<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
</meta>
</div>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /></div>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /></div>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /></div>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<div style="text-align: center;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);">Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013)</span></span></span></strong></div>
<div> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;"><br />
I. Hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc và Ngày Truyền thống thi đua yêu nước</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
1. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngày 19 tháng 12 năm 1946 toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; đứng trước hoàn cảnh vô cùng khó khăn của đất nước, chống giặc đói, giặc dốt và thù trong, giặc ngoài, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 3 năm 1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng cho kháng chiến và kiến quốc. Chỉ thị nêu rõ: “Nước nhà đang kháng chiến và kiến quốc, mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”. Để triển khai Chỉ thị này, nhân dịp toàn quốc Kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Nam bộ kháng chiến), ngày 11 tháng 6 năm 1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc: Động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết một lòng, phát huy truyền thống anh hùng, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đem hết sức mình, tham gia kháng chiến, kiến quốc, đưa đất nước vượt qua thời điểm đầy gian nguy, bảo vệ được chính quyền cách mạng non trẻ, xóa được nạn đói, nạn dốt. Từ những kết quả bước đầu đó, phong trào thi đua ái quốc được tiếp thêm sức mạnh, ngày càng phát triển, góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại trong công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
<strong>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">2. Mục đích, ý nghĩa của Ngày Truyền thống thi đua yêu nước (ngày 11 tháng 6 hàng năm)</span></span></div>
</strong>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh của các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua thường xuyên, sôi nổi, rộng khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ngày 04 tháng 3 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11 tháng 6 hàng năm là Ngày Truyền thống thi đua yêu nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Đây là dịp để đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, gắn với việc triển khai sâu rộng và có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác tổ chức, vận động và hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, tác dụng to lớn của thi đua yêu nước đối với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam; nhận thức sâu sắc và vai trò của thi đua yêu nước là động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; động viên các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Khơi dậy truyền thống yêu nước, truyền thống anh hùng, lòng tự hào dân tộc, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó của dân tộc; củng cố và phát triển phong trào thi đua yêu nước ngày càng sâu, rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, dân tộc, đất nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Phát huy, bồi dưỡng, nhân rộng và biểu dương các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, đẩy lùi tiêu cực.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">II. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong thời kỳ đổi mới đất nước</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
<strong>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước</span></span></div>
</strong>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về thi đua, thi đua xã hội chủ nghĩa vào hoàn cảnh nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng thi đua lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị và phương pháp cách mạng. Coi tổ chức thi đua là cách tốt nhất để khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam, biến thành sức mạnh động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong bảo vệ đất nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “Công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Thi đua phải được tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải thực hiện thường xuyên, lâu dài, rộng khắp. Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp phải tuyên truyền, giải thích, động viên cho mọi người tự nguyện, tự giác tham gia phong trào thi đua với kế hoạch, mục tiêu cụ thể, rõ ràng; đồng thời, phải có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, tổng kết phong trào thi đua. Khéo léo đề ra được tên phong trào với những khẩu hiệu hành động, tuyên truyền sắc bén, sát đúng với tình hình, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, phù hợp với yêu cầu thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Cán bộ, đảng viên phải tích cực vận động nhân dân, đi đầu làm gương cho mọi người. Tích cực phát hiện điển hình, phổ biến những kinh nghiệm, nêu gương; khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Phải kết hợp chặt chẽ thi đua với khen thưởng “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục. Cần nhanh chóng biểu dương những tấm gương “người tốt, việc tốt”. Đảng lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước: “Lãnh đạo phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, có trọng điểm và nắm tình hình”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
