<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>I.</strong> <strong>BỐI CẢNH, SỰ HÌNH THÀNH LLVT THÀNH PHỐ VÀ NHỮNG TRẬN CHIẾN ĐẤU TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế và các đô thị khác trong cả nước có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28/8/1945) cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công. Từ thân phận của kẻ nô lệ, lần đầu tiên trong lịch sử người dân Việt Nam đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Một không khí phấn khởi, hồ hởi tràn ngập lòng người trước sự đổi đời kỳ diệu của cả dân tộc suốt bao năm bền bỉ chống ách ngoại xâm.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây, xâu xé và chống phá quyết liệt. Tại Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định chính quyền cách mạng còn non yếu, cá biệt, ở một số hộ<a href="#_ftn1" name="_ftnref1" title="">(1)</a>, chính quyền còn nằm trong tay bọn phản cách mạng, một bộ phận trong giai cấp tư sản lăm le nhảy ra tranh giành sự lãnh đạo với chính quyền cách mạng, gây cho ta nhiều khó khăn, các tổ chức phản động ráo riết tìm đủ mọi cách để chia rẽ, phá rối hòng làm suy yếu lực lượng cách mạng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Sáng ngày 2/9/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định và các vùng lân cận nô nức tham gia cuộc mít tinh trước quảng trường nhà thờ Đức Bà chào đón ngày lễ độc lập. Khi cuộc mít tinh chuyển sang tuần hành thì một số tên lính Pháp, Anh núp trên những lầu nhà cao xung quanh xả súng bắn vào đoàn tuần hành làm 47 người chết và hàng chục người bị thương. Những hành động ấy của kẻ thù giống như đổ thêm dầu vào lửa, càng khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với bọn cướp nước ngày một thêm sôi sục.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Sau những ngày ngắn ngủi được hưởng niềm vui sống trong độc lập, tự do, người dân Thành phố đã phải bước vào cuộc chiến đấu mới. Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban hành chính Nam bộ, Ủy ban nhân dân các hộ được củng cố một bước, các tổ chức đoàn thể cách mạng như công nhân, nông dân, phụ nữ, thanh niên cứu quốc hoạt động sôi nổi. Các đội thanh niên tiền phong được chuyển thành thanh niên cứu quốc. Hầu hết các hộ đều có xây dựng lực lượng, tổ chức luyện tập sẵn sàng đánh địch theo yêu cầu nhiệm vụ của Ủy ban hành chính Nam bộ giao.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Trước tình cảnh ấy Chủ tịch Ủy ban hành chính Nam bộ Trần Văn Giàu chỉ thị Tổng công đoàn Nam bộ thành lập lực lượng vũ trang công nông để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, giữ vững thành quả cách mạng. Chấp hành nghiêm chỉ thị, đồng chí Nguyễn Lưu phụ trách tổng công đoàn, chỉ sau 2 ngày đã tổ chức được 360 toå xung phong coâng ñoaøn coù gaàn 6.000 hoäi vieân, trong ñoù coù 500 töï veä taäp trung, treân 2.000 thanh nieân vaø Coâng an xung phong; về vũ khí có 120 suùng, 300 löïu ñaïn, coøn laïi được trang bị gaäy goäc, giaùo maùc. Ban chỉ huy được chỉ định gồm: Đồng chí Nguyễn Lưu - Chỉ huy trưởng; Từ Văn Ri - Chỉ huy phó; Huỳnh Đình Hai - Tham mưu trưởng; Trần Minh Quyền - Ủy viên; Nguyễn Cao - Ủy viên; Nguyễn Văn Tư - Ủy viên.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Đúng vào đêm ngày 4 tháng 9 năm 1945, đoàn trưởng các lực lượng xung phong Công đoàn tụ họp tại trụ sở Tổng Công đoàn Nam Bộ, số 72 đường Lagrandière (nay là đường Lý Tự Trọng), lập bàn thờ Tổ quốc tuyên thệ: <em>“Là chiến sĩ xung phong Công đoàn, xin thề trước bàn thờ Tổ quốc quyết cùng anh em lao động không nản chí trước khó khăn, không lùi bước trước nguy hiểm để cùng đồng bào bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn non sông”.</em> Sau đó, mỗi đồng chí được cấp một giấy chứng nhận đề là “XP – CĐ” tức là “xung phong – chiến đấu” để đi công tác.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 4/9/1945 là một sự kiện quan trọng, là mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời của lực lượng vũ trang Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định ngày ấy và theo Quyết định số 180/QĐ- BTL ngày 22/2/2007 của Tư lệnh Quân khu 7 lấy ngày 4/9 hàng năm là ngày truyền thống của lực lượng vũ trang thành phố Hồ Chí Minh.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày đầu được thành lập, lực lượng vũ trang Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trang bị còn rất khiêm tốn chủ yếu là võ khí thô sơ, và vũ khí tự tạo đã phải chiến đấu chống lại đội quân viễn chinh Pháp, một quân đội nhà nghề núp dưới bóng quân đồng minh. Đêm ngày 22 thaùng 9 naêm 1945 tại Sài Gòn, quân Pháp nổ súng đánh úp các công sở và nhiều vị trí quan trọng của ta, như Ủy ban hành chính Nam bộ, trại cộng hòa vệ binh, sở bưu điện, khám lớn, bót Catina, bót Giếng nước, bót Trần Hưng Đạo, sở Cảnh sát, trụ sở Quốc gia tự vệ cuộc, Đài phát thanh, bưu điện, ngân hàng, nhà đèn, cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Kiệu…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Sáng ngày 23/9/1945, khi cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong nội thành đang tiếp diễn, tại số nhà 629 đường Cây Mai (nay là đường Nguyễn Trãi) xứ ủy Nam bộ tổ chức Hội nghị họp khẩn cấp với Ủy ban hành chính Nam bộ. Hội nghị quyết định điện báo ra Trung ương và Hồ Chủ tịch xin Chỉ thị, đồng thời phát động nhân dân Nam bộ vùng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tại Hội nghị này Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ cũng được thành lập do đồng chí Trần Văn Giàu làm chủ tịch. Cùng ngày, Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ phát đi bản tuyên cáo quốc dân kêu gọi kháng chiến: “<em>Đồng bào Nam bộ, nhân dân thành phố Sài Gòn, anh em công nhân, thanh niên, tự vệ, dân quân, binh sĩ! Đêm qua thực dân Pháp đánh chiếm trụ sở chính quyền ta ở trung tâm Sài Gòn. Như vậy là Pháp bắt đầu xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 2 tháng 9, đồng bào ta đã thề quyết hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ độc lập của Tổ quốc! Độc lập hay là chết. Hôm nay Ủy ban kháng chiến kêu gọi: Tất cả đồng bào già, trẻ, trai, gái hãy cầm vũ khí xông lên đánh đuổi quân xâm lược. Ai không có phận sự do Ủy ban kháng chiến giao phó, thì hãy lập tức ra khỏi Thành phố. Những người còn ở lại thì: Không làm việc, không đi lính cho Pháp, không đưa đường, không báo tin, không bán lương thực cho Pháp. Hãy tìm thực dân Pháp mà diệt. Hãy đốt sạch, phá sạch các cơ sở, xe cộ, tàu bè, kho tàng, nhà máy của Pháp…”</em> .</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Cuộc kháng chiến của Nam bộ đã bắt đầu tại Sài Gòn ngay sau khi quân Pháp gây hấn theo phương án “Trong đánh ngoài vây” của xứ ủy, sau đó hình thành các mặt trận tại cửa ngõ vào Thành phố. Ta chủ trương tập trung ráng sức kìm chân địch trong nội thành Sài Gòn – Chợ Lớn càng lâu càng tốt để các tỉnh Nam bộ có thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Uỷ ban hành chính kháng chiến Nam Bộ, lực lượng xung phong Công Đoàn đã làm nòng cốt cho đồng bào Thành phố chống trả quyết liệt trước âm mưu xảo quyệt, sự cố tình quay lại cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Người dân Sài Gòn thực hiện triệt để tổng đình công, không hợp tác với giặc Pháp. Hầu hết công sở, các hãng buôn, nhà máy, xí nghiệp, đều đóng cửa, bàn, ghế, giường, tủ v.v... trở thành chướng ngại vật dựng la liệt khắp nơi. Chợ không họp, xe không chạy. Các chiến sĩ tự vệ chiến đấu, thanh niên xung phong, xung phong công đoàn và lực lượng vũ trang Thành phố chiếm lĩnh các vị trí chiến đấu, anh dũng đánh trả quân Pháp xâm lược.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Một trong những trận chiến đấu ác liệt và sự hy sinh anh dũng ngay từ những ngày đầu mới thành lập, mãi mãi được lịch sử ghi công đó là trận chiến đấu xảy ra tại cột cờ Thủ Ngữ (tại khu vực bến Bạch Đằng ngày nay). Tiểu đội bảo vệ cờ có 9 đồng chí được trang bị súng săn, dao găm, nhưng phải chiến đấu với một đại đội quân Anh được trang bị vũ khí đầy đủ. Tiểu đội đã chiến đấu rất dũng cảm và đã anh dũng hy sinh đến người cuối cùng để bảo vệ cờ Tổ quốc.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Sáng ngày 24 tháng 9 năm 1945, các chiến sĩ thuộc lực lượng Thanh niên quyết tử, xung phong Công đoàn làm nòng cốt cho quần chúng nhân dân khu vực Xóm Chiếu, Khánh Hội, Tân Thuận, Tân Quy, … cướp súng của địch đánh địch, lần lượt diệt bót Thương Khẩu, bót số 6, bắt giữ tù binh và giải thoát được 70 thanh niên do địch giam giữ. Cuộc phản công diễn ra rất ác liệt ở các khu vực trung tâm Thành phố. Tại sở Cứu hỏa trên đường Galliéni ( nay là đường Trần Hưng Đạo), các chiến sĩ tự vệ công nhân vừa chiến đấu, vừa bảo vệ cho đồng chí leo lên tháp cao để cắm cờ. Người trước ngã xuống người sau tiến lên, bốn chiến sĩ của ta đã anh dũng hy sinh để cắm được lá cờ Tổ quốc vào vị trí cao nhất, trang trọng nhất.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 26 tháng 9 năm 1945, du kích đã tiến công địch phá sập cầu Lái Thiêu, phục kích 7 xe vận tải chuyên chở vũ khí của quân đội Anh đi tiếp tế cho quân đội Pháp, tập kích trụ sở xã Mỹ Thạnh Tây, tiêu diệt nhiều lính Pháp bắt sống một số tên, đánh chiếm cầu Bông.v.v …</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 27 tháng 9 năm 1945, lực lượng vũ trang Thành phố phục kích địch ở đoạn đường Nhà Làng – Hàng Xanh, đánh giáp lá cà với quân Pháp, ta tiêu diệt tại chỗ 10 tên.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 28 tháng 9, tại khu vực ngã ba Chú Ía (nay là ngã năm Nguyễn Thái Sơn - Gò Vấp), ta phục kích xe Jeep chở 2 sĩ quan đi thị sát, ta tiêu diệt 1 tên, bắt sống một tên sĩ quan người Nhật.