nói mà trong thực tế đã mạnh dạn sử dụng, phát huy tài năng, trí tuệ của trí thức trong việc tư vấn cho lãnh đạo để đưa trí thức vào cuộc, gắn bó trực tiếp với lãnh đạo và cuộc sống.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thời gian giữ chức vụ lãnh đạo ở thành phố Hồ Chí Minh, ông đã chủ động thành lập một số nhóm tư vấn theo hướng đó. Trước tiên, đó là Câu lạc bộ Giám đốc được thành lập vào khoảng năm 1980 gồm nhiều giám đốc, bí thư Đảng ủy, thư ký công đoàn các xí nghiệp quốc doanh do ông Võ Thành Công, thường vụ Thành ủy làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ này đã góp nhiều kiến nghị từ thực tiễn của các cơ sở cho việc hình thành các chủ trương về đổi mới quản lý trong xí nghiệp quốc doanh của Thành phố thời đó. </span></span></div>
<table width="200" border="1" align="right" cellpadding="1" cellspacing="1">
<tbody>
<tr>
<td>
<div style="text-align: justify;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ông cho rằng tài nguyên lớn nhất của mọi quốc gia là tài nguyên con người. Nếu quy tụ được sức người thì mọi nguồn tài nguyên khác cũng có thể được quy tụ, con người mà không được quy tụ thì mọi tài nguyên khác cũng sẽ rơi rụng.</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><em> </em></div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: left;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Sau Đại hội lần thứ IV của Đảng (năm 1976), khi được cử giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã thấy có những vấn đề kinh tế cần có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm. Văn phòng kinh tế của Bí thư Thành ủy được thành lập gồm nhiều chuyên gia kinh tế được đào tạo trong chế độ xã hội chủ nghĩa, một số chuyên gia đã từng làm việc trong chính quyền Sài Gòn cũ, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh, người đã từng là Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ tướng và có thời gian là quyền Thủ tướng của chính quyền Sài Gòn cũ. Văn phòng này đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều kiến nghị có giá trị về chiến lược kinh tế, về công nghiệp, tài chính – tiền tệ của Thành phố trong những năm đầu mới giải phóng cũng như của cả nước trong những năm sau. Tuy vào thời điểm đó, có những tư tưởng kinh tế của Văn phòng này không được nhiều người chấp nhận, nhưng riêng Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt vẫn rất trân trọng, khuyến khích anh em tiếp tục nghiên cứu và phát triển.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vào năm 1986, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã hình thành “Nhóm Thứ Sáu” (có tên này vì nhóm thường sinh hoạt vào ngày thứ Sáu hàng tuần), trong đó có các chuyên gia kinh tế như Phan Chánh Dưỡng, Lâm Võ Hoàng, Trần Bá Tước, Phan Thành Chánh, Huỳnh Bửu Sơn,... những người có tâm huyết và trình độ. Khi biết về họ, ông rất ủng hộ và giao nghiên cứu nhiều chuyên đề. Nhóm này đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng về các chủ trương và các giải pháp cải cách giá – lương – tiền trong thời gian cuối những năm 80. Khi cả nước lâm vào tình trạng lạm phát phi mã, khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nghiêm trọng. Năm 1989, các ông Phan Chánh Dưỡng, Lâm Võ Hoàng và Huỳnh Bửu Sơn đã được mời ra Hà Nội để tham gia nhóm chuyên gia độc lập dưới sự chỉ đạo tực tiếp của ông Võ Văn Kiệt (cùng ông Cao Sỹ Kiêm lúc đó là Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước và ông Phan Văn Tiệm lúc đó là Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước) soạn thảo hai pháp lệnh về tổ chức ngân hàng hai cấp (Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước tức Ngân hàng Trung ương và Pháp lệnh về Ngân hàng, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính). Đây là một việc có ý nghĩa rất quan trọng thời đó để phù hợp với việc xóa bỏ hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, tự do hóa lưu thông tư liệu sản xuất,... tách bạch chức năng điều tiết chính sách tiền tệ của cấp ngân hàng trung ương với chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Từ khi ra Trung ương (năm 1982) đảm trách những nhiệm vụ quan trọng trong Chính phủ (từ Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Thủ tướng Chính phủ) có thể nói không có công trình, chính sách kinh tế lớn nào do ông chủ trương thực hiện (như Chương trình khai thác vùng Đồng Tháp Mười 1988 – 1997, vùng Tứ giác Long Xuyên, ngọt hóa bán đảo Cà Mau, Đường dây tải điện 500KV, Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài,...) mà không có sự đóng góp đầy đủ, trao đổi ý kiến trong những dịp vào Thành phố công tác hoặc cử Trợ lý vào cùng sinh hoạt để truyền đạt những yêu cầu của ông đồng thời báo cáo lại với ông những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của các chuyên gia trong các tổ chức đó.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Khi giữ cương vị Thủ tướng năm 1993, ông đã thành lập “Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính” gọi tắt là Tổ tư vấn cải chính). Tổ gồm nhiều chuyên gia trong và ngoài nước có tư duy đổi mới, tâm huyết với công cuộc đổi mới và có kiến thức trong nhiều lĩnh vực. Các chuyên gia tư vấn thường xuyên nghiên cứu, suy nghĩ, chủ động đóng góp ý kiến, và định kỳ hoặc bất thường dự các cuộc họp thảo luận về những chương trình, những đề án, những văn bản quan trọng của Thủ tướng và Chính phủ, hoặc được hỏi ý kiến bằng nhiều cách về từng vấn đề thuộc phạm vi hiểu biết, thông thạo chuyên nghiệp của từng nhóm người hoặc từng người.