<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> <br />
<br />
<span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN<br />
20 năm các chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên TP. Hồ Chí Minh (1994 - 2013)<br />
___</strong></span><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2013), tuổi trẻ thành phố mang tên Bác sôi nổi ra quân thực hiện các chiến dịch tình nguyện hè năm 2013, kỷ niệm 20 năm các chiến dịch tình nguyện hè ra đời và phát triển (1994 - 2013). Nhìn lại 20 năm qua kể từ chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè năm 1994, tuổi trẻ thành phố tự hào về một giai đoạn mà sức trẻ, sự sáng tạo đã được phát huy cao độ, các tầng lớp thanh niên đều được quy tụ, đoàn kết để thực hiện mục tiêu cao cả: xây dựng TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong 20 năm qua, hoạt động tình nguyện đã là thành dòng chảy chủ đạo trong phong trào thi đua yêu nước của tuổi trẻ thành phố, đồng thời khắc họa rõ nét chân dung một lớp trẻ giàu nhiệt huyết sáng tạo và hoài bão cống hiến.</span></span></div>
<div style="text-align: left;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Bối cảnh ra đời của phong trào thanh niên tình nguyện</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thực tiễn đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thấy trong bất cứ hoàn cảnh nào, thanh niên luôn là lực lượng xung kích cách mạng, với sức sáng tạo và sự năng động vốn có. Nhìn lại công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố từ năm 1975 đến nay, có thể thấy những phong trào đã ghi dấu ấn to lớn trong tiến trình xây dựng và phát triển thành phố. Đó là phong trào bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy những ngày đầu giải phóng thành phố, sự ra đời của Lực lượng Thanh niên xung phong năm 1976 (lúc này trực thuộc Thành Đoàn) với phong trào lên rừng xuống biển, xây dựng quê hương mới. Trong những năm 1980, cùng với sự phát triển mạnh của Lực lượng Thanh niên xung phong ở vùng sâu, vùng xa, tại thành phố, các mô hình “Tổ máy thanh niên”, phong trào “Rèn tay nghề, thi thợ giỏi” ra đời và phát triển.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tháng 6/1992, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI đã đúc kết và nhân rộng phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, tiêu biểu cho ý chí và hoài bão của tuổi trẻ xung kích xây dựng và phát triển đất nước. Đây cũng là định hướng phát triển trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố trong những năm 1990, là giai đoạn ra đời nhiều mô hình mới như sự ra đời của Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên thành phố và sự phát triển của hoạt động công tác xã hội, sự ra đời của Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên (nay là Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên) với phong trào trợ vốn, trợ nghề cho thanh niên mưu sinh, lập nghiệp; sự hình thành các quỹ học bổng cho học sinh, sinh viên khó khăn…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ năm 1975 cho đến những năm 1990, thành phố cùng cả nước phải vượt qua rất nhiều khó khăn để ổn định tình hình kinh tế - xã hội và thực hiện mục tiêu phát triển. Một trong những vấn đề bức xúc của thời kỳ đó là tỷ lệ mù chữ trong nhân dân nói chung, đặc biệt là thanh thiếu niên vẫn còn cao. Tại Chỉ thị số 10-CT/UB ngày 26/3/1992, Ủy ban Nhân dân thành phố đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 1995, thành phố cơ bản hoàn thành xóa mù chữ và phổ cập cấp 1 theo tiêu chuẩn quốc gia. Trong bối cảnh khó khăn chung, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố tiếp tục thể hiện vai trò xung kích, sáng tạo của mình trong việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của thành phố, đồng