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 30 tháng 9, các lực lượng vũ trang Thành phố tiến công nhiều mục tiêu kinh tế, quân sự quan trọng của địch từ trung tâm Thành phố ra tới ngoại ô và các vùng lân cận.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Chỉ trong vòng một tuần, từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 9 năm 1945, quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đã diệt gần 300 tên địch, đốt phá 138 xí nghiệp và công sở, 22 kho tàng, 30 tàu lớn, 51 tàu nhỏ, trên 100 xe ô tô các loại … phạm vi kiểm soát của quân đội Pháp chỉ giới hạn từ khu vực Bến Thành ngược lên vùng chợ Tân Định. Nhưng đứng trước tình cảnh không điện, không nước, lương thực thực phẩm thiếu, vũ khí cạn dần, chúng chỉ còn trông chờ vào viện binh. Trong khi đó lực lượng ta đã hình thành 4 mặt trận bao vây ngăn chặn sự truy lùng, tàn sát của địch đó là:</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">1. Mặt trận tiền tuyến Miền Đông do đồng chí Nguyễn Đình Thâu chỉ huy, đóng tại khu vực Gò Vấp sau đó dời về An Phú Đông - Củ Chi có nhiệm vụ đánh địch và xây dựng cơ sở tại quận Gò Vấp và huyện Củ Chi.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">2. Mặt trận Bắc – Tây Bắc Sài Gòn do đồng chí Nguyễn Văn Tư chỉ huy có nhiệm vụ đánh chặn địch từ hướng cầu Tham Lương, huyện Hóc Môn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">3. Mặt trận tiền tuyến Miền Tây, có nhiệm vụ đánh chặn địch càn quét ra hướng Phú Lâm, chợ Đệm, cầu Tre, Bình Điền. Mặt trận naøy do ñoàng chí Nguyeãn Löu chæ huy, truï sôû ñoùng taïi khu vực ñöôøng Caây Mai sau ruùt ra Bình Ñieàn, huyện Bình Chánh.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">4. Mặt trận phía Nam do đồng chí Nguyễn Văn Trân chỉ huy, trụ sở tại khu vực bến Bình Đông bao gồm khu vực cầu chữ Y, Tân Thuận – Thủ Thiêm, và địa bàn phía Nam Sài Gòn – Chợ Lớn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Bốn mặt trận hình thành thế bao vây địch trong Thành phố. Từ các hướng, quân dân ta đã tổ chức đánh chặn, bẻ gãy các cuộc tiến công càn quét của địch. Tổ chức các hướng, các bộ phận thọc sâu vào nội thành, tập kích vào các mục tiêu quân sự, kho tàng, vũ khí, lương thực, nhiên liệu của địch, đánh địch liên tục khắp mọi nơi, không cho địch rảnh tay có thời gian phản kích phá thế bao vây của ta.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 16 tháng 10, quân Pháp tập trung lực lượng có trang bị hỏa lực mạnh đánh chiếm cầu Bông. Quân ta chặn đánh quyết liệt tiêu diệt nhiều lính Pháp, lính Anh, bắn cháy 2 xe thiết giáp. Nhưng thời điểm này lực lượng của ta còn mỏng, vũ khí trang bị thô sơ, qua nhiều trận chống càn quyết liệt, mặt trận phía Đông bị phá vỡ. Riêng mặt trận Thị Nghè, ngày 18 tháng 10, với trận địa phòng ngự được chuẩn bị từ trước, tổ chức thế trận liên hoàn, lực lượng vũ trang làm nòng cốt cùng nhân dân vũ trang tại chỗ đã anh dũng chống trả, liên tiếp bẻ gãy nhiều đợt phản công của địch với sự yểm trợ của tàu chiến, xe tăng, pháo binh. Ta diệt hàng trăm tên địch, buộc quân Pháp phải rút lui. Chiến thắng Thị Nghè gây chấn động cả nước. Đây là chiến thắng lớn nhất của quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định kể từ ngày 23 tháng 9 năm 1945, ngày mở đầu Nam Bộ kháng chiến.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Cuối tháng 10, quân Pháp – Anh, tập trung lực lượng có xe tăng, xe thiết giáp yểm trợ, chọc thủng các phòng tuyến vây quanh Sài Gòn của ta, chúng mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh lân cận.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Từ ngày 4 tháng 9 đến cuối tháng 10 năm 1945, lực lượng vũ trang và nhân dân Thành phố đã vây hãm địch trong thành phố, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của chúng, tạo ra khoảng thời gian hết sức quý báu để quân dân Thành phố nói riêng và quân dân Nam Bộ nói chung có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, ác liệt hơn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>II.</strong> <strong>LLVT THÀNH PHỐ VỪA XÂY DỰNG VỪA CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH TRONG 2 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Cuối tháng 10 năm 1945, sau khi phá vỡ được vòng vây của ta xung quanh Sài Gòn – Chợ Lớn, thực dân Pháp triển khai kế hoạch đánh chiếm toàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Các cơ quan chính quyền, đoàn thể kháng chiến, lực lượng vũ trang Thành phố phải phân tán ra nhiều hướng. Tuy nhiên, một bộ phận vẫn bám giữ các địa bàn trong Thành phố như vùng An Lạc, Bình Điền, An Phú Đông, Rừng Sác, An Phú và những vùng lân cận để tiếp tục hoạt động diệt ác trừ gian.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Cuối năm 1945 lực lượng vũ trang Thành phố đã phát triển lớn mạnh hơn nhiều so với ngày đầu thành lập cả về lực lượng, tổ chức, biên chế, trang bị cũng như về chất lượng chính trị. Cụ thể được tổ chức thành 3 chi đội gồm: Chi đội 2, Chi đội 3 và Chi đội 4, trong mỗi chi đội có từ 2 đến 3 đại đội. Đến năm 1946, Khu 7 thành lập Ban Chỉ huy quân sự Sài Gòn – Chợ Lớn. Gồm các đồng chí:</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">1. Đặng Kim Thành (tức Nguyễn Xuân Diệu) - Chỉ huy trưởng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">2. Vũ Kiến Chính (tức Nguyễn Mạnh Liêm) - Chỉ huy phó.</span></span></p>
<h1 style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Thành lập các ban như: Ban trinh sát số 1, Ban vô hình, Đội cảm tử …</span></h1>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Khi ấy tỉnh Gia Định chưa sáp nhập vào địa bàn Thành phố nhưng đã xây dựng được lực lượng vũ trang và xây dựng các căn cứ bí mật nhằm mục đích tiến hành “cuộc chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân”. Có hàng loạt căn cứ nổi tiếng áp sát đô thị như: An Phú Đông, Bình Mỹ, Vườn Thơm … các căn cứ trên đã đẩy lùi, bẻ gẫy nhiều cuộc càn quét lớn của quân đội Pháp vào căn cứ kháng chiến, bảo toàn được lực lượng của ta, hạn chế mức thấp nhất sự tàn phá của địch đối với tính mạng và tài sản của nhân dân vùng căn cứ. Điển hình như trận chống càn ngày 1 tháng 3 năm 1946 của gần 1.000 quân Pháp vào chiến khu An Phú Đông và trận càn ven Rừng Sác ngày 9 tháng 3 năm 1946. Lực lượng ta (Chi ñoäi 7) do ñoàng chí Mai Vaên Vónh chæ huy ñaõ linh hoaït, bí mật baát ngôø đánh địch laäp chieán coâng xuaát saéc dieät goïn toaøn boä 1 ñaïi ñoäi Baûo hoaøng vaø gaàn 1 trung ñoäi AÂu – Phi, baét soáng 5 teân …</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Hoạt động của lực lượng vũ trang nội thành tập trung trừng trị những tên việt gian, phản động, ác ôn, điển hình là ngày 12 tháng 3 năm 1946 tiêu diệt tên Hiền Sĩ chủ nhiệm tờ báo phản động “Phục Hưng”, của nữ chiến sĩ Lan Mê Linh thuộc ban Trinh sát quân chính thực hiện. Trận thứ hai vào ngày 29 tháng 3 năm 1946 tiêu diệt tên Trần Tấn Phát uỷ viên hội đồng tư vấn Nam Kỳ do các chiến sĩ nhóm Hùng Vương thực hiện. Trận thứ 3 vào tháng 5 năm 1946 trừng trị tên Nguyễn Trọng Hiền, một tên phản bội nguy hiểm, chuyên chỉ điểm giặc để bắt cán bộ cơ sở của ta, do Ban công tác số 1 thực hiện. Những đòn trừng trị này, đã làm cho bọn việt gian tay sai khiếp sợ, không còn ngang nhiên chống phá những người tham gia kháng chiến như trước nữa.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Đến cuối năm 1947 đầu năm 1948, nhằm xây dựng lực lượng vũ trang có đủ khả năng chiến đấu chống lại các cuộc càn quét khủng bố lớn của địch, các Ban công tác và các đội tự vệ được thống nhất lại thành 10 ban công tác. Các đơn vị vũ trang được tổ chức lại thành 3 tiểu đoàn gồm: Tiểu đoàn Hoàng Văn Thụ, Tiểu đoàn Ngô Gia Tự, Tiểu đoàn Ký Con, chính những đơn vị này là cơ sở cho việc thành lập lực lượng vũ trang khu Sài Gòn – Chợ Lớn vào cuối năm 1948.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Từ năm 1950 đến 1954 các Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Nguyễn An Ninh, Trung đoàn 300, 306, 308, 312 và Tiểu đoàn Quyết tử 950 đã chiến đấu dũng cảm lập nhiều thành tích trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Bước sang giai đoạn cùng cả nước thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây là thời kỳ chiến đấu lâu dài, gian khổ ác liệt nhất của dân tộc Việt Nam. Nhưng chính trong thời kỳ này lực lượng vũ trang Thành phố đã phát triển, trưởng thành vượt bậc, chiến đấu anh dũng và lập lên nhiều chiến công rực rỡ nhất.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 30/5/1959, tại chiến khu ở huyện Củ Chi C13 được thành lập, C13 là tiền thân của Trung đoàn Gia Định ngày nay. Đây là thời điểm, là mốc quan trọng đánh dấu đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh Gia Định được thành lập.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Sau đồng khởi năm 1960, lực lượng vũ trang Sài Gòn – Gia Định phát triển mạnh mẽ, ở các địa bàn ngoài việc thành lập các đơn vị lực lượng vũ trang tập trung và các đội du kích, đã tuyển chọn bổ sung cho các đơn vị của Quân khu, của Miền hơn 20.000 tân binh. Trong thời gian này đơn vị C13 đã phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Củ Chi đánh bại chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận” của quân ngụy trên vùng cửa ngõ Sài Gòn trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt của Mỹ.