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đây là một loại hình tư vấn trực tiếp giúp cho Thủ tướng và các Phó Thủ tướng trong việc hoạch định chương trình tiến hành cải cách từng thời gian, kiến nghị các chủ trương, chính sách theo tinh thần đổi mới, tham gia soạn thảo hoặc phản biện các văn bản thể chế do các Bộ, ngành soạn thảo để các văn bản này quán triệt tốt hơn nữa tư duy đổi mới. Đến thời Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổ Tư vấn cải cách được nâng cấp thành Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cho đến năm 2006, Ban này được quyết định giải thể.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Có thể thấy rằng ông Võ Văn Kiệt là con người của thực tiễn, nhưng không phải là thực tiễn được nhận thức một cách đơn giản, thô sơ, mà là một thực tiễn được tiếp cận một cách bài bản, được khái quát, nâng lên thành lý luận. Ông biết dùng người, biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt... Băn khoăn lớn nhất của ông là làm thế nào để có thể thu hút được người tài, thực hiện khoan dung hòa hợp dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân vào công cuộc đổi mới.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ông thường tâm sự với những người thân cận: do không được học nhiều trong nhà trường, ông rất khát khao trí thức, do đó rất trân trọng ý kiến của các chuyên gia, chịu khó đọc sách. Tiếp xúc với trí thức, ông lại thấy ở họ những tấm gương cao đẹp xả thân vì dân, vì nước, và ông đã học được ở họ nhiều điều để bổ sung cho ông cương vị người lãnh đạo. Chính kinh nghiệm hoạt động cách mạng đã thúc đẩy ông tôn trọng ý kiến chuyên gia, tôn trọng trí thức và phát huy trí thức vào công việc chung của đất nước. Trí thức tin cậy, “mở lòng” với ông chính là ở thái độ lắng nghe ý kiến của trí thức, dù có những ý kiến “trái tai” thậm chí gay gắt, nhưng ông vẫn nghe một cách bình tĩnh, không “cắt ngang”, càng không quy chụp, không thành kiến với những ý kiến và con người đó. Thái độ chân tình, cởi mở của ông có sức thu hút, động viên rất lớn đối với các thành viên trong tổ tư vấn (cũng như những trí thức ngoài tổ này mà ông thường mời đến trao đổi ý kiến): họ cũng nói với ông những ý nghĩ chân thành, mạnh dạn “tranh luận”, sẵn sàng trao đi đổi lại với ông nhiều vấn đề quan trọng, và thực sự “tâm phục, khẩu phục” khi ông đưa ra những ý kiến quyết đoán.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Điều mà trí thức càng thêm cảm mến ông Võ Văn Kiệt chính là vì ông đã hết sức quan tâm đến cuộc sống riêng tư, đến thân phận mỗi con người. Khoảng năm 1978, trước những khó khăn nhiều mặt, có những trí thức rời nước ra đi, ông đã gặp gỡ anh em, khuyên họ nên ở lại. Ông nói: “Anh em cố gắng ở lại, trong vòng ba năm nữa, nếu tình hình vẫn không thay đổi, tôi sẽ đưa anh em ra phi trường”. Lúc đó, GS. Nguyễn Trọng Văn đáp lại: “Chúng tôi sẵn sàng ở lại, nhưng nếu ba năm nữa tình hình không thay đổi, thì người ra đi không phải là chúng tôi”. Sau đó, nghe câu nói ấy, tôi cũng đau lắm nhưng nghĩ lại thì thấy họ nói là đúng, vì để xảy ra tình hình của thành phố xấu đến mức ấy chính là trách nhiệm của chúng ta, những người trí thức ra đi không chỉ vì đời sống khó khăn, đúng là nếu sau ba năm, tình hình không có gì chuyển biến, thì người ra đi chắc phải là chúng ta. Và khi đó, ông đã cư xử đầy tình người với GS. Chu Phạm Ngọc Sơn khi biết GS. Sơn có một người con “vượt biên” không thành. Có những trí thức “vượt biên” không thành, bị bắt, ông Võ Văn Kiệt giao cho cán bộ giúp việc trực tiếp đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Trong thời gian giữ chức Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng rồi Thủ tướng Chính phủ, ông vẫn quan tâm giải quyết nhiều yêu cầu chính đáng trong cuộc sống của anh chị em trí thức ở Hà Nội, nhất là điều kiện làm việc và nơi ở, được anh chị em thực lòng cảm phục.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Có thể kể thêm rất nhiều câu chuyện về ông Võ Văn Kiệt với trí thức, song chừng ấy cũng đủ nói lên tầm vóc của một vị lãnh đạo. Ông thường tâm sự với chúng tôi: người lãnh đạo không phải cái gì cũng biết, mà đức tính quan trọng nhất của người lãnh đạo là phải “biết nghe”, chịu học tập từ cuộc sống, từ trí thức. Ông Võ Văn Kiệt là một tấm gương nổi bật về người lãnh đạo chân thành tôn trọng trí thức, phát huy trí thức và do đó, được trí thức thực sự quý trọng. Thực tế cho thấy: chỉ những người “biết nghe” mới “được nghe” những lời tâm huyết, tự đáy lòng của trí thức – những người luôn nặng lòng với đất nước, để thực hiện những điều tốt đẹp cho đất nước một cách thành công nhất.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><strong> </strong></div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">VŨ QUỐC TUẤN</span></span></strong></div>
<div style="text-align: right;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1985 – 1994; nguyên Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng 1993 – 2006.</span></span></em></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">(trích từ sách Võ Văn Kiệt – Người thắp lửa)</span></span></div>
<div style="text-align: right;"> </div>
</meta>
</div> </html>