thời tìm tòi phương thức mới để đổi mới và phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chính trong bối cảnh và yêu cầu đó, mô hình chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè ra đời năm 1994 từ sáng kiến của Đoàn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Sáng ngày 05/7/1994, 740 chiến sĩ là sinh viên thuộc 10 trường đại học,cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố đã ra quân thực hiện chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè năm 1994 tại 11 xã của huyện Bình Chánh, nơi có tỷ lệ mù chữ cao lúc bấy giờ. Trong gần ba tháng hè, các chiến sĩ đã tổ chức lớp và trực tiếp giảng dạy, xóa mù cho 483 người ở mức 1 và 504 người ở mức 2 (theo chuẩn xóa mù lúc đó). Trong những năm tiếp theo, chiến dịch phát triển nhanh, với sự tham dự của 2.110 chiến sĩ vào năm 1995 và 2.469 chiến sĩ vào năm 1996. Các con số tương ứng vào năm 2000 là hơn 13.000 chiến sĩ và năm 2005, năm đỉnh cao của phong trào, là 132.000 chiến sĩ. Từ địa bàn huyện Bình Chánh, chiến dịch được mở rộng ra các huyện ngoại Thành, đến cả huyện Đồng Phú (tỉnh Sông Bé cũ, nay là Bình Phước). </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè được Thành Đoàn chọn nhân rộng trong toàn thành, mở đầu cho hoạt động tình nguyện tập trung thành chiến dịch qui mô lớn của thanh niên thành phố trong thời kỳ đổi mới, trở thành phong trào có sức sống lâu dài, hấp dẫn với thanh niên, tạo sự đồng tình, ủng hộ lớn của xã hội, đặt nền móng cho phong trào tình nguyện của thanh niên thành phố thời kỳ mới, nhanh chóng lan rộng và phát triển thành nhiều chiến dịch tình nguyện trong 20 năm qua.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh (1997 - 2013):</strong> Không dừng lại ở công tác xóa mù chữ, các hoạt động tình nguyện từng bước được mở rộng, năm 1997, chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè được mở rộng quy mô, địa bàn và lực lượng, đổi tên thành chiến dịch Mùa hè xanh. Với nội dung phong phú hơn, hình thức đa dạng hơn, chiến dịch Mùa hè xanh tham gia thực hiện các mục tiêu mang tính toàn diện, từ xây dựng cầu đường nông thôn đến hoạt động bảo vệ môi trường, từ tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông thôn, vùng sâu, vùng xa đến mắc điện kế, xây dựng các điểm sáng văn hóa… Cùng với việc mở rộng nội dung với lực lượng đông hơn là việc mở rộng địa bàn đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, hai nước bạn Lào và Campuchia. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ (1999 - 2013):</strong> Chiến dịch Hoa phượng đỏ ra đời năm 1999, xuất phát từ nhu cầu của học sinh trung học phổ thông mong muốn có môi trường xã hội phù hợp để rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Năm 2000, chiến dịch Hoa phượng đỏ được nhập chung với chiến dịch Mùa hè xanh, đến năm 2007, chiến dịch Hoa phượng đỏ trở lại, thu hút gần 20.000 học sinh tham gia. Trong chiến dịch năm 2007, 4 đội hình chuyên được thành lập: tuyên truyền an toàn giao thông, tuyên truyền bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị, văn nghệ xung kích. Phương châm của chiến sĩ Hoa phượng đỏ là “Nhiệt tình sức trẻ - Hành quân an toàn - Hành động hiệu quả”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng (2002-2013):</span></span></strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng ra đời năm 2002, với mục đích phát huy năng lực và thế mạnh chuyên môn của đoàn viên, thanh niên công nhân phục vụ cộng đồng. Qua 12 lần tổ chức, chiến dịch ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, mỗi năm huy động khoảng 30.000 chiến sĩ tham gia thực hiện các nội dung: tuyên truyền cho thanh niên công nhân và người dân về Luật Lao động, Luật Công đoàn, quy trình tham gia xây dựng, ký kết và đăng ký thỏa ước lao động tập thể, quy