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Từ năm 1961 đến cuối năm 1963 ở nội thành đã hình thành các đội biệt động 159, 65, 67, 69 với nghệ thuật và cách đánh độc đáo, sáng tạo của Lực lượng Biệt động đã chiến đấu hàng trăm trận, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, trong đó chủ yếu là sĩ quan và binh lính Mỹ và quân đội các nước chư hầu. Nhiều trận đánh vang dội làm chấn động mạnh mẽ dư luận trong và ngoài nước điển hình như:</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Tấn công tàu Card ngày 2 tháng 5 năm 1964, khách sạn Caravelle ngày 24 tháng 10 năm 1964, cư xá Brink ngày 24 tháng 12 năm 1964, Đại sứ quán Mỹ ngày 30 tháng 3 năm 1965, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ngày 26 tháng 4 năm 1965, khách sạn Metropol ngày 4 tháng 12 năm 1965, vũ trường phục vụ phi công và nhân viên kỹ thuật tại Sân bay Tân Sân Nhất ngày 3 tháng 12 năm 1966 v.v …</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Trong giai đoạn “Chiến tranh cục bộ” đây là thời kỳ hoạt động sôi nổi nhất của Lực lượng vũ trang Thành phố. Kết hợp chặt chẽ với phong trào chiến tranh du kích phát triển rộng khắp trên các địa bàn các vùng ven, nhất là ở Củ Chi đã xây dựng được vành đai diệt Mỹ, dựa vào các hệ thống chiến hào, địa đạo bám trụ kiên cường, chiến đấu vô cùng dũng cảm, bẻ gãy các cuộc hành quân càn quét của giặc Mỹ. Nổi bật nhất là 2 cuộc càn lớn khốc liệt nhất ở chiến trường Củ Chi mang tên Crimp (cái bẫy) với quy mô 12.000 quân (có 8000 quân Mỹ và Úc) mục tiêu đánh phá chủ yếu vào vùng Bắc Củ Chi nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Miền và căn cứ Quân khu Sài Gòn – Gia Định. Lực lượng chống càn của ta chủ yếu là du kích, bộ đội địa phương, tiểu đoàn 1 Quyết Thắng và các đơn vị của Miền dựa vào thế trận làng xã chiến đấu, với hệ thống giao thông hào, địa đạo, chiến đấu kiên cường, trong 12 ngày đêm (từ ngày 8 đến ngày 19 tháng 1 năm 1966) quân và dân Củ Chi đã đánh 237 trận lớn nhỏ, diệt hàng ngàn tên Mỹ, Úc và ngụy quân, bắn rơi 56 máy bay, tiêu diệt và phá huỷ 77 xe quân sự trong đó có 56 xe tăng và xe thiết giáp. Cuộc càn mang tên “cái bẫy” thất bại không đạt được mục đích buộc quân Mỹ và chư hầu phải rút quân về phía Nam Củ Chi thiết lập căn cứ Đồng Dù, trận càn thứ hai mang tên Cedar Falls (bóc vỏ trái đất từ ngày 8/1/1967 – 26/1/1967) mục tiêu chủ yếu là đánh phá vào vùng “tam giác sắt” (huyện Củ Chi, Sài Gòn – Gia Định ; huyện Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh; huyện Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương) với 30.000 quân (15 tiểu đoàn Mỹ và 8 tiểu đoàn nguỵ quân) nhằm tiêu diệt và bắt sống cơ quan đầu não của Miền và Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn – Gia Định ở hướng Tây Bắc Sài Gòn, phá huỷ hệ thống địa đạo, gom dân vào ấp chiến lược, ủi bằng địa hình và biến vùng “tam giác sắt” thành vùng “tự do huỷ diệt”, mở rộng vành đai bảo vệ Sài Gòn từ phía Tây Bắc. Nhưng với kinh nghiệm đánh Mỹ ở trận càn Crimp, quân dân vùng “tam giác sắt” đã chủ động chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ suốt 18 ngày đêm quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc càn CedarFalls của Mỹ và quân nguỵ bảo vệ vững chắc căn cứ và cơ quan đầu não của ta. Góp phần đánh bại chiến lược “2 gọng kìm” là bình định và tìm diệt với chiến thuật “trực thăng vận”, “nhảy cóc”, “đổ chụp”, … của chúng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Hướng Đông Nam Sài Gòn, án ngữ trên con đường vận chuyển huyết mạch bằng đường biển. Tháng 4/1966 theo Quyết định của Bộ Chỉ huy miền đã thành lập đặc khu Rừng Sác. Ngày 15/4/1966 đoàn 10 đặc công Rừng Sác được thành lập. Sau lễ ra mắt Đoàn 10 rất tích cực chủ động xây dựng địa bàn hoạt động đánh địch, nổi bật là những trận đánh tàu địch trên sông như: Ngày 2/7/1966 trên sông Dần Xây và Lôi Giang ta bắn cháy 1 tàu vận tải 10.000 tấn hàng quân sự và bắn bị thương 2 tàu tuần tiểu của địch.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 23/8/1966 đoàn 10 đánh chìm tàu VictoRy vận chuyển xe tăng, máy bay phản lực, hàng trăm khẩu pháo, hàng ngàn tấn lương thực thực phẩm. Chiến công nối tiếp chiến công là những trận như: đánh phá kho bom thành Tuy Hạ, đốt cháy kho xăng Nhà Bè, và những trận luồn sâu pháo kích vào Sân bay Biên Hòa, sân bay Tân Sơn Nhất, nội thành Sài Gòn, pháo kích vào lễ quốc khánh của ngụy quyền Sài Gòn… Những chiến công vang dội đã làm nức lòng nhân dân 2 miền Nam Bắc, rung động lầu năm góc, tạo nên nhiều cuộc biểu tình phản đối chiến tranh tại Mỹ và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ở nội thành, nhiều đội Biệt động được thành lập như: F 21, F 100, C 10. Lực lượng Biệt động vừa chiến đấu vừa tích cực xây dựng cơ sở chuẩn bị cho thời cơ lớn. Đêm ngày 30 rạng sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968 lực lượng Biệt động đã đồng loạt tiến công các mục tiêu quan trọng tại Sài Gòn như: dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy và Đài phát thanh Sài Gòn... Các đơn vị vũ trang Thành phố kết hợp với các đơn vị tiến công vào trung tâm huấn luyện Quang Trung, sân bay Tân Sơn Nhất, thành Cổ Loa, Phù Đổng, … lập lên những chiến công oanh liệt góp phần giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Đế quốc Mỹ. Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Đế quốc Mỹ bị hoàn toàn thất bại, buộc địch lâm vào thế khủng hoảng nghiêm trọng về chiến lược.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Thất bại nặng nề trong chiến dịch Mậu Thân 1968 buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari, đơn phương ngừng ném bom đánh phá Miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, tiến tới việc đàm phán giải quyết vấn đề rút quân đội Mỹ ra khỏi Miền Nam Việt Nam.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Trong giai đoạn chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Sau Hiệp định Pari (27/1/1973) lực lượng vũ trang Thành phố vẫn giữ được thế chủ động, liên tục đánh lui các cuộc càn giành dân, lấn đất của địch bảo vệ hiệp định, bảo vệ vùng giải phóng. Ở nội đô nhiều đội biệt động được xây dựng để chuẩn bị cho nhiệm vụ mới, các đội vũ trang quần chúng của Thành đoàn, Công vận, Hoa vận được khôi phục, củng cố. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Trong không khí tràn đầy phấn khởi và quyết tâm, lực lượng vũ trang Thành phố và các đơn vị phối thuộc long trọng làm lễ xuất quân đi chiến đấu tại căn cứ rừng làng (An Nhơn Tây – Củ Chi) chuẩn bị tham gia chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn. Đến ngày 18/3/1975 Thành đội Sài Gòn Gia Định đã tạo điều kiện để Bộ Chỉ huy Miền triển khai một lực lượng lớn xung quanh Sài Gòn gồm 6 trung đoàn đặc công và lữ đoàn 316 đặc công biệt động được bố trí: Trung đoàn 117, Trung đoàn 429 triển khai đội hình ở hướng Tây và Tây Nam Sài Gòn; Trung đoàn đặc công Rừng Sác được bố trí ở hướng Đông Nam; Trung đoàn 113, 115, 116 Sư đoàn 2 được bố trí ở hướng Đông Bắc; Lữ đoàn 316 bố trí lực lượng ở vùng ven đô; Trung đoàn Gia Định ở hướng Tây (Đức Hòa – Long An); Trung đoàn 2 đất thép được bố trí ở xung quanh huyện Hóc Môn; 5 Tiểu đoàn đặc công biệt động bố trí ở các hướng theo nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Miền giao. Về tổ chức, thành đội được tổ chức Sở chỉ huy cơ bản tại căn cứ ở huyện Củ Chi, sẵn sàng theo đội hình tiến công vào các hướng Đông Bắc và Tây Nam Sài Gòn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 31/3/1975 Bộ Chính trị quyết định <em>“ Thời gian tổng công kích – tổng khởi nghĩa tốt nhất là vào tháng 4/1975, không thể chậm hơn vì mùa mưa sắp tới và trận quyết chiến chiến lược diễn ra tại Sài Gòn. Chỉ đạo các đơn vị chủ lực, địa phương:</em> <em>“Nắm thời cơ chiến lược hơn nữa với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975, không thể chậm”. </em></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Thời gian này bộ đội tập trung của Thành phố có 2 trung đoàn, 5 tiểu đoàn mũi nhọn, với quân số 4.924 cán bộ, chiến sĩ. Mỗi huyện có từ 1 đến 2 đại đội, ngoài ra còn có 3.345 du kích và hàng trăm tự vệ mật, 6 trung đoàn của trên tăng cường và 1 lữ đoàn đặc công biệt động, tính chung lực lượng vũ trang Sài Gòn – Gia Định có trên 20 nghìn cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch, tất cả đều phấn khởi trước khí thế bước vào trận chiến đấu cuối cùng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 18/4/1975 đồng chí Lê Duẩn thay mặt Bộ Chính trị điện cho Bộ chỉ huy chiến dịch <em>“Thời cơ quân sự, chính trị để mở cuộc tiến công vào Sài Gòn đã chín mồi, cần phát triển trên các hướng không để chậm”</em>. Ở mặt trận phía Bắc Sài Gòn sau 12 ngày đêm chiến đấu cực kỳ ác liệt, Quân đoàn 4 đã giải phóng hoàn toàn thị xã Xuân Lộc tỉnh Long Khánh, tuyến phòng thủ quan trọng chỉ cách Sài Gòn 80km. Địch coi là “cánh cửa thép” cuối cùng đã bị đập tan. Sau khi mất Xuân Lộc, tình hình quân sự đã suy sụp, trong tình thế hoàn toàn hoang mang tuyệt vọng, Nguyễn Văn Thiệu – Tổng thống Việt Nam cộng hòa lên Đài phát thanh, truyền hình đọc diễn văn từ chức. Qua sóng Đài phát thanh, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thành phố vô cùng phấn khởi, càng vững tin vào thắng lợi cuối cùng. Tình hình chiến sự xung quanh Sài Gòn đã bắt đầu sôi động. Trong lúc các binh đoàn chủ lực thần tốc tiến về Sài Gòn, các đơn vị lực lượng vũ trang Thành phố đã bám các cửa mở; chiếm giữ và chốt các đầu cầu quan trọng, tham gia chế áp các trận địa pháo của địch, đánh chiếm một số vị trí then chốt và phối hợp với quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở một số điểm vùng ven. Trong đó, tiểu đoàn 2 trung đoàn 1 Gia Định ra quân đánh thắng trận đầu xuất sắc, tiêu diệt bót Giồng Dầu, giải phóng xã Mỹ Hạnh (Đức Hòa – Long An) mở rộng cánh cửa phía Tây Thành phố.