Ngày hội tái chế rác thải lần 7: Hiểu hơn về người gom rác
<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ngày hội tái chế rác thải lần 7: Hiểu hơn về người gom rác</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ngày 20/4, tại Cung văn hóa Lao động, Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố đã tổ chức Ngày hội tái chế chất thải lần thứ 7 năm 2014 với chủ đề “SV 3T” (tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải), thu hút đông sinh viên, học sinh và người dân thành phố tham gia.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">Làm cho rác trở nên hữu ích</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Là câu chuyện kể về chú Tống Văn Thơm, người thu gom rác dân lập khu vực quận 5, TP.HCM. Chú đã gắn bó với nghề thu gom rác thải hơn 20 năm và trong suốt 20 năm chú làm cho rác tái sinh. Từ những đồ vật người ta bỏ đi, chú đã tái chế thành những vật dụng đồ dùng hằng ngày trong sinh hoạt. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="448" height="299" src="1__%20-%20Copy.JPG" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Các bạn trẻ tham gia tái chế chất thải </span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nghề thu gom rác thải, một nghề vất vả nhưng chú Thơm đã tìm thấy niềm vui bằng cách làm “sống lại” những thứ mà người ta vứt đi. Chú Thơm Tâm sự “Lúc đầu cũng chỉ tính làm cho vui, nhưng sau khi thấy có thể dùng được thế là tui dùng luôn và cũng từ đó tôi có sở thích làm cho rác “sống” lại”. Chú ví đó là sưu tầm “đồ cổ”. Thấy một đồ vật mà nghĩ là nó có có ích là chú sẽ tìm cách tạo ra một thứ gì đó có ích.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="448" height="299" alt="" src="3%20-%20Copy.JPG" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Chú Tống Văn Thơm biểu diễn với cây đàn do chú tái chế</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Căn phòng rộng chừng 85 mét vuông của chú bây giờ chất đầy đồ tái chế từ rác thải chỉ còn chừa lối đi ra vào. Chú cười bảo: “Tui cứ làm, cứ để đó, để cho giới trẻ, sinh viên có dịp xem cho biết yêu quý, cũng như có cảm hứng, ý thức mà bảo vệ môi trường...”. Là một công nhân vệ sinh môi trường, chú hiểu hơn ai hết cần phải làm gì để góp phần làm cho môi trường mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Với chú Thơm để có thể bảo vệ môi trường thì không chỉ phải hiểu sự cần thiết của nó mà hơn hết là phải biết hành động.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Âm thầm làm đẹp thành phố</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Hơn 1000 câu chuyện về quá khứ và hiện tại, niềm vui và nỗi buồn, những thuận lợi và khó khăn trong chính cuộc sống, gia đình và công việc của những người thu gom rác dân lập chia sẻ tại ngày hội. Tất cả được diễn tả một cách chân thực và sống động qua chương trình Photovoice hay còn gọi là tiếng nói qua ảnh. Với những bức ảnh và những câu chuyện do chính người trong cuộc tự chụp, bộ ảnh thể hiện toàn diện góc nhìn về những thăng trầm, khó khăn trong cuộc sống và công việc, quá trình đi làm nghề gom rác đã mang lại nhiều cảm xúc cho người xem. Nỗi lo âu, trăn trở về nghề gom rác, về cuộc sống gia đình và những cách nhìn nhận của cộng đồng được tái hiện trong từng bức ảnh... </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="448" height="299" src="4%20-%20Copy.JPG" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Các bạn trẻ tham quan Photovoice</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Có một tâm sự rất thật của Nguyễn Thị Hoàng Dung, Tình nguyện viên Dự án, Sinh viên năm nhất, ĐH KHXH&NV Tp.HCM: “Đã bao giờ bạn được nghe một tiếng rao không phải là hủ tíu gõ, không phải là “bánh cam bánh còng đây”… mà là rác? Ngày đầu tiên đi làm rác cùng người đàn ông này tôi đã vô cùng ngạc nhiên trước tiếng “rao” của ông ta: “ Rác đi! Rác đi! Rác đi!”. Tuy nhỏ người nhưng tiếng gọi đủ lớn và vang để mọi người trong xóm có thể nghe thấy. Giữa lòng những con hẻm Sài Thành đang chất chứa một tiếng gọi quen thuộc của người thu gom rác dân lập mà dường như tôi chỉ bắt gặp ở Sài Gòn xưa và nay”. Hay tâm sự thiệt tình của chú Thơm: “Làm rác này trời nắng không có cực mà trời mưa cực dữ lắm. Thứ nhất là nước nó lũng lĩnh trơn trợt. Thứ hai là dơ. Thứ ba là dầm mưa về lúc nào cũng bị cảm. Đi làm như vậy trời mưa cũng phải chịu…!”. Câu chuyện về rác và chính cuộc sống của những người làm sạch thành phố đã vang lên hồi chuông cảnh tỉnh về ý thức của người trẻ trước trách nhiệm bảo vệ môi trường.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Hy vọng, hơn 1000 câu chuyện cũng như những dòng tâm tư sẽ là sự tự khẳng định cá nhân và giá trị nghề nghiệp của những người hành nghề thu gom rác tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó giúp người hành nghề thu gom rác tự tin hơn, lạc quan hơn và hòa nhập hơn trong công việc, cũng như cuộc sống. Góp phần nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong việc chung sống, sinh hoạt và trân quý đối với những người âm thầm làm đẹp thành phố từng ngày.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong><br />
VĂN ÁI</strong><br />
<br />
</span></span></div> </html>