trình thiết lập các cuộc đối thoại tích cực giữa người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan, thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp; tổ chức sửa chữa, duy tu nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà tình bạn; tổ chức chương trình “Đồng hành cùng thanh niên công nhân”, chương trình “Cùng bạn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”; chương trình “Trái tim hồng - xung kích tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng”, chương trình “Học kỳ hồng” cho thiếu nhi là con công nhân,...</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong><br />
Chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh (2006 - 2013):</strong> Chiến dịch Hành quân xanh ra đời năm 2006, mỗi năm huy động khoảng 10.000 chiến sĩ là thanh niên lực lượng vũ trang tham gia các hoạt động chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho thanh thiếu nhi và người dân có hoàn cảnh khó khăn; thực hiện các phần việc, công trình thanh niên nhằm xây dựng cảnh quan đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố gắn với nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị lực lượng vũ trang; tổ chức các hoạt động tham gia đảm bảo trật tự, an toàn giao thông với chủ đề “Nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”, xây dựng hình ảnh của người chiến sĩ Cảnh sát giao thông thành phố tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân tích cực xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông; phát huy tính xung kích của người chiến sĩ trẻ trong việc tham gia các hoạt động tình nguyện cùng địa phương nơi trú đóng,…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong><br />
Chương trình Tiếp sức mùa thi (1997 - 2013):</strong> Chương trình Tiếp sức mùa thi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1998, với tên gọi ban đầu là Hỗ trợ mùa thi, bao gồm các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn thí sinh và phụ huynh trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Chương trình hàng năm huy động khoảng 15.000 sinh viên tình nguyện, tập trung hỗ trợ thí sinh và phụ huynh về đường đi, chỗ trọ (giá rẻ, miễn phí), thủ tục dự thi; tặng vé xe buýt, bản đồ phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt Công an TP, ĐH Cảnh sát Nhân dân và Kênh VOV Giao thông để thành lập đội hình điều phối giao thông,...</span></span></div>
<div style="text-align: left;"><span style="font-family: Arial;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
Rèn luyện, cống hiến, trưởng thành</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong 20 năm qua, phong trào tình nguyện của thanh niên thành phố đã ghi dấu ấn sâu, đậm trong đồng bào thành phố và tuổi trẻ cả nước; thể hiện sức sống mạnh mẽ, tập hợp đông đảo thanh niên, mang lại hiệu quả lớn, đầy ý nghĩa. Đúc kết 20 năm các chiến dịch tình nguyện hè, chúng ta có thể khẳng định những thành quả:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Một là,</strong> phong trào thanh niên tình nguyện của Thành phố đã phát triển ngày càng rộng về tất cả các mặt: nội dung hoạt động phong phú, thu hút đông đảo và đa dạng nhiều đối tượng thanh niên tham gia tình nguyện, trải rộng trên nhiều địa bàn, không chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn mở rộng sang nhiều tỉnh, thành bạn trong nước và quốc tế.