2. Quan điểm của Đảng ta về thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong thời kỳ đổi mới đất nước</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác thi đua, khen thưởng đứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới. Từ thực tế đó, ngày 03 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW “Về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới” khẳng định: “Chặng đường hơn nửa thế kỷ qua, những thành quả to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua gắn liền với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua ái quốc trên phạm vi cả nước"; chỉ thị yêu cầu tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc, coi “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 21 tháng 5 năm 2004 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị 39-CT/TW “Về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”. Chỉ thị yêu cầu “Các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua”. Các phong trào thi đua phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, địa phương; có mục tiêu, nội dung thi đua cụ thể, thiết thực. Đổi mới nội dung và hình thức thi đua khen thưởng, kết hợp chặt chẽ giữa thi đua với khen thưởng. Khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Tiếp đó, Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07 tháng 11 năm 2006 và Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các phong trào thi đua yêu nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">III. Phong trào thi đua yêu nước qua các giai đoạn cách mạng</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước. Ngoài chiến trường, các chiến sĩ thi đua giết giặc lập công; ở hậu phương, nhân dân thi đua tăng gia sản xuất giỏi, diệt giặc đói, diệt giặc dốt. Khẩu hiệu “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương” và “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua”…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam (1954 - 1975), sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết về "Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước" (ngày 26 tháng 01 năm 1961), hàng loạt cuộc phát động hưởng ứng thi đua của các ngành, các giới đã được tổ chức, điển hình là các phong trào: Thi đua trong nông nghiệp với lá cờ đầu là Hợp tác xã Đại Phong (xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình); phong trào thi đua của Nhà máy cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng; phong trào thi đua "Hai tốt" (dạy tốt, học tốt) theo tấm gương điển hình của Trường phổ thông cấp II Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam)…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi quân và dân miền Bắc đẩy mạnh phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, cả nước dấy lên phong trào thi đua: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Tay búa, tay súng”, phong trào "3 sẵn sàng", "5 xung phong" trong thanh niên, "3 đảm đang" trong phụ nữ… Ở miền Nam các phong trào thi đua: "Bám đất giữ làng"; "Một tấc không đi, một li không dời", phong trào “Giết giặc lập công” cũng đã phát triển rộng khắp.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, các phong trào thi đua hướng vào các nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tiêu biểu là các phong trào: “Tất cả vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”; “Tất cả vì công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, khẩu hiệu thi đua của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là “Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhiều phong trào được phát động và thực hiện có hiệu quả, như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, “Xóa đói, giảm nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Vì an ninh Tổ quốc”, “Thi đua quyết thắng”…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
<strong>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">IV. Kết quả chủ yếu của phong trào thi đua yêu nước</span></span></div>
</strong>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Sau khi có Luật Thi đua, Khen thưởng (năm 2003) và từ khi thực hiện Chỉ thị số 39 CT/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước đã có bước tiến bộ. Cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo chính quyền các cấp đã có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo; các bộ, ngành, địa phương tổ chức được nhiều phong trào thi đua; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã chủ động và có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền tổ chức nhiều phong trào thi đua thiết thực, được đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng.<br />
Nhiều phong trào thi đua thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, đơn vị tiêu biểu như: Phong trào thi đua Quyết thắng và đợt thi đua cao điểm với chủ đề “Âm vang Điện Biên Phủ trên không” trong quân đội; phong trào “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong công an; phong trào “Thi đua phấn đấu hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia” của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước; phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt” của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phong trào “Học tập Bác Hồ cách làm báo, viết báo” của Thông tấn xã Việt Nam; phong trào “Vì một nền nông nghiệp chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã đẩy mạnh các phong trào thi đua theo chuyên đề, gắn với việc biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến, đã góp phần học tập, giáo dục, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiêu biểu như: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phong trào “5 xung kích, 4 đồng