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh Tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của Mỹ ngụy tại Sài Gòn, lực lượng vũ trang Thành phố với ý chí quyết tâm cao, phấn khởi, tự tin bước vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Các đơn vị đã dũng mãnh tiến công, độc lập và phối hợp với các đơn vị bạn, đánh chiếm các vị trí: Sân bay Tân Sơn Nhất, phân chi khu Xuân Thới Thượng, Chi khu Bà Điểm, Tân Kiên, Phú Thọ Hòa, Quận 8, Quận 5, huyện Nhà Bè, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn, cầu Tân Cảng, cầu Rạch Chiếc… Đặc biệt ở phía Tây thành phố, tại Ngã ba Giồng, sau khi giải phóng Xuân Thới Thượng; Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 Gia Định do đồng chí Phan Trung Kiên chỉ huy, đã mưu trí gọi hàng toàn bộ chiến đoàn 46 sư đoàn 25 ngụy, gồm 1.860 tên.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Tại cầu Rạch Chiếc, đặc công biệt động Lữ đoàn 316 được sự giúp đỡ của quân và dân Thủ Đức đã anh dũng chiến đấu suốt 2 ngày đêm, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, giữ cầu nguyên vẹn cho xe tăng và các lực lượng tiến vào Sài Gòn. Tại đây, hàng chục cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh, và hàng chục đồng chí bị thương, đây là tổn thất lớn nhất của ta trước cửa ngõ Sài Gòn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Cùng với các mũi tiến công của bộ đội tập trung và bộ đội địa phương quận, huyện, lực lượng biệt động đã cùng với các đội công tác vũ trang , đoàn thể ở nội thành, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng địa phương, đã hướng dẫn nhân dân nổi dậy giành chính quyền và làm công tác binh vận ngụy quân, ngụy quyền, cảnh sát, bỏ súng đầu hàng và tan rã…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Lực lượng vũ trang tại chỗ đã hỗ trợ quần chúng nổi dậy giải phóng các huyện lỵ Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Chánh; chiếm các trụ sở hành chánh các quận 3, 5, 10 , 11, tòa đô chánh Gia Định, các ty cảnh sát quận 3, 5…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, quân ta đã cắm cờ lên dinh Độc lập – Phủ Tổng thống ngụy quyền, kết thúc thắng lợi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Với mọi cố gắng vượt bậc, lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử của mình trong trận quyết chiến, chiến lược cuối cùng, góp phần giải phóng Sài Gòn – Gia Định, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lực lượng vũ trang Thành phố cùng với các lực lượng tiêu diệt và làm tan rã 31 nghìn tên địch, bắt sống 12.619 tên, chiếm giữ 9 cầu, 21 chi khu quân sự, trụ sở tề ấp, 22 đồn cấp tiểu đoàn, đại đội, chi khu; thu 88 xe quân sự, 12.275 súng các loại, 216 tấn vũ khí, trang bị quân sự. Số ngụy quân lần lượt ra trình diện là 400 nghìn tên, ngụy quyền, công an cảnh sát các loại hơn 100 ngàn tên...</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Trưa ngày 30/4/1975, Bộ Chính trị gửi điện khen ngợi quân và dân Đảng bộ Sài Gòn – Gia Định: <em>“Bộ Chính trị nhiệt liệt khen ngơi quân và dân Sài Gòn – Gia Định, khen ngợi toàn bộ cán bộ, chiến sĩ; đảng viên; đoàn viên thuộc đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương; bộ đội tinh nhuệ, dân quân tự vệ đã chiến đấu cực kỳ anh dũng, lập chiến công chói lọi, tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn quân địch, buộc chúng phải đầu hàng không điều kiện, giải phóng thành phố, đưa chiến dịch lịch sử mang tên Bác Hồ vĩ đại đến toàn thắng”</em>.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Bức điện đã động viên mạnh mẽ lực lượng vũ trang và nhân dân Thành phố. Trong khí thế phấn khởi, tự tin bước vào nhiệm vụ mới: bảo vệ thành quả cách mạng vừa mới giành được sau 21 năm chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>III.</strong> <strong>TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG, BẢO VỆ THÀNH PHỐ, THAM GIA CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA TÂY NAM VÀ LÀM NHIỆM VỤ QUỐC TẾ GIÚP NHÂN DÂN CAMPUCHIA</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Sau ngày Thành phố được giải phóng 30/4/1975, lực lượng vũ trang Thành phố bước sang giai đoạn cách mạng mới đó là: thực hiện nhiệm vụ quân quản Thành phố. Tuy Thành phố mới được giải phóng, nhưng thực trạng Thành phố khi ấy rất phức tạp, với dân số 3 triệu 4 trăm ngàn người, trong đó có tới hơn 1 triệu người thất nghiệp, nửa triệu binh lính và nhân viên chính quyền chế độ tan rã tại chỗ, có khoảng trên 20.000 tàn quân địch còn lẩn trốn, tệ nạn xã hội xảy ra phức tạp như: mại dâm, xì ke, ma túy, cướp của giết người, trẻ mồ côi, người lang thang cơ nhỡ…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Chấp hành mệnh lệnh của Ủy ban quân quản, lực lượng vũ trang Thành phố khẩn trương ổn định tổ chức, biên chế mới, cùng các đơn vị, đoàn thể cùng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ: duy trì trật tự an ninh, từng bước ổn định đời sống nhân dân, tổ chức đăng ký học tập cải tạo hàng vạn sĩ quan, binh lính và nhân viên ngụy quyền chế độ cũ, trấn áp bọn tội phạm và bọn phản động ngóc đầu dậy. Tới ngày 21/1/1976 Ủy ban quân quản hoàn thành nhiệm vụ và kết thúc nhiệm kỳ hoạt động, lực lượng vũ trang Thành phố đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Ủy ban quân quản giao phó.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 25/6/1976 Quốc hội quyết định thành phố Sài Gòn – Gia Định được mang tên thành phố Hồ Chí Minh, theo đó Bộ Tư lệnh thành phố Sài Gòn – Gia Định cũng mang tên mới: Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Chấp hành nghiêm chỉ thị của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang thành phố đã phối hợp chặt chẽ cùng lực lượng công an, ban ngành đoàn thể cùng với sự ủng hộ của nhân dân, mở nhiều đợt truy quét, triệt phá nhiều băng nhóm gián điệp phản động, cướp giật, giết người, kịp thời dập tắt hành động phá hoại gây rối của một số tổ chức đội lốt tôn giáo ngóc đầu dậy, trừng trị những tên đầu sỏ nguy hiểm, góp phần giữ vững an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội cho Thành phố, bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm như: các cơ quan, trụ sở chính quyền các cấp, kho tàng, bến bãi cũng như đầu mối giao thông.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Đã huy động trên 167 ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân du kích làm nhiệm vụ rà phá thu gom 415 tấn bom, mìn, vật liệu cháy nổ, thu gom xử lý chất độc hóa học còn tồn lưu trên địa bàn Thành phố. Đã rà phá bom, mìn bảo đảm an toàn cho 2.286 hec ta đất sản xuất nông nghiệp để đồng bào trở về quê cũ làm ăn sinh sống, xây dựng quê hương. Để đạt được kết quả trên, đã có hàng chục cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh và bị thương để có được sự an toàn cho nhân dân yên tâm canh tác trong khu vườn, thửa ruộng của mình.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Song song cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị, lực lượng vũ trang Thành phố phát động phong trào: mỗi cán bộ, chiến sĩ trích một khẩu phần ăn để giúp đỡ ủng hộ cứu trợ cho 18.161 gia đình thiếu đói, giúp đỡ và vận động được 5.827 gia đình hồi hương và đi xây dựng vùng kinh tế mới. Triển khai và thực hiện Nghị quyết 265/QĐ-TƯ của quân ủy trung ương về nhiệm vụ quân đội tham gia xây dựng kinh tế. Ngày 20/3/1976 lực lượng vũ trang Thành phố tổ chức lễ ra quân làm kinh tế, khởi công xây dựng nông trường cầu An Hạ khai hoang được gần 1.800 hec ta đất nông nghiệp. Năm 1984, theo nhiệm vụ trên giaoTrung đoàn Gia Định tích cực tham gia xây dựng tuyến đường Nhà Bè Duyên Hải…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Trong lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang tập trung nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm để lại. Tuyến biên giới Tây Nam Tổ quốc, chế độ độc tài phản động Pôn pốt, Iêng xa ri tại Campuchia kích động hận thù dân tộc, phát động cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới nước ta, chúng gây ra nhiều tội ác dã man đối với nhân dân ta dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Chấp hành chỉ thị của Đảng, mệnh lệnh của Quân đội, lực lượng vũ trang Thành phố lại lên đường ra biên giới chiến đấu. Ngày 4/10/1978 trung đoàn Gia Định đã có mặt tại biên giới tỉnh Tây Ninh giáp Campuchia cùng các đơn vị bạn chiến đấu bảo vệ biên cương phía Tây Nam Tổ quốc. Trung đoàn được Bộ Tư lệnh Quân khu đánh giá là đơn vị chiến đấu tốt, giữ nghiêm kỷ luật chiến trường, giữ gìn mối quan hệ quân dân tốt.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 5/5/1978 theo Quyết định của ban Chấp hành Trung ương Đảng đổi tên Bộ Tư lệnh Thành phố thành Bộ CHQS thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 10/6 1978 Thành phố tổ chức lễ xuất Quân cho LLVT Thành phố tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới. Ngày 6/11/1978 LLVT Thành phố được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 7/1/1979, được sự chi viện của Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội và nhân dân Campuchia đã đập tan chế độ tàn bạo của Pôn pốt – Iêng xa ri, đất nước Campuchia đã được giải phóng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Lực lượng vũ trang Thành phố tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự Quốc phòng địa phương được Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Thành ủy, UBND Thành phố giao cho, đồng thời tổ chức, biên chế, bàn giao, nhiều đơn vị sang chiến đấu, giúp bạn xây dựng lại Quân đội và chính quyền đất nước chùa tháp.