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nội dung hoạt động tình nguyện rất đa dạng: sinh hoạt thiếu nhi, chăm lo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông nông thôn, cầu nông thôn, xây nhà tình thương, tình nghĩa, tình bạn, các công trình công cộng; các hoạt động chuyển giao khoa học, kỹ thuật công nghệ, dạy ngoại ngữ, tin học; tuyên tuyền, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, tuyên truyền pháp luật, chăm sóc sức khỏe, tư vấn kinh tế…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Về đối tượng tham gia: Hơn 100.000 lượt đoàn viên tham gia các chiến dịch tình nguyện hè mỗi năm, bao gồm sinh viên - học sinh, thanh niên công nhân, cán bộ công nhân viên chức các cơ quan nhà nước, hành chính sự nghiệp, thanh niên tại địa bàn dân cư, và thanh niên các lực lượng vũ trang. Căn cứ năng lực, sở trường, điều kiện và khả năng của từng đối tượng thanh niên, tổ chức Đoàn, Hội đã vận động mỗi đối tượng tham gia một loại hình phù hợp: vận động sinh viên tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, chương trình Tiếp sức mùa thi; vận động thanh niên công nhân tham gia chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng; vận động thanh niên lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh; vận động học sinh trung học phổ thông tham gia chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Về địa bàn: các hoạt động tình nguyện của thanh niên Thành phố được tổ chức, triển khai trên tất các xã, phường, thị trấn của 24/24 Quận - Huyện, tại từng đơn vị, cơ quan, nhà máy, công ty, trường học…nhằm phát huy đến mức cao nhất sức trẻ, trí tuệ của thanh niên tổ chức các phong trào và hoạt động tình nguyện phục vụ cho sự phát triển của từng địa phương, đơn vị. Ngoài ra, trong các chiến dịch tình nguyện cao điểm, hoạt động tình nguyện của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh còn mở rộng quy mô, hỗ trợ cho nhiều tỉnh thành. Trong 20 năm qua, thanh niên Thành phố đã tham gia, tổ chức hoạt động tình nguyện tại 19 tỉnh: Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và mở rộng các hoạt động tình nguyện tại Lào, Campuchia.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Hai là,</strong> không chỉ phát triển ngày càng rộng về nội dung, quy mô, địa bàn, lực lượng, phong trào tình nguyện của thanh niên Thành phố ngày càng phát triển về chiều sâu, với hiệu quả ngày càng cao trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện không chỉ đóng góp bằng sức lực cơ bắp, không chỉ sử dụng các nguồn lực tài chính để tạo ra các sản phẩm tình nguyện đơn thuần, mà phong trào tình nguyện ngày càng phát huy và tận dụng mạnh mẽ kiến thức khoa học, trí tuệ, sự sáng tạo, nghiệp vụ chuyên môn của người tham gia hoạt động tình nguyện, góp phần tạo nên hiệu quả kinh tế - xã hội rất cao. Sự phát triển của các đội hình chuyên trong hoạt động tình nguyện đã đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào thanh niên tình nguyện TP. Hồ Chí Minh. Luật sư, công chức trẻ, sinh viên ngành Luật, hành chính thì tổ chức hoạt động tuyên truyền tư vấn pháp luật, cải cách hình chính, phiên tòa tập sự, phiên toàn giả định, kịch diễn đàn. Kỹ sư, giảng viên, cán bộ trẻ, sinh viên các ngành thiết kế, xây dựng, cầu đường tổ chức đội hình xây dựng, sửa chữa cầu, đường giao thông, nhà tình bạn, nhà tình thương, và các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, hướng dẫn, lắp đặt sử dụng điện, nước, điện thoại; các giảng viên, kỹ sư các cơ sở nghiên cứu, viện khoa học, sinh viên các trường ngành nông nghiệp thi tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi. Giảng viên, giáo viên, sinh viên Sư phạm tổ chức các lớp ôn tập hè, dạy năng khiếu, kỹ năng cho thanh thiếu nhi, các lớp dạy tin học ngoại ngữ cho thanh niên công nhân; hay những mô hình tình nguyện tạo sân chơi học thuật đồng thời hướng nghiệp cho học sinh THPT. Công nhân, đoàn viên, thanh niên tại các doanh nghiệp tổ chức các Đội hình bán hàng lưu động, chợ phiên, mang hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng chất lượng nhưng giá rẻ vào tận các vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc. Các công trình gắn với bảo vệ môi trường