<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <b style="text-align: center; text-indent: 36pt;">Tái hiện lịch sử qua trích đoạn cải lương</b></span></span></strong></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đã từ lâu, khi nhắc đến văn hóa của người dân </span></span><span style="font-size:14.0pt"><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nam</span></span></st1:place></st1:country-region><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> bộ người ta sẽ nghĩ ngay đến nghệ thuật hát cải lương. Đây là loại hình được hình thành trên cơ sở dân ca miền Đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ. Cải lương là nơi thể hiện rõ nét những tâm tư, những khúc tự tình, những khí phách hào hùng của các nhân vật lịch sử.</span></span><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tiếp nối những hoạt động diễn ra trong ngày hội Thanh niên thành phố với Sử Việt, chương trình biểu diễn truyền thống về lịch sử mang tên Tự hào Sử Việt đã mang đến những câu chuyện về các nhân vật lịch sử hào hùng như Bác Hồ, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, Hai Bà Trưng, Trần Bình Trọng.</span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><img src="1004545_590046984381953_1608215430_n.jpg" width="448" height="308" alt="" /></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><img src="IMG_0587.JPG" width="640" height="480" alt="" /></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><em><span style="font-family: Arial;">Các trích đoạn cải lương được dàn dựng công phu</span></em></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><em><span style="font-family: Arial;"> lồng ghép nội dung tuyên truyền sử Việt.</span></em></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong tiết mục ca cảnh Cụ Hồ muôn tuổi, tuy chỉ mượn một chi tiết nhỏ về bức tranh đề 4 câu thơ mà hai ông cháu trong tiết mục đã thể hiện được sự kính trọng của người dân miền </span></span><span style="font-size:14.0pt"><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nam</span></span></st1:place></st1:country-region><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> khi được gặp Bác. Những ca từ đã lồng ghép được cảnh nước mất nhà tan, quê hương phải chịu cảnh giam cầm khổ sở. Cho đến một ngày Người đã ra đi tìm đường cứu nước để sớm tìm được chân lí cho muôn vạn người dân Việt </span></span><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nam</span></span></st1:place></st1:country-region><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">. Một lần nữa trích đoạn đã đi vào lòng người nghe qua những giai thoại chất phác như chính tình yêu mà Bác Hồ dành cho mỗi con người Việt </span></span><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nam</span></span></st1:place></st1:country-region><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> ta.</span></span><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nghệ sĩ hát cải lương Thy Nhung ( sinh viên trường ĐH Sân khấu điện ảnh, Khoa Cải Lương) người thể hiện ca cảnh Cụ Hồ muôn tuổi cũng tâm sự rằng: “<i>Thể loại cải lương là một trong những nét văn hóa riêng của người Việt Nam, vì vậy cần được mọi người giữ gìn bản sắc văn hóa, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta. Những trích đoạn ý nghĩa nói về lịch sử và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng là một cách để chúng ta tìm hiểu về lịch sử và nhớ về những nhân vật đã quên mình bảo vệ Tổ quốc, lời ca tiếng hát sẽ nhắc nhở chúng ta luôn luôn yêu nước. Và lòng yêu nước ấy sẽ được thể hiện rõ nếu chúng ta luôn biết giữ gìn nghệ thuật sân khấu cải lương, giúp chúng ta luôn nhớ về cội nguồn”.</i></span></span><span style="font-size:14.0pt"><i><o:p></o:p></i></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hào khí dân tộc đã được tái hiện thông qua các trích đoạn như: Khí tiết Trần Bình Trọng, Ca cổ trống loạn Thăng Long thành, trích đoạn Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, trích đoạn Tiếng trống mê linh. Các trích đoạn đã thể hiện tình yêu bất diệt đối với đồng bào Tổ quốc, lòng yêu nước thương dân của các vị vua. Câu nói nổi tiếng của danh tướng Trần Bình Trọng “Thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”, hay câu nói “Nước non ta đứng giữa non cao mắt nhìn ra biển rộng” của Bà Trưng trong hai trích đoạn trên, đều thể hiện được lòng căm phẫn quân giặc và lòng tự hào dân tộc của những vị anh hùng bất khuất trong lịch sử Việt Nam. Hơn thế nữa từng giai thoại, từng lớp cảnh trong mỗi trích đoạn đều diễn tả nội tâm của nhân vật, đó là nỗi đau chia cắt, đó là nỗi đau sinh ly từ biệt nghĩa vợ, tình chồng của bà Trưng với chồng. Nhưng bà Trưng đã khẳng định rằng, không có tình nào sâu nặng hơn tình thương đất nước. Toàn thể dân nước </span></span><span style="font-size:14.0pt"><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nam</span></span></st1:place></st1:country-region><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> phải đứng lên phá xiềng nô lệ, giết sạch bọn cướp nước, phất cờ khởi nghĩa để dân chúng không phải lầm than. Các trích đoạn đã thổi hồn vào những sự kiện lịch sử. Không chỉ là chuyện binh đao mà đó còn là những khúc tự tình của các nhân vật lịch sử đã quên mình để rửa sạch mối thù chung nêu tấm gương sáng ngàn đời.</span></span><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cô Nguyễn Thị Ngọc Loan 45 tuổi, quận Bình Thạnh, là người thường xuyên theo dõi các chương trình ca cổ cho biết: “Chương trình đã diễn ra rất ý nghĩa. Thông qua chương trình mọi người có thể hiểu hơn về lịch sử. Mặc đù những tuồn sử này ngày xưa cô đã xem qua và có thể nói là thuộc nằm lòng nhưng nó vẫn hấp dẫn và thực sự mới mẻ. Cô hy vọng cần có nhiều chương trình nói về lịch sử như thế để đưa những trích đoạn có ý nghĩa đến với người nghe”. </span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right; text-indent: 36pt;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b>MỸ LỆ</b></span></span><b><span style="font-size:14.0pt"><o:p></o:p></span></b></p>
</meta>
</div> </html>