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngày 23 - 24/1/1979, Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố tiễn trung đoàn Gia Định đi tăng cường cho Quân khu 9 chiến đấu giải phóng thị xã Tà Keo sau khi bị quân Pôn Pốt đánh chiếm. Lại một lần nữa Trung đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu cùng đơn vị bạn giải phóng thị xã Tà Keo và được Bộ Tư lệnh Quân khu 9 khen ngợi.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Cùng thời điểm này, Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố giao nhiệm vụ, động viên Trung đoàn 195 kiểm soát quân sự sang giúp bạn tại Campuchia.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Trải qua 10 năm giúp bạn chiến đấu và xây dựng lại đất nước, chính quyền và lực lượng vũ trang bạn đã trưởng thành vững mạnh tự đảm đương được nhiệm vụ của mình, Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả, rút quân về nước…</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>IV. LỰC LƯỢNG VÕ TRANG THÀNH PHỐ TRONG GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY.</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Theo tinh thần đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1988, các chỉ thị, nghị quyết cụ thể hóa đường lối quốc phòng, về xây dựng lực lượng vũ trang trong giai đoạn mới lần lượt ra đời: Nghị quyết 02/ BCT của Bộ Chính trị, Chỉ thị 20/TBB của Ban Bí thư (khóa 6) cùng các quy định 11, 12; Chỉ thị 66/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Nội dung những văn kiện trên nổi lên 4 vấn đề:</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Một là, xây dựng các tỉnh, thành phố các khu vực phòng thủ vững chắc của Tổ quốc theo kế hoạch thống nhất của quân khu và cả nước.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Hai là, nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Ba là, xác định lực lượng vũ trang phải tham gia làm kinh tế, góp phần xây dựng đất nước và tự trang trải một phần nhu cầu của mình, giảm nhẹ gánh nặng của nhân dân.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Bốn là, tiếp tục khẳng định cơ chế Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối mọi mặt với sự nghiệp quốc phòng và lực lượng vũ trang qua hệ thống tổ chức thống nhất, thông suốt, hiệu lực từ trung ương đến cơ sở.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trước tình hình thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (1991), trong lúc đó Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn là một trong những địa bàn then chốt địch tập trung thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ với nội dung chủ yếu là làm mất ổn định chính trị, mất uy tín về ngoại giao... tiến tới bạo loạn lật đổ, có phối hợp trong ngoài.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nằm trên địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh của cả nước, nhận thức sâu sắc điều đó, lực lượng võ trang thành phố thường xuyên nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Hệ thống kế hoạch, phương án tác chiến phòng thủ trong các tình huống phòng chống “diễn biến hòa bình” gây bạo loạn lật đổ (kế hoạch A2) và chống chiến tranh xâm lược (kế hoạch A) thường xuyên được Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố bổ sung, hoàn thiện. Hằng năm, lực lượng võ trang thành phố đều có kế hoạch tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ trên một số phương án và tình huống phòng thủ cấp thành phố, hoặc từng cụm quận huyện, phường xã liên hoàn. Thông qua diễn tập, các kế hoạch và phương án không ngừng được củng cố sát hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu bảo vệ địa phương của từng cấp. Quá trình tổ chức thực hiện, năng lực lãnh đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền trong huy động lực lượng và sức mạnh tổng hợp, độc lập xử trí các tình huống, bảo vệ ổn định chính trị ở mỗi cấp đã có bước tiến quan trọng. Trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng trong khu vực phòng thủ của lực lượng võ trang thành phố được nâng lên một bước.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Lực lượng võ trang thành phố thường xuyên duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; kết hợp với lực lượng cấp trên, công an, biên phòng và hệ thống chính trị ở cơ sở triển khai kế hoạch sẵn sàng chiến đấu; lực lượng võ trang thành phố luôn nắm chắc tình hình, tham mưu giúp cấp ủy và chính quyền địa phương trong giải quyết các “điểm nóng”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch phòng thủ thành phố. Tổ chức diễn tập phòng chống biểu tình, bạo loạn ở các quận mới thành lập đạt kết quả tốt. Thực hiện diễn tập theo chỉ đạo của Quân khu 7 là “giải tán biểu tình, dập tắt bạo loạn, tiêu diệt địch đổ bộ đường không và đổ bộ đường biển”. Diễn tập phòng thủ cụm liên hoàn của thành phố, qua đó lãnh đạo điều chỉnh kế hoạch A và A2, kế hoạch bảo vệ sở chỉ huy và chỉ đạo các quận mới tiếp tục xây dựng kế hoạch A2; vừa chỉ đạo toàn diện trên địa bàn thành phố, vừa tập trung chỉ đạo thực hiện ở các mục tiêu và địa bàn trọng điểm.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Với nhận thức củng cố và giữ vững trận địa tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, từ Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đến cấp ủy chỉ huy các đơn vị thường xuyên coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng; làm cho lực lượng võ trang thành phố luôn là lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố. Từ đó, đề cao cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và bảo vệ nhân dân; đồng thời, đấu tranh không khoan nhượng với mọi quan điểm tư tưởng sai trái, góp phần bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng cho các tầng lớp nhân dân, duy trì các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và thành phố. Tờ tin “Quyết Thắng” của lực lượng võ trang thành phố phát hành đều đặn hàng tháng, chương trình “Quốc phòng toàn dân” phát định kỳ tháng 4 lần trên Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, phản ánh hoạt động của các cơ quan, đơn vị, góp phần tôn vinh hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Trong huấn luyện, lực lượng võ trang thành phố chấp hành nghiêm các quy định, bảo đảm về nội dung và thời gian; huấn luyện sát với yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị, địa phương. Quân số tham gia huấn luyện đạt 98%, kết quả kiểm tra các môn kỹ thuật chiến đấu đạt 100% yêu cầu, trong đó có trên 84% khá giỏi. Bên cạnh việc chú trọng nâng cao trình độ kỹ chiến thuật cho cán bộ, chiến sĩ, các đơn vị đã kết hợp huấn luyện với hành quân rèn luyện, huấn luyện ban đêm… giúp bộ đội nắm chắc các bước chuẩn bị và thực hành chiến đấu, rèn luyện sức khỏe dẻo dai, bền bỉ. Công tác hội thi, hội thao có sự đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, đánh giá đúng thực chất kết quả huấn luyện của các quận-huyện, đơn vị.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Tham mưu có hiệu quả giúp cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm đạt 100% chỉ tiêu ở cả 3 cấp, tỷ lệ đảng viên, trình độ học vấn tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ những năm gần đây đã tuyển công chức nhập ngũ theo chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố, gắn với quy hoạch tạo nguồn cán bộ ở địa phương, nâng cao tỷ lệ trình độ học vấn. Duy trì tốt mô hình hội trại tòng quân, đảm bảo thực sự trở thành “Ngày hội” ở địa phương và đơn vị</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Công tác hậu cần đã bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật và các chế độ tiêu chuẩn cho lực lượng vũ trang thành phố thực hiện nhiệm vụ thường xuyên và đảm bảo công tác sẵn sàng chiến đấu. Thực hiện tốt phong trào “Xây dựng và quản lý doanh trại chính quy, xanh-sạch-đẹp” ở các đơn vị. Công tác kỹ thuật bảo đảm đầy đủ vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện; duy trì thực hiện có hiệu quả cuộc vận động 50 về “Quản lý, khai thác vũ khí, trang bị, tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"> Công ty Minh Thành hoạt động có hiệu quả, giữ vững chủ quyền, kinh doanh đúng pháp luật; sắp xếp cơ cấu các doanh nghiệp kinh doanh đúng hướng, doanh thu và lợi nhuận tăng; làm tốt công tác chăm sóc rừng phòng hộ tại Củ Chi và Cần Giờ.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi tổ chức tiếp đón hàng trăm ngàn khác trong nước và quốc tế đến tham quan, bảo đảm an toàn. Tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng lập thủ tục triển khai các dự án và triển khai tu bổ, tôn tạo, nâng cấp mở rộng một số hạng mục công trình như: Đền Bến Dược, Bến Đình, tái hiện lại vùng giải phóng, v.v…</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Một sự kiện làm nức lòng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng lực lượng võ trang thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu, theo đề nghị của Thường trực Thành ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ tư lệnh Quân khu 7 và các cơ quan chức năng cấp trên, ngày 14-1-2011, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 150/QĐ-BQP đổi tên Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố thành Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Quân khu 7. Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng ra quyết định về việc trao quân kỳ Quyết thắng cho Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời ủy quyền cho Tư lệnh Quân khu 7 trao Quân kỳ Quyết thắng cho Bộ Tư lệnh thành phố. Đây là niềm vinh dự tự hào đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng võ trang thành phố.