khá đa dạng, phát huy được sức trẻ thanh niên thành phố, chung tay vì thành phố xanh- sạch - đẹp, như ngày Chủ nhật xanh, ngày hội “Tuổi trẻ thành phố với môi trường”, hoạt động cải tạo, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh rạch, thu gom rác, trồng cây xanh,…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Ba là, </strong>phương thức chỉ đạo, tổ chức phong trào tình nguyện của tổ chức Đoàn - Hội của cấp thành cũng như của từng cơ sở ngày càng đổi mới và chuyên nghiệp để bắt kịp với sự chuyển biến, phát triển nhanh của phong trào. Gắn chặt nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phong trào “Xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; bằng các cuộc vận động (“Vì trẻ em”, “Người Việt dùng hàng Việt”, “Vì người nghèo”….), bằng các chiến dịch như đã nói trên, các chương trình, đề án lớn (Chương trình phối hợp giữa Thành phố với một số Sở ngành để thực hiện một số chương trình, công trình phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Chương trình hỗ trợ, xây dựng 10 khu phố văn hóa tại Quận 12, Chương trình hỗ trợ xã nghèo, Chương trình Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới…) và bằng các đợt hoạt động ngắn ngày phù hợp với từng đối tượng thanh niên, với từng nhu cầu địa bàn. Công tác chỉ đạo của Thành Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên Thành phố dần đổi mới theo hướng mang tính định hướng nội dung, ráp mối, phân công lực lượng, nguồn lực của đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện (các trường, các đơn vị công nhân lao động, các đội, nhóm tình nguyện cấp thành, thanh niên tình nguyện quốc tế….) phù hợp với nhu cầu của từng địa bàn, địa phương. Thành Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên Thành phố, các cơ sở Đoàn - Hội hằng năm đã huy động nguồn lực hỗ trợ rất lớn từ các doanh nghiệp, các đơn vị Sở, ngành, để tổ chức phong trào tình nguyện; vừa khẳng định một xu hướng đúng đắn vừa thể hiện uy tín của phong trào với xã hội ngày càng cao. <br />
Vai trò và năng lực tổ chức hoạt động tình nguyện của cơ sở Đoàn, Hội ngày càng nâng cao. Nhiều đơn vị trường, quận huyện hoặc tổng công ty, sở ngành có thể chủ động đảm đương tổ chức, phụ trách các chiến dịch lớn, có uy tín với xã hội và nhiều địa phương. Nhiều mô hình tiêu biểu như: Làm sạch đẹp, an toàn trụ điện và trụ chiếu sáng công cộng khu vực trung tâm thành phố của Đoàn khu vực công nhân lao động; Xóa 56 điểm đen về môi trường của Quận Đoàn 8; Đội hình vá xe lưu động của Quận Đoàn 9; Mô hình tham gia vận động chủ nhà trọ không tăng giá cho thuê nhà, giá điện cho thanh niên công nhân, sinh viên của Quận Đoàn Thủ Đức; Ra mắt khu nhà trọ thân thiện của Huyện Đoàn Hóc Môn; Đội hình sửa chữa máy tính phổ cập tin học của Đoàn khối Bưu chính viễn thông TP; Tổ chức đợt hoạt động Kỳ nghỉ hồng theo phối hợp giữa các đơn vị công nhân lao động; Xây dựng “Công viên thanh niên” tại Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần của Đoàn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Đoàn Sở Giao thông Vận tải, Đoàn Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn; Cải tạo, ngầm hóa mạng cáp điện thoại, viễn thông trên các tuyến đường của Đoàn khối Bưu chính viễn thông TP,…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Bốn là,</strong> phong trào tình nguyện ngày càng mang lại hiệu quả và ý nghĩa xã hội cao, có sức sống bền bỉ, thể hiện uy tín và vai trò của tổ chức Đoàn, Hội; vị trí, vai trò của đoàn viên - thanh niên đối với xã hội, đối với các cấp lãnh đạo và nhân dân, thật sự là môi trường rèn luyện, giáo dục đạo đức, bản lĩnh, chuyên môn, kiến thức, kỹ năng và cả tình cảm, cách ứng xử cho đoàn viên, thanh niên. Nhiều đoàn viên, thanh niên, cán bộ Đoàn - Hội Thành phố đã trưởng thành từ phong trào tình nguyện. Nhiều đồng chí gắn bó tình cảm chân thành với địa bàn, với người dân tại địa bàn mình tham gia hoạt động tình nguyện. Phong trào tình nguyện của thanh niên Thành phố với hiệu quả và ý nghĩa mạnh mẽ trong nhiều năm qua, cũng đã thể hiện vai trò của Đoàn, của đoàn viên trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận - với tư cách là đội dự bị tin cậy của Đảng - làm cho dân tin vào Đảng, vào Nhà nước, vào sức mạnh của tuổi trẻ và cũng là niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.</span></span></div>
