Những nội dung cơ bản về xây dựng Nông thôn mới (phần 2)
<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Những nội dung cơ bản về xây dựng Nông thôn mới (phần 2)</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<strong>7. Nội dung chủ đạo của việc xây dựng Nông thôn mới là gì?</strong><br />
Xây dựng Nông thôn mới không phải chỉ xây dựng con đường, kênh mương, trường học, hội trường…mà chính là, qua cách làm này sẽ tạo cho người nông dân hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tự tin, tự quyết, đưa ra sáng kiến, tham gia tích cực để tạo ra một Nông thôn mới năng động hơn. Phải xác định đây không phải là dự án đầu tư của Nhà nước, mà là việc người dân cần làm, để cuộc sống tốt hơn, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần.<br />
<br />
<strong>8. Nguồn vốn để xây dựng Nông thôn mới?</strong><br />
Có 5 nguồn chính:<br />
a. Nguồn đóng góp của cộng đồng, bao gồm:<br />
- Công sức, tiền của đầu tư cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh phù hợp với chuẩn mới; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập; cải tạo cổng ngõ, tường rào phong quang, đẹp đẽ…<br />
- Đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình để tăng thu nhập.<br />
- Đóng góp để xây dựng công trình công cộng của làng, xã bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu, máy móc thiết bị, hiến đất…<br />
- Đóng góp tự nguyện và tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước.<br />
b. Vốn đầu tư của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ tư nhân<br />
- Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn, như Chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu gom và chôn lấp rác thải, cầu nhỏ, bến phà, bến đò…<br />
- Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ (kho hàng, khu trồng rau, hoa công nghệ cao, trang trại chăn nuôi tập trung, xưởng sấy nông sản, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trại cung cấp giống…).<br />
- Đầu tư trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn bà con tiếp cận kỹ thuật tiên tiến và tố chức sản xuất những giống cây, vật nuôi, dịch vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khuyến nông, khuyến công…<br />
c. Vốn tín dụng<br />
- Nguồn vốn đầu tư của nhà nước được phân bổ cho các tỉnh theo các chương trình: Kiên cố hóa kênh mương; đường giao thông nông thôn; cơ sở hạ tầng làng nghề và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2009 – 2015.<br />
- Nguồn vốn vay thương mại.<br />
d. Vốn ngân sách (bao gồm cả Trung ương, tỉnh, huyện, xã)<br />
- Vốn từ các Chương trình Mục tiêu Quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn.<br />
- Vốn trực tiếp cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.<br />
đ. Vốn tài trợ khác<br />
<br />
</span><strong><span style="font-size: small;">9. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với xây dựng Nông thôn mới?</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
a. Chính sách hỗ trợ từ ngân sách (bao gồm Trung ương, tỉnh, huyện, xã)<br />
- Hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho công tác quy hoạch, đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã, nhà văn hóa xã; đào tạo kiến thức về xây dựng Nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã.<br />
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.<br />
- Vốn hỗ trợ một phần cho các công trình khác (tùy theo từng vùng).<br />
- Vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu chương trình nước sạch, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình…<br />
<br />
b. Chính sách hỗ trợ tín dụng (theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn)<br />
- Đối tượng được hưởng thụ bao gồm: Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn; cá nhân; chủ trang trại; hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn thôn; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm nông – lâm – diêm – thủy sản; các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông sản hoặc kinh doanh sản phẩm phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.<br />
- Các lĩnh vực được ưu tiên vay vốn: Vay cho sản xuất; chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông – lâm – diêm – thủy sản; vay phát triển ngành nghề tại nông thôn; vay đầu tư xây dựng hạ tầng tại nông thôn; vay để kinh doanh sản phẩm và dịch vụ sản xuất, chế biến nông – lâm – diêm – thủy sản trên địa bàn nông thôn; vay để sản xuất công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; vay tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn; vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.<br />
- Cơ chế đảm bảo tiền vay: Các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại được các tổ chức tín dụng (ngân hàng, hợp tác xã tín dụng…) xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp với mức:<br />
+ Tối đa đến 50 triệu đồng đối với các cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp.<br />
+ Tối đa đến 200 triệu đồng đối với hộ gia đình sản xuất ngành nghề và dịch vụ phi nông nghiệp.<br />
+ Tối đa đến 500 triệu đồng đối với chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã.<br />
Tuy nhiên, người vay phải nộp bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chưa có, thì phải có xác nhận của UBND xã đảm bảo đất không có tranh chấp và có tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã; các đối tượng vay chỉ được vay không thế chấp tài sản tại 1 tổ chức tín dụng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vay vốn.<br />
c. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư<br />
- Đối tượng thụ hưởng: Các doanh nghiệp được thành lập, đăng ký hoạt động theo luật pháp Việt Nam.<br />
- Các mức độ ưu đãi: Áp dụng đối với các dự án nông nghiệp thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi hoặc thực hiện ở vùng, địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.<br />
(Danh mục các lĩnh vực nông nghiệp được đặc biệt ưu đãi đầu tư được quy định chi tiết tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ).<br />
<br />
</span><strong><span style="font-size: small;">10. Nội dung Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới?</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngày 16/04/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, với 19 tiêu chí: <br />
1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch (có quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường; quy hoạch phát triển các khu dân cư).<br />
2. Giao thông (tỷ lệ 100%) km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; tỷ lệ (từ 70%) km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; tỷ lệ (100%) km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.<br />
3. Thủy lợi (hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; tỷ lệ (từ 65%) km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa).<br />
4. Điện (tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn).<br />
5. Trường học (các trường đạt chuẩn quốc gia).<br />
6. Cơ sở vật chất văn hóa (có khu thể thao, nhà văn hóa xã, thôn).<br />
7. Chợ nông thôn (đạt chuẩn của Bộ Xây dựng).<br />
8. Bưu điện (có điểm bưu điện, internet).<br />
9. Nhà ở dân cư (không có nhà tạm, nhà dột nát; tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng).<br />
10. Thu nhập (thu nhập bình quân đầu người/năm cao hơn trung bình 1,4 lần so với mức bình quân chung của tỉnh).<br />
11. Hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo chung thấp hơn 6%).<br />
12. Cơ cấu lao động (tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trung bình thấp hơn 30%).<br />
13. Hình thức tổ chức sản xuất (có tổ hợp tác, HTX).<br />
14. Giáo dục (đạt phổ cập giáo dục trung học; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề đạt 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 35%).<br />
15. Y tế (trạm y tế đạt chuẩn; tỷ lệ người dân tham gia các BHYT đạt từ 30% trở lên).<br />
16. Văn hóa (có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của VH – TT – DL).<br />
17. Môi trường (tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt chung là 85%; các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn chung về môi trường; không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang xây dựng theo quy hoạch; chất thải được thu gom và xử lý).<br />
18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (cán bộ xã đạt chuẩn; có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiến tiến trở lên).<br />
19. An ninh, trật tự xã hội (an ninh, trật tự xã hội được giữ vững).<br />
<br />
</span><strong><span style="font-size: small;">11. Để đạt danh hiệu huyện, tỉnh Nông thôn mới thì phải đạt chỉ tiêu gì?</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Để được công nhận là huyện Nông thôn mới, phải có 75% số xã trong huyện đạt Nông thôn mới. Nếu tỉnh có 80% số huyện Nông thôn mới thì sẽ đạt tỉnh Nông thôn mới.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">X.T (tổng hợp)</span></span></strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
</span></span></div> </html>