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Kỷ niệm 36 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, ngày 28-4-2011, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng võ trang nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Đây là lần thứ hai, lực lượng võ trang thành phố được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý này.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Sau 40 năm kể từ ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đặc biệt là sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với cả nước, thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu đã giành được những thành tựu rất to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và quốc phòng-an ninh. Nghị quyết 16-NQ/TW (10-8-2012) của Bộ Chính trị xác định: “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; là đầu tàu, động lực có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước”. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý: ‘Thành phố Anh hùng”, “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”, 2 lần được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Trong thành tích chung ấy có sự đóng góp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ lực lượng võ trang thành phố. Đây là niềm vinh dự tự hào, đồng thời là động lực thúc đẩy lực lượng võ trang thành phố tiếp tục kế thừa truyền thống cách mạng kiên cường, năng động sáng tạo, không ngừng vươn lên, xứng đáng với lòng tin cậy và yêu mến của Đảng bộ, chính quyền và của nhân dân.</span><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"> </span></span> </p>
<p style="text-align:center"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>KẾT LUẬN</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">70 năm một chặng đường (1945-2015), nhiệm vụ chính trị của lực lượng võ trang Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với nhiệm vụ ba thời kỳ cách mạng lớn của đất nước, trong đó gần một nửa thời gian là chiến tranh, phần còn lại vừa có chiến tranh vừa có hòa bình. Trong 30 năm chiến tranh, lực lượng đó bám trụ, chiến đấu ở vị trí tiếp cận sào huyệt, đầu não quân thù.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Phát huy truyền thống quân sự giữ nước của dân tộc, từ lực lượng quần chúng trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) và trong Cách mạng Tháng Tám (1945), lực lượng ấy được sinh ra từ ý chí “độc lập hay là chết”. Tinh thần bất khuất quật cường ấy được giương cao trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Buổi đầu với lòng yêu nước căm thù giặc, người dân cầm vũ khí đánh giặc tự phát, nhưng từ khi có sự lãnh đạo của Đảng, các lực lượng ấy đã được tập hợp lại và được chỉnh đốn, hình thành nên một đội quân chiến đấu, cùng quân dân Nam Bộ thực hiện nhiệm vụ “đi trước”, vừa từng bước xây dựng nên lực lượng vũ trang cách mạng.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Địa bàn Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định không có ba vùng chiến lược theo nghĩa chung, nhưng có ba vùng, với đặc điểm riêng của mình là nội đô, ngoại ô, nông thôn ngoại thành, từ đó hình thành thế trận chiến tranh nhân dân gồm: lực lượng vũ trang trên cả ba vùng với hệ thống cơ sở cách mạng, lực lượng chính trị và lõm chính trị từ nội ngoại thành, lõm làm chủ vùng ven, căn cứ du kích và địa bàn lãnh đạo chỉ huy. Có thể nói đó là hình ảnh chiến trường đồng bằng Nam Bộ thu nhỏ, nhưng tập trung về lực lượng cả hai phía ta và địch. Vận dụng đường lối xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng trên một địa bàn đặc biệt như vậy, trong đó lấy nội đô làm trung tâm, Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền đặc biệt coi trọng xây dựng lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, nhắm đánh vào những mục tiêu trọng yếu của địch. Việc xây dựng trên cơ sở phát triển đồng bộ ba thứ quân trong tổng thể ba vùng của địa bàn đô thị. Lực lượng tại chỗ gồm đặc biệt tinh nhuệ, du kích ngoại ô và nông thôn ngoại thành, bộ đội địa phương huyện và lực lượng cơ động bao gồm những đơn vị mũi nhọn và những đơn vị “quả đấm” với quy mô phù hợp. Mỗi lực lượng có vai trò, vị trí riêng theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị lúc bấy giờ.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Lực lượng tinh nhuệ sau này thường gọi là “biệt động” sinh ra từ tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, chiến đấu trong lòng đô thị, giữa sào huyệt quân thù. Từ các chiến sĩ quyết tử những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, theo yêu cầu của chiến tranh giải phóng, lực lượng ấy đã phát triển đến cấp lữ đoàn. Nét đặc trưng về hoạt động của đội quân biệt động là đánh sâu, đánh hiểm, sẵn sàng tiến công các mục tiêu chiến lược của kẻ thù, gây rối loạn hậu phương của chúng. Quá trình phát triển lực lượng đi đôi với quá trình phát triển cách đánh: từ những hành động cảm tử, đơn lẻ, táo bạo, diệt ác trên đường phố đến những trận tiến công mục tiêu sào huyệt địch có tổ chức quy mô, nhưng không sử dụng số đông lực lượng mà bằng sự tinh gọn, có phương án hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng bảo đảm, xung kích, hỗ trợ, phục vụ... được chuẩn bị công phu, thời điểm và mục tiêu được chọn theo yêu cầu chính trị.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Với lối đánh bí mật, bất ngờ, táo bạo, “xuất quỷ nhập thần”, linh hoạt, tập trung, phân tán, có thể kết hợp nội công - ngoại kích, một người, một tổ trong khoảnh khắc có thể “làm nên lịch sử”. Các chiến sĩ biệt động đã làm nên những tiếng nổ thốn óc quân xâm lược Pháp, Mỹ: Thị Nghè, Majestic, Phú Thọ Hòa, tàu Card, Métropole, Caravelle, Brink, tòa đại sứ Mỹ, sân bay Tân Sơn Nhất; đặc biệt là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, xuân 1975. Có những tên người đã trở thành biểu tượng của tinh thần “Quyết tử” như Lê Văn Thọ, Phạm Văn Hai, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Đang, Trần Phú Cương...</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Hoạt động trong lòng đô thị, lực lượng biệt động là đội quân công tác, góp phần xây dựng cơ sở cách mạng trong lòng đô thị. Chính vì vậy, ngay sau Nam Bộ kháng chiến, lực lượng này từng mang tên “Ban công tác Thành”. Xây dựng cơ sở trong lòng đô thị là nhiệm vụ cách mạng, đồng thời là công tác bảo đảm cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển lực lượng. Hiệp đồng cùng tiếng súng nội đô, các lực lượng trên vành đai đã làm nên những chiến công lịch sử: Ràng - Trung Hưng, Láng Le - Bàu Cò, Bàu Lách, Cây Trắc, Bàu Sình, Baton Rouger Victory, Hạnh Thông Tây, Thành Tuy Hạ, Nhà Bè...</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Quá trình bám trụ của lực lượng vũ trang đô thị góp phần tạo thế, tạo lực tại chỗ, sẵn sàng đón thời cơ cùng lực lượng trên thực hiện những trận đánh quyết định vào dinh lũy cuối cùng của địch. Với quá trình bám trụ chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, 30 năm không có ngày ngơi nghỉ, các lực lượng võ trang thành phố đã tích lũy, khẳng định bản lĩnh, truyền thống và những kinh nghiệm quý báu để bước vào một cuộc đấu tranh mới, tuy có hòa bình, nhưng đầy thử thách tiếp theo - đó là 20 năm vừa tiếp tục cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam, vừa góp phần giữ yên một thành phố từng là “thủ đô” của địch, sau chiến thắng 30-4-1975 đã trở thành nơi chúng tập trung mọi nỗ lực thực hiện âm mưu kế hoạch hậu chiến nhằm lật đổ chế độ ta từ bên trong, đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Campuchia.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Nhìn lại chặng đường đầu, trải qua nhiều giai đoạn, chủ yếu là chiến tranh cách mạng, thực hiện nhiệm vụ trên một địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt, đầy thử thách, lực lượng võ trang thành phố đã tự khẳng định chiều dày lịch sử vinh quang; góp phần cùng nhân dân làm nên một “Sài Gòn - Gia Định anh hùng”, một “Củ Chi đất thép Thành đồng” trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. “Đi là chiến thắng. Đánh là dứt điểm.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Chiến đấu ở nơi mặt giáp mặt quân thù, chiến sĩ Sài Gòn-Gia Định, tiêu biểu là lực lượng quyết tử, biệt động đã thể hiện ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, tác phong “mưu trí, táo bạo, bất ngờ” và khẳng định truyền thống:</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">“Đoàn kết một lòng<br />
Mưu trí vô song<br />
Dũng cảm tuyệt vời<br />