<div style="text-align: left;"><span style="font-family: Arial;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả phong trào tình nguyện</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Với những thành quả và kinh nghiệm đạt được trong 20 năm tổ chức phong trào tình nguyện nói chung, các chiến dịch tình nguyện hè nói riêng, yêu cầu đặt ra cho tổ chức Đoàn, Hội và đoàn viên, hội viên, thanh niên thành phố là tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, đồng thời không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả của phong trào tình nguyện trong thời gian tới, cụ thể là:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Một là,</strong> tiếp tục khẳng định quan điểm phong trào thanh niên tình nguyện là phương thức tập hợp thanh niên hiệu quả, chú trọng nâng chất phong trào tình nguyện là coi trọng và nâng chất công tác tập hợp thanh niên.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Hai là,</strong> tiếp tục quan tâm nhiệm vụ phát triển phong trào tình nguyện ngày càng sâu rộng. Bên cạnh vai trò định hướng, chỉ đạo chung của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn - Hội tại từng cấp (Ban Thường vụ, Ban Thư ký), cần phát huy vai trò của Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên Thành phố, đơn vị có chức năng tổ chức các hoạt động tình nguyện, góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu của địa phương, đơn vị thụ hưởng - khả năng của đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện, rút ngắn khoảng cách và tạo ra sự giao thoa tương đối giữa nhu cầu và khả năng ấy. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Ba là,</strong> bên cạnh việc duy trì các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ gắn với giải pháp thực hiện phong trào xung kích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, tiếp tục tổ chức, phát triển các hoạt động tình nguyện cao điểm ngắn hạn, trung hạn: những chiến dịch tình nguyện, chương trình tình nguyện, hoạt động tình nguyện phù hợp cho từng đối tượng và từng địa bàn theo hướng phát huy kiến thức chuyên môn của thanh niên, lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm, có ý nghĩa đột phá trong tổng thể nhiều nhu cầu của địa phương, đơn vị để thực hiện, tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội cao. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thanh niên, sinh viên, học sinh trung cấp chuyên nghiệp: hoạt động tình nguyện thường xuyên là trọng tâm, phát huy chuyên môn của sinh viên học sinh vào hoạt động tình nguyện. Xác định tình nguyện là một trong những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình rèn luyện của sinh viên học sinh. Phấn đấu mỗi sinh viên - học sinh tham gia ít nhất 02 hoạt động tình nguyện trong mỗi năm học. Tăng cường gắn kết hoạt động tình nguyện của sinh viên học sinh TCCN với hoạt động tình nguyện của địa bàn dân cư. Cao điểm trong hoạt động tình nguyện của sinh viên- học sinh TCCN sẽ là chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Chiến dịch Xuân tình nguyện. Quan tâm và nâng chất các chương trình dài hạn và trung hạn (vận động sinh viên khá, giỏi về công tác tại các huyện ngoại thành, Chương trình sinh viên hỗ trợ xây