Những nội dung cơ bản về xây dựng Nông thôn mới (phần 1)
<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Những nội dung cơ bản về xây dựng Nông thôn mới (phần 1)</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, đồng thời cụ thể hóa nội dung phong trào “Cả nước chung sức xây dựng Nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động, năm 2011, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát động trong Đoàn thực hiện Cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng Nông thôn mới”. <br />
<br />
Nhằm góp phần trang bị cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở những thông tin chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới, đồng thời hướng dẫn triển khai thực hiện Cuộc vận động “Tuổi trẻ chung tay xây dựng Nông thôn mới”, tổ phụ trách nội dung Nông thôn mới của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu một số nội dung liên quan đến Nông thôn mới như sau:<br />
<br />
<strong>1. Khái niệm về Nông nghiệp:</strong><br />
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông nghiệp là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản.<br />
<br />
<strong>2. Khái niệm về Nông dân:</strong><br />
Theo “Bách khoa tri thức toàn thư Việt Nam”: Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng làm ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. Theo số liệu của Hội Nông dân Việt Nam, hiện nay nước ta có khoảng 13 triệu hộ nông dân.<br />
<br />
<strong>3. Khái niệm về Nông thôn:</strong><br />
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống.<br />
<br />
<strong>4. Khái niệm về Nông thôn mới:</strong><br />
Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức về Nông thôn mới. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thì Nông thôn mới được hiểu là:<br />
- Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.<br />
- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.<br />
- Xã hội – nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.<br />
- Dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.<br />
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.<br />
<br />
<strong>5. Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đặt ra mục tiêu gì?</strong><br />
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010.<br />
- Mục tiêu chung của Chương trình là: Xây dựng Nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.<br />
- Mục tiêu cụ thể của chương trình là:<br />
+ Đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới).<br />
+ Đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới).<br />
<strong><br />
6. Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới gồm những nội dung gì?</strong><br />
Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới gồm 11 nội dung chính đó là:<br />
1. Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới;<br />
2. Phát triển hạ tầng kinh tế<br />
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập;<br />
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội;<br />
5. Đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn;<br />
6. Phát triển giáo dục đào tạo ở nông thôn;<br />
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe dân cư nông thôn;<br />
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn;<br />
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;<br />
10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn nông thôn;<br />
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>X.T (tổng hợp)</strong><br />
</span></span></div> </html>