Trung kiên bất khuất”.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Kế tiếp truyền thống hào hùng của những năm tháng đánh giặc, lực lượng võ trang thành phố đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, lực lượng võ trang thành phố vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Từ lực lượng vũ trang Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp, lực lượng vũ trang Sài Gòn-Gia Định trong chống Mỹ, đến lực lượng võ trang Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự tiếp nối vững chắc.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Tròn 40 năm kể từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông gấm vóc thu về một mối, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lực lượng võ trang thành phố không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Trong quá trình ấy, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố trước đây, Bộ Tư lệnh thành phố ngày nay, đặc biệt chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, làm nòng cốt cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Hệ thống Đảng bộ, chi bộ quân sự được xây dựng từ thành phố đến các quận-huyện, đơn vị, phường xã, là hạt nhân lãnh đạo, bảo đảm cho lực lượng vũ trang luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với Tổ quốc và nhân dân.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, lực lượng võ trang thành phố đã tích cực tham mưu giúp cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công tác quốc phòng; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ theo phương châm rộng mạnh, vững chắc; xây dựng lực lượng dự bị động viên. Nhiều năm liền, thành phố thực hiện đúng quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu pháp lệnh. Công tác giáo dục quốc phòng được tăng cường và triển khai sâu rộng, có hiệu quả trong các trường phổ thông trung học, cao đẳng và đại học trên địa bàn thành phố, góp phần nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Tự hào với truyền thống và những thành tích vẻ vang của LLVT Thành phố 2 lần Anh hùng, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thành phố đã luơn thể hiện sự trung thành tuyệt đối với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa, với nhân dân, luơn luơn đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu khơng để bị động bất ngờ trước mọi tình huống. Khơng ngừng quán triệt sâu sắc những nhận thức về lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, tập trung thực hiện Chỉ thị 917 của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, các chỉ thị của Tư lệnh Quân khu về xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh tồn diện, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng và sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang Thành phố vững mạnh theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tiếp tục phát huy truyền thống, phẩm chất đạo đức “Bộ đội Cụ Hồ” gĩp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, chủ động xử lý cĩ hiệu quả các vụ việc xảy ra trên địa bàn theo phạm vi, chức trách, gĩp phần giữ vững an ninh chính trị - trật tự an tồn xã hội trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khĩa XI), tích cực tuyên truyền về truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong lịng nhân dân Thành phố.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"> Đồng thời, đã thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân hiểu rõ, nắm chắc các chủ trương của Đảng và Nhà nước về 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về cơng tác xây dựng nền quốc phịng tồn dân, đường lối chiến tranh nhân dân, tổ chức nhiều đợt hành quân dã ngoại, thực hiện đền ơn đáp nghĩa, chính sách hậu phương Quân đội, lao động giúp dân, qua đĩ củng cố hơn nữa truyền thống tốt đẹp quân với dân một ý chí. Thắt chặt hơn nữa niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Lực lượng vũ trang Thành phố tiếp tục phấn đấu hồn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, luơn xứng đáng với lời khen của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố “Trung thành vơ hạn, bám trụ kiên cường, đồn kết kỷ cương, năng động sáng tạo, quyết chiến quyết thắng” và lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khĩ khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Với những thành tích, chiến cơng trong chiến đấu và cơng tác, nhiều tập thể, cá nhân của lực lượng võ trang thành phố đã được Nhà nước, Bộ Quốc phịng, Quân khu 7, Thành phố và nước bạn phong tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý, xứng đáng là một đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân ta, xứng đáng là “Bộ đội Cụ Hồ”, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Trải qua 70 năm, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành trong đĩ cĩ 30 năm bám trụ kiên cường, chiến đấu dũng cảm ngay tại sào huyệt của kẻ thù trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia và thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phịng trên một địa bàn trọng điểm, Lực lượng võ trang Thành phố đã lập được nhiều chiến cơng vang dội, gĩp phần cùng tồn Đảng, tồn dân và tồn quân ta hồn thành sự nghiệp giải phĩng miền Nam thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với vinh dự là LLVT mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh./.</span></span></p>
<p style="text-align:center"><br />
<strong><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">PHỤ LỤC<br />
KHEN THƯỞNG<br />
(1945 - 2015)</span></span></strong></p>
<p style="text-align:justify"><br />
<span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>I. TẬP THỂ</strong><br />
- 99 đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (có danh sách kèm theo)<br />
- 3 Huân chương Thành đồng hạng 1, 2, 3<br />
- 1 Huân chương Hồ Chí Minh (Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh)<br />
- 2 Huân chương Lao động hạng Nhất<br />
- 19 Huân chương Quân công giải phóng các hạng<br />
- 24 Huân chương Quân công các hạng<br />
- 750 Huân chương Chiến công giải phóng các hạng<br />
- 3 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc các hạng<br />
- 45 Huân chương Chiến công các hạng<br />
<strong>II. CÁ NHÂN</strong><br />
- 128 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (có danh sách kèm theo).<br />
- 12 Huân chương Quân công giải phóng các hạng<br />
- 174 Huân chương Quân công các hạng<br />
- 10.177 Huân chương Chiến công giải phóng các hạng<br />
- 2.499 Huân chương Chiến công các hạng<br />
- 2.639 Huân, Huy chương chiến thắng<br />
- 888 Huân, Huy chương kháng chiến<br />
- 13.544 Huân, huy chương Chiến sĩ vẻ vang<br />
- 33.426 Huân, huy chương Chiến sĩ giải phóng<br />
- 4.435 Huy chương Quân kỳ quyết thắng<br />
- 1.891 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc<br />
- 61 Huân huy chương Hữu nghị</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN (1945 - 2015)</strong><br />
<strong>I. TẬP THỂ: 99 đơn vị</strong><br />
a. Trong kháng chiến chống Pháp:<br />
1. Tiểu đoàn Quyết tử 950, Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn.<br />
b. Trong kháng chiến chống Mỹ:<br />
1. Lực lượng võ trang nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2 lần Anh hùng).<br />
2. Lực lượng Cơ yếu Sài Gòn-Gia Định.<br />
3. Lực lượng Giao bưu Thông tin liên lạc Sài Gòn-Gia Định.<br />
4. Đội 3 Biệt động Sài Gòn-Gia Định.<br />
5. Đội 4 Biệt động Sài Gòn-Gia Định.<br />
6. Đội 5 Biệt động F100 (2 lần Anh hùng).<br />
7. K20 huyện Thủ Đức.<br />
8. Đại đội 5 Đặc công-Tiểu đoàn Gia Định.<br />
9. C2 Quân y - Phòng Hậu cần, Phân khu 1.<br />
10. Đội 11 Biệt động Sài Gòn-Gia Định.<br />
11. Tiểu đoàn 4 Thủ Đức, Sài Gòn-Gia Định.<br />
12. Tiểu đoàn Đặc công Gia Định 4, Sài Gòn-Gia Định.<br />
13. Tập thể 32 Dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc, Mậu Thân 1968.<br />
14. Quân dân y Sài Gòn-Gia Định.<br />
15. Ban Hoa vận Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định.<br />
16. Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam.<br />
17. Ban Trí vận Mặt trận Khu ủy Sài Gòn-Gia Định.<br />
18. Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 268 Phân khu 1 Sài Gòn-Gia Định.<br />
19. Trung đoàn Gia Định, BTL Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
20. Tiểu đoàn 1 Quyết thắng.<br />
21. Tiểu đoàn 2 Trung đoàn Gia Định, BTL Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
22. Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Gia định, BTL Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
23. Tiểu đoàn 31 kiểm soát quân sự BTL Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
24. Trung đoàn 10 Đặc công Rừng Sác, BTL Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
25. Đại đội 5 Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác, BTL Thành phố Hồ Chí Minh (2 lần Anh hùng).<br />
26. Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 16.<br />
27. Lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.<br />
28. Lực lượng vũ trang nhân dân huyện Củ Chi.<br />
29. Xã Trung An, huyện Củ Chi.<br />
30. Xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi.<br />
31. Xã Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức.<br />
32. Đại đội 1 bộ đội địa phương huyện Bình Chánh.<br />
33. Xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.<br />
34. Xã Trung Lập, huyện Củ Chi.<br />
35. Xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi.<br />
36. Lực lượng vũ trang nhân dân huyện Thủ Đức.<br />
37. Lực lượng vũ trang thanh niên, sinh viên, học sinh, Sài Gòn-Gia Định.<br />
38. Xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.<br />
39. Xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh.<br />
40. Xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh.<br />
41. Nhân dân và LLVTND huyện Hóc Môn.<br />
42. Nhân dân và LLVTND huyện Củ Chi.<br />
43. Xã An Phú, huyện Củ Chi.<br />
44. Xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi.<br />
45. Xã Hưng Long, huyện Bình Chánh.<br />
46. Xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh.<br />
47. Xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.<br />
48. Xã Tam Bình, huyện Thủ Đức.<br />
49. Xã hiệp Phước, huyện Nhà Bè.<br />
50. Xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh.<br />
51. Xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.<br />
52. Nhân dân và LLVTND huyện Bình Chánh.<br />
53. Xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn.<br />
54. Xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn.<br />
55. Xã Long Trường, huyện Thủ Đức.<br />
56. Xã Hiệp Bình, huyện Thủ Đức.<br />
57. Xã Bình Trưng, huyện Thủ Đức.<br />
58. Xã Long Phước, huyện Thủ Đức.<br />
59. Xã Phước Long, huyện Thủ Đức.<br />
60. Xã An Phú Đông, huyện Hóc Môn.<br />