hành” của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; phong trào “Cựu Chiến binh gương mẫu” của Hội Cựu Chiến binh Việt Nam…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, kế thừa và phát huy truyền thống thi đua yêu nước, luôn coi trọng và đặc biệt quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai, tổ chức phong trào thi đua yêu nước; động viên cán bộ, nhân dân thành phố nhiệt tình hưởng ứng, tham gia tạo được không khí thi đua sôi nổi, cụ thể: Phong trào "3 tiết kiệm" của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, "Thanh niên sống đẹp, sống có ích" của Hội Liên hiệp thanh niên, "bàn tay vàng" của Liên đoàn Lao động, "5 không, 3 sạch" của Hội Liên hiệp phụ nữ, "Ra quân quyết thắng, lập công dâng Bác", "Sáng tạo, kỷ cương, an toàn, quyết thắng", "Tăng cường kỷ cương, nâng cao chất lượng, công tác nghiệp vụ cơ bản; đề cao trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân" của các lực lượng vũ trang thành phố, "Đoàn kết - kỷ cương - đổi mới, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" của Cục Hải quan thành phố, Nông dân thành phố tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tiếp tục phát huy thành quả đạt được trong những năm qua, năm 2012 mặc dù đối mặt với khó khăn, thách thức gay gắt, phong trào thi đua yêu nước của thành phố đã nỗ lực đạt được những kết quả sau:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Về nhiệm vụ phát triển kinh tế đã phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu chủ yếu, trong đó đáng kể nhất là các chỉ tiêu: Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng 10,15% so cùng kỳ tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn thành phố 9,2% so với năm 2011, bằng 1,83 lần tốc độ tăng trưởng của cả nước; trong đó, dịch vụ tăng 10%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,3%, nông nghiệp tăng 5,1%, thực hiện nghiêm chủ trương cắt giảm đầu tư công, kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 5%, thấp hơn mức tăng của cả nước; khu vực kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể được củng cố và phát huy vai trò nòng cốt trong việc ổn định, phát triển sản xuất - kinh doanh, bình ổn thị trường.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Về giáo dục, năm học 2012 - 2013 đã đưa vào sử dụng 1.344 phòng học mới với tổng kinh phí 2,29 nghìn tỷ đồng và tăng cường thêm 968 phòng phục vụ học tập đạt chuẩn; công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện, thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững; phổ cập giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông được duy trì và nâng chất. Công tác xã hội hóa giáo dục luôn được quan tâm và có sự chuyển biến rõ nét.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Công tác bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt với nhiều giải pháp hiệu quả, đồng bộ giải quyết kịp thời khó khăn cho các đối tượng nghèo, người và gia đình có công, các đối tượng cần được bảo trợ góp phần ổn định cuộc sống của người dân; thực hiện việc giảm thuế cho người có phòng cho thuê, cơ sở giữ trẻ, đồng thời áp dụng giá điện theo định mức quy định, qua đó đã giúp cho người có phòng cho thuê thấy được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong năm đã có những kết quả đáng khích lệ các chỉ tiêu đánh giá năng lực của hệ thống các cơ sở y tế đều đạt kế hoạch đề ra; thành phố đã tổ chức đưa cán bộ y tế của các bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện tuyến dưới; thành lập phòng khám vệ tinh để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân như: Công trình nút giao thông Gò Dưa, đường Hoàng Sa - Trường Sa, tổ chức thông xe các cầu Rạch Chiếc, cầu Đinh Bộ Lĩnh, cầu Phú Long, cầu Mỹ Thủy, nhánh 1 cầu Đỏ, cầu vượt bằng thép tại ngã tư Thủ Đức, ngã tư Hàng Xanh, Lăng Cha Cả... Tiếp tục khởi công nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng khác như tuyến tàu điện ngầm (Metro) số 1, cầu Sài Gòn 2, 02 nút giao thông và dải phân cách trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn từ An Sương đến An Lạc), cầu vượt bằng thép tại ngã tư Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám, vòng xoay Cây Gõ, ngã tư 3 tháng 2 - Nguyễn Tri Phương …</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Việc tích cực học tập và nỗ lực làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố hoạt động tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện tốthọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thực hiện thường xuyên, trang trọng; năm 2012 và năm 2013 đã có 02 tập thể và 03 cá nhân được tuyên dương cấp Trung ương, 363 tập thể và 397 cá nhân được tuyên dương cấp thành phố và hàng vạn gương được khen thưởng cấp cơ sở.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhìn chung, phong trào thi đua được triển khai trên các lĩnh vực, hình thức thi đua phong phú và thiết thực hơn, thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường hội nhập quốc tế.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">V. Mục tiêu, nội dung và các giải pháp đổi mới công tác thi đua - khen thưởng trong thời gian tới</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">1. Mục tiêu</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Phong trào thi đua và công tác khen thưởng phải nhằm động viên được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, phải thực sự trở thành động lực to lớn, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Phong trào thi đua phải thiết thực, sâu rộng và bao quát toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, các tầng lớp nhân dân. Nội dung, phương thức tổ chức phong trào thi đua phải được gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thành phố, của từng địa phương, đơn vị.