dựng nông thôn mới của Thành phố…)</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Học sinh, giáo viên trung học phổ thông: hoạt động tình nguyện theo 2 phương thức thường xuyên và ngắn hạn. Tập trung gắn kết vai trò của chi đoàn giáo viên với việc cùng tham gia tình nguyện với học sinh. Nội dung hoạt động của khu vực này cần phong phú, hấp dẫn, gắn với hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tìm hiểu thiên nhiên, định hướng nghề nghiệp, giáo dục và bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh. Tiếp tục mở rộng mô hình đưa học sinh THPT tham gia một số hoạt động tình nguyện ngắn ngày tại vùng sâu vùng xa của thành phố. Đội ngũ giáo viên THPT cùng học sinh tham gia chiến dịch tình nguyện Hoa Phượng Đỏ gắn với hoạt động hè. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thanh niên công nhân: trọng tâm là Kỳ nghỉ hồng với các giải pháp: tăng cường nội dung hoạt động, phát huy chuyên môn của thanh niên công nhân vào hoạt động. Chú ý đến thanh niên khu vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cán bộ công chức trẻ trong tham gia Kỳ nghỉ hồng, đối với thanh niên khu vực này nên đầu tư nội dung gắn với các hoạt động mang tính xã hội, đền ơn đáp nghĩa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hướng cụ thể về việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Chú ý vận động lực lượng doanh nhân, công nhân trong các đơn vị ngoài quốc doanh, các cao ốc văn phòng tham gia hoạt động tình nguyện. Tổ chức các Kỳ nghỉ hồng cho thanh niên công nhân trực tiếp sản xuất, gắn với những hoạt động bổ ích, hợp lý cho đối tượng. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thanh niên địa bàn dân cư: tập trung hoạt động tình nguyện thường xuyên, nội dung trọng tâm là góp phần giải quyết các vấn đề cụ thể của địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện phong trào AST (An toàn- sạch đẹp- văn minh - nghĩa tình). Đoàn phường, xã, thị trấn phải là nơi xác định cụ thể nội dung hoạt động tình nguyện cho thanh niên địa bàn, nâng cao năng lực lựa chọn và các định vấn đề, chủ động liên hệ, đặt hàng, phối hợp với các đơn vị Trường, doanh nghiệp để tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động tình nguyện tại địa bàn, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, vừa giải quyết và hỗ trợ nhu cầu của thanh niên địa phương. <br />
Thanh niên lực lượng vũ trang: giao nhiệm vụ và địa bàn cụ thể, thời gian thực hiện hoạt động có thể ngắn hạn hoặc trung hạn. Chiến dịch Hành quân xanh gắn nhiệm vụ hành quân dân vận với hoạt động tình nguyện. Tăng cường công tác phối hợp, kết nghĩa với các lực lượng ở các địa bàn khác để phát huy hiệu quả tổng hợp trong các hoạt động tình nguyện.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Lấy mục tiêu phục vụ cộng đồng, xã hội và đất nước làm điểm tương đồng, tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường tuyên truyền, liên hệ, vận động, bảo trợ thanh niên Việt kiều, thanh niên quốc tế, các đội nhóm tình nguyện tự phát tham gia hoạt động tình nguyện. Thông qua hoạt động tình nguyện để tăng cường hiểu biết, mở rộng kết nối, giao lưu văn hóa giữa thanh niên Việt Nam và các nước. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Bốn là,</strong> nâng chất, đổi mới phương thức chỉ đạo và tổ chức phong trào tình nguyện của từng cấp bộ Đoàn - Hội, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của cơ sở, từ công tác chỉ đạo, xác định nhu cầu, nội dung, công tác chuẩn bị, vận động nguồn lực xã hội, công tác phối hợp, quan hệ địa bàn, người dân. Trang bị tốt kỹ năng tham gia hoạt động tình nguyện cho thanh thiếu nhi, chú ý có những hoạt động để giáo dục, định hướng và cổ vũ tinh thần tình nguyện ngay trong thanh thiếu nhi.