61. Xã Tân Túc, huyện Bình Chánh.<br />
62. Xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.<br />
63. Xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.<br />
64. Xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.<br />
65. Xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi.<br />
66. Xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi.<br />
67. Xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh.<br />
68. Xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh.<br />
69. Xã Tân An Hội, huyện Củ Chi.<br />
70. Tiểu đoàn 7 Củ Chi, Sài Gòn-Gia Định.<br />
71. Tiểu đoàn 5 Phân khu cánh Nam, huyện Nhà Bè, Sài Gòn-Gia Định.<br />
72. Tiểu đoàn 6, Bình Tân, Sài Gòn-Gia Định.<br />
73. Nhân dân và LLVTND phường An Phú, quận 2.<br />
74. Nhân dân và LLVTND phường Thảo Điền, quận 2.<br />
75. Nhân dân và LLVTND phường Tân Thuận Đông, quận 7.<br />
76. Nhân dân và LLVTND phường Phú Hữu, quận 9.<br />
77. Nhân dân và LLVTND phường Long Bình, quận 9.<br />
78. Nhân dân và LLVTND phường Thạnh Lộc, quận 12.<br />
79. Nhân dân và LLVTND phường Thạnh Xuân, quận 12.<br />
80. Nhân dân và LLVTND phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú.<br />
81. Nhân dân và LLVTND phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú.<br />
82. Nhân dân và LLVTND xã Hòa Phú, huyện Củ Chi.<br />
83. Nhân dân và LLVT ND xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi.<br />
84. Nhân dân và LLVTND xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi.<br />
85. Nhân dân và LLVTND xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè.<br />
86. Nhân dân và LLVTND xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè.<br />
87. Nhân dân và LLVTND xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.<br />
88. Nhân dân và LLVTND xã Quy Đức, huyện Bình Chánh.<br />
89. Nhân dân và LLVTND xã Đa Phước, huyện Bình Chánh.<br />
90. Nhân dân và LLVTND xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.<br />
91. Nhân dân và LLVTND huyện Cần Giờ.<br />
92. Đội Thanh niên xung phong 198 Thành đồng Sài Gòn-Gia Định.<br />
93. Tập thể cán bộ, nhân viên cơ sở mật Văn phòng Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ.<br />
94. Phường 11, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Min<br />
95. Đội Biệt động B2-F100, Quân khu Sài Gòn –Chợ Lớn – Gia Định.<br />
96. Đội Biệt động 159, Quân khu Sài Gòn –Chợ Lớn – Gia Định.<br />
97. Tiểu đoàn 2 Gò Môn, Quân khu Sài Gòn –Chợ Lớn – Gia Định.<br />
98. Nhân dân và LLVTND phường 3, quận 3, Thành phố Sài Gòn – Gia Định (trước đây là Vùng lõm chính trị, Căn cứ cách mạng Bàn Cờ).<br />
<strong>II. CÁ NHÂN: 128 đồng chí</strong><br />
a. Trong kháng chiến chống Pháp:<br />
1. Anh hùng LLVT ND Lê Văn Thọ<br />
2. Anh hùng LLVT ND Huỳnh Văn Nghệ<br />
3. Anh hùng LLVT ND Phan Nhung<br />
4. Anh hùng LLVT ND Tô Ký<br />
b. Trong kháng chiến chống Mỹ:<br />
1. Anh hùng LLVT ND Bùi Văn Ba<br />
2. Anh hùng LLVT ND Ngô Chí Quốc<br />
3. Anh hùng LLVT ND Phạm Văn Ry.<br />
4. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Trỗi<br />
5. Anh hùng LLVT ND Phạm Văn Hai<br />
6. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Quỳ<br />
7. Anh hùng LLVT ND Phạm Văn Cội<br />
8. Anh hùng LLVT ND Tô Văn Đực<br />
9. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Lực<br />
10. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Tăng<br />
11. Anh hùng LLVT ND Bành Văn Trân<br />
12. Anh hùng LLVT ND Trịnh Xuân Bảng<br />
13. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Bích<br />
14. Anh hùng LLVT ND Lê Xuân Sinh<br />
15. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Sơ<br />
16. Anh hùng LLVT ND Võ Viết Thanh<br />
17. Anh hùng LLVT ND Trương Văn Thành<br />
18. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thạnh Phú<br />
19. Anh hùng LLVT ND Đinh Thị Vân<br />
20. Anh hùng LLVT ND Lê Minh Xuân<br />
21. Anh hùng LLVT ND Mai Dinh<br />
22. Anh hùng LLVT ND Võ Thị Huynh<br />
23. Anh hùng LLVT ND Võ Văn Trạng<br />
24. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Hữu Trí<br />
25. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Chất Xê<br />
26. Anh hùng LLVT ND Trần Văn Dần<br />
27. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Minh Thắng<br />
28. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Hồng Thế<br />
29. Anh hùng LLVT ND Hà Quang Vóc<br />
30. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thị Thu Trang<br />
31. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn A<br />
32. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Bá<br />
33. Anh hùng LLVT ND Trần Phú Cương<br />
34. Anh hùng LLVT ND Tống Viết Dương<br />
35. Anh hùng LLVT ND Trần Văn Đang<br />
36. Anh hùng LLVT ND Lê Văn Đạm<br />
37. Anh hùng LLVT ND Trương Văn Hải<br />
38. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Đình Khơi<br />
39. Anh hùng LLVT ND Phan Trung Kiên<br />
40. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Kiệp<br />
41. Anh hùng LLVT ND Võ Hoàng Lê<br />
42. Anh hùng LLVT ND Trần Thị Mai<br />
43. Anh hùng LLVT ND Phạm Thị Mỹ<br />
44. Anh hùng LLVT ND Trần Văn Mười<br />
45. Anh hùng LLVT ND Lương Văn Mướt<br />
46. Anh hùng LLVT ND Đỗ Tấn Phong<br />
47. Anh hùng LLVT ND Lê Tấn Quốc<br />
48. Anh hùng LLVT ND Đặng Thị Rành<br />
49. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Tây<br />
50. Anh hùng LLVT ND Lê Văn Thế<br />
51. Anh hùng LLVT ND Dương Văn Thì<br />
52. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Thương<br />
53. Anh hùng LLVT ND Đoàn Thị Ánh Tuyết<br />
54. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thanh Tùng<br />
55. Anh hùng LLVT ND Phạm Văn Trọng<br />
56. Anh hùng LLVT ND Lê Hoàng Sơn<br />
57. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Việt<br />
58. Anh hùng LLVT ND Hồ Thị Bi<br />
59. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Đình Chính<br />
60. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thành Trung<br />
61. Anh hùng LLVT ND Lê Văn Việt<br />
62. Anh hùng LLVT ND Trần Văn Chẩm<br />
63. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thị Nê<br />
64. Anh hùng LLVT ND Phạm Văn Chính<br />
65. Anh hùng LLVT ND Võ Văn Hát<br />
66. Anh hùng LLVT ND Lê Minh Nhựt<br />
67. Anh hùng LLVT ND Đào Phúc Lộc<br />
68. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Ni<br />
69. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Đức Nghĩa<br />
70. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn On<br />
71. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Minh Châu<br />
72. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thế Truyện<br />
73. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Lém<br />
74. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Thân<br />
75. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thị Rí<br />
76. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Hoài Thanh<br />
77. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thanh Tuyền<br />
78. Anh hùng LLVT ND Trần Quang Cơ<br />
79. Anh hùng LLVT ND Cao Ngọc Sơn<br />
80. Anh hùng LLVT ND Bùi Văn Mới<br />
81. Anh hùng LLVT ND Đặng Tấn Tài<br />
82. Anh hùng LLVT ND Trương Thanh<br />
83. Anh hùng LLVT ND Trần Văn Cưỡng<br />
84. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Gia Lộc<br />
85. Anh hùng LLVT ND Tô Hoài Thanh<br />
86. Anh hùng LLVT ND Phạm Văn Bảy<br />
87. Anh hùng LLVT ND Lê Văn Tăng<br />
88. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Minh Trí<br />
89. Anh hùng LLVT ND Ngô Thành Vân<br />
90. Anh hùng LLVT ND Lê Tấn Quốc<br />
91. Anh hùng LLVT ND Tô Cẩm Vinh<br />
92. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Ngọc Đồng<br />
93. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thị Tư<br />
94. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Đức Nghĩa<br />
95. Anh hùng LLVT ND Lê Quang Ninh<br />
96. Anh hùng LLVT ND Trương Nhật Quang<br />
97. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thị Nhẫn<br />
98. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Văn Thôn<br />
99. Anh hùng LLVT ND Trần Lê Quận<br />
100. Anh hùng LLVT ND Lê Quốc Lương<br />
101. Anh hùng LLVT ND Ngô Thanh Nguyên<br />
102. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Đức Hùng<br />
103. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thị Đen<br />
104. Anh hùng LLVT ND Trang Văn Học<br />
105. Anh hùng LLVT ND Võ Thị Lớn<br />
106. Anh hùng LLVT ND Đàm Thanh Quan<br />
107. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Sơn Hà<br />
108. Anh hùng LLVT ND Lê Văn Nghề<br />
109. Anh hùng LLVT ND Hồ Hảo Hớn<br />
110. Anh hùng LLVT ND Ca Lê Hiến (Lê Anh Xuân)<br />
111. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Hoàng Ca (Nguyễn Thi)<br />
112. Anh hùng LLVT ND Lê Chí Trực<br />
113. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thị Lan<br />
114. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thị Phượng<br />
115. Anh hùng LLVT ND Phạm Văn Tiềm<br />
116. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Công Bao<br />
117. Anh hùng LLVT ND Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê)<br />
118. Anh hùng LLVT ND Lê Thanh (Lê Văn Dọn)<br />
119. Anh hùng LLVT ND Trần Hải Phụng<br />
120. Anh hùng LLVT ND Trần Văn Lai (Mai Hồng Quế, 5USON)<br />
121. Anh hùng LLVT ND Lê Thị Thu Nguyệt (Mỹ Linh)<br />
122. Anh hùng LLVT ND Phạm Văn Hoa<br />
123. Anh hùng LLVT ND Huỳnh Lan Khanh<br />
124. Anh hùng LLVT ND Vũ Đình Bạch</span></span></p>
<p style="text-align:justify"> </p>
</body></html>