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Chuyển trọng tâm thi đua, khen thưởng về cơ sở và người lao động, người sản xuất trực tiếp, có thành tích sáng tạo trong công tác, lao động, sản xuất và bảo vệ Tổ quốc; khen thưởng cần đảm bảo tính nêu gương, giáo dục, được dư luận đồng tình, khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong thi đua, khen thưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng theo hướng công khai, minh bạch, công bằng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">2. Nội dung đổi mới</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng trước tình hình hiện nay:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng, tiếp tục quán triệt, làm chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng. “Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở”, “Cơ quan chính quyền nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phải chấp hành nghiêm túc lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng trong việc tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, báo cáo kịp thời đầy đủ và chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức Đảng kết quả tổ chức các phong trào thi đua, yêu nước”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Các cấp ủy, tổ chức đảng cần có kế hoạch cụ thể để tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc, đầy đủ Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Kết luận số 83-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”; các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị của từng ngành, địa phương, đơn vị để nội dung thi đua tập trung vào mục tiêu phấn đấu hoàn thành toàn diện, vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu trong chương trình, kế hoạch đề ra.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Gắn kết các phong trào thi đua yêu nước với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Mỗi phong trào thi đua phải xác định được mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm, tình hình của từng cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua cần tập trung về cơ sở và được tổ chức, phát động với những hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí thi đua cụ thể.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề để hướng phong trào thi đua vào việc giải quyết những khó khăn vướng mắc, những mặt còn tồn tại, yếu kém, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng ngành, địa phương, đơn vị.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo các phong trào thi đua hiện nay.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Chuyển việc đề nghị khen thưởng theo thủ tục hành chính các cấp hiện nay sang đề nghị khen thưởng thông qua phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng kịp thời, chính xác. Đề cao vai trò của đơn vị, cá nhân trong phát hiện, giới thiệu những điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chuyển hướng sang khen thưởng cho đối tượng là các tập thể, công nhân, nông dân, người trực tiếp sản xuất, công tác, người lao động sáng tạo. Quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, nông thôn…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Cải cách hành chính về hồ sơ, thủ tục khen thưởng, quy định rõ về quy trình, tiến trình khen thưởng, lấy ý kiến nhân dân về một số hình thức khen thưởng bậc cao trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác khen thưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
3. Giải pháp</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việc tích cực học tập và nỗ lực làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; qua đó nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, ý thức gương mẫu của cán bộ, đảng viên, xây dựng thói quen và ý thức chấp hành nghiêm túc pháp luật về thi đua, khen thưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Đổi mới hoạt động của các cơ quan báo chí, định hướng dư luận, tôn vinh, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, hạn chế đẩy lùi các mặt tiêu cực trong xã hội. Định kỳ tổ chức các hình thức tôn vinh, gặp mặt các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống tổ chức thi đua, khen thưởng các cấp; thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng, lấy ý kiến nhân dân tham gia vào việc bình xét phong tặng danh hiệu và các hình thức khen thưởng cấp nhà nước, làm cho hoạt động của toàn hệ thống tổ chức thi đua, khen thưởng các cấp được minh bạch hơn.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp; đổi mới nội dung hoạt động và chú trọng việc kiểm tra, giám sát các hoạt động về thi đua, khen thưởng, đảm bảo tính khách quan, chính xác trong việc xét khen thưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
VI. Một số khẩu hiệu tuyên truyền</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
1. Thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013).</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
2. Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
3. Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
4. Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
5. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
6. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra sức thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
7. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra sức thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
8. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tích cực học tập và nỗ lực làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY</strong><br />
<br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>