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Năm là, </strong>các đội hình thanh niên tình nguyện cần quán triệt và làm tốt nhiệm vụ vận động quần chúng, thanh thiếu niên và nhân dân địa bàn - những đối tượng thụ hưởng các kết quả hoạt động tình nguyện. Một mặt quán triệt tinh thần sẻ chia “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” - tức là phía các chiến sĩ chủ động - thì phải quan tâm cả mặt tiếp theo là phải làm cho thanh thiếu nhi, người dân cùng suy nghĩ - cùng thực hiện và cùng giữ gìn những thành quả của hoạt động tình nguyện mang lại. Đã đến lúc, cũng cần đặt vấn đề không chỉ về cách thức thực hiện hoạt động tình nguyện của thanh niên mà ở từng địa bàn, địa phương, đơn vị, cán bộ, thanh thiếu nhi và nhân dân ở đó cũng phải được trang bị “cách thụ hưởng” một cách có trách nhiệm. Và nhiệm vụ thực hiện nội dung này, cần có sự đồng thuận, vai trò, trách nhiệm và cả sự làm gương của cấp ủy, lãnh đạo của từng đơn vị, địa phương.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Sáu là,</strong> công tác truyền thông, quảng bá, nêu bật ý nghĩa, giá trị kinh tế - chính trị, xã hội của những công trình đến với toàn xã hội cũng cần được quan tâm đầu tư bài bản và có chiến lược. Dấu ấn, giá trị thông qua các hoạt động tình nguyện của thanh niên thành phố có thể nhận được sự cảm nhận, chia sẻ, đồng thuận để đi đến hỗ trợ, cùng tham gia thực hiện của toàn xã hội hay không, công tác truyền thông cũng đóng vai trò không nhỏ. Điều này cũng góp phần giúp tổ chức Đoàn - Hội có thể khẳng định vai trò, vị trí và “thương hiệu”, chất lượng phong trào thanh niên thành phố trước nhiều thách thức, cạnh tranh hiện nay.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
***</span></span><br />
</strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Kỷ niệm 20 năm phong trào tình nguyện của thanh niên thành phố, chúng ta tự hào về những thành quả đạt được, đó là niềm hãnh diện của bao lớp thanh niên thành phố đã rèn luyện và trưởng thành từ chính phong trào tình nguyện. Nhưng chúng ta không tự bằng lòng với chính mình, vì đòi hỏi của thành phố, của đất nước đang đặt ra nhiều vấn đề cần đến sự góp sức, dấn thân của tuổi trẻ. Từ cột mốc 20 năm qua các chiến dịch tình nguyện của thanh niên thành phố, chúng ta cần tìm hướng đi mới chuyên sâu hơn, hiệu quả hơn cho chiến dịch, thu hút ngày càng đông đảo các chiến sĩ tình nguyện tham gia, đưa phong trào thanh niên tình nguyện lên một tầm cao mới. Đó là một bài toán, một đề bài mới đặt ra cho tất cả chúng ta, buộc chúng ta phải tìm lời giải trong chặng đường mới, giai đoạn mới. </span></span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
</span><strong><span style="font-size: small;">MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN </span></strong></span></div>
<div style="text-align: left;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
- THAM GIA CÁC CHIẾN DỊCH TÌNH NGUYỆN HÈ LÀ CHIA SẺ TRÁCH NHIỆM VÀ HIỂU THÊM CUỘC SỐNG CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG<br />
- CHIẾN SĨ TÌNH NGUYỆN: ĐI ĐỂ CHIA SẺ - ĐI ĐỂ CỐNG HIẾN - ĐI ĐỂ KHẲNG ĐỊNH - ĐI ĐỂ TRƯỞNG THÀNH<br />
- TUỔI TRẺ CHUNG SỨC XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VĂN MINH, HIỆN ĐẠI, NGHĨA TÌNH<br />
- CHIẾN SĨ TÌNH NGUYỆN NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO, TÌNH NGUYỆN VÌ DÂN<br />
- CHIẾN SĨ TÌNH NGUYỆN Ở DÂN THƯƠNG, LÀM DÂN TIN, ĐI DÂN NHỚ<br />
- CHIẾN SĨ TÌNH NGUYỆN KHÔNG ĐỢI DÂN NHỜ, KHÔNG CHỜ DÂN NHẮC<br />
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 20 NĂM CÁC CHIẾN DỊCH TÌNH NGUYỆN HÈ CỦA THANH NIÊN TP. HỒ CHÍ MINH (1994 - 2013)</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<strong>BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ĐOÀN</strong><br />
</span></span></div> </html>