Đưa cồng chiêng trở về buôn làng
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Đưa cồng chiêng trở về buôn làng</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle" align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
Đưa cồng chiêng trở về buôn làng</font></b></p>
<p class="pHead"><font face="Arial" size="2">Việc đoàn viên thanh niên ở ba
huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) gây quỹ, huy động kẻ góp
công, người góp sức đưa cồng chiêng trở về buôn làng là một cách làm rất đáng
trân trọng.</font></p>
<table style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0" id="table6">
<tr>
<td>
<img border="0" src="dua%20cong%20chieng%20tro%20ve%20voi%20buon%20lang.JPG" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td class="tLegend">
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Thanh
niên dân tộc Êđê múa cồng chiêng trong lễ hội</font></i></td>
</tr>
</table>
<b><font face="Arial" size="2" color="#008000">Kẻ góp công, người góp sức</font></b><p class="pBody">
<font face="Arial" size="2">Chúng tôi đến xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa, được
chứng kiến cảnh cả làng có mặt đông đủ và nín lặng quây quanh già làng đang thử
tiếng và đón cồng chiêng trở về buôn làng. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Hết chiếc này đến chiếc khác, việc
thử cồng chiêng kết thúc khi mặt trời lấp ló chút nắng vắt trên những triền núi
mờ sương. Màn đêm buông xuống trên bạt ngàn đồi núi. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Không gian và thời gian như đặc
quánh trong tiếng cồng, tiếng chiêng lúc trầm, lúc bổng, lúc rộn rã, lúc thầm
thì. Đó là lúc bà con dân tộc đang chuyện trò và báo cáo với thần linh theo
cách riêng của mình. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Theo lời kể của những già làng,
cồng chiêng biểu hiện tính cộng đồng rất cao. Trong tất cả các lễ hội đến những
công việc nhỏ của gia đình đều không thể thiếu tiếng nói của cồng chiêng.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Đêm nay, thanh niên và bà con ở
buôn làng Phước Tân sẽ mở hội để đón cồng chiêng trở về, tuy nhỏ thôi nhưng cũng
thật trang trọng. Cả buôn làng náo nức trong khúc tấu cồng chiêng cùng với
những điệu nhảy Aráp rộn ràng, chao nghiêng trong men rượu cần ngây ngất…</font></p>
<table style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="7" width="254" align="left" bgColor="#e8eefa" border="0" id="table7">
<tr>
<td>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Tôi thấy thanh niên ở Cà
Lúi, Phước Tân, Krôngpa, EaLâm đã nhìn được vai trò của cồng chiêng. Do
đó, họ đã góp tiền để mua cồng chiêng. Tôi mong ở các xã khác cũng nên
làm việc này.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2"> Bởi mỗi dân tộc đều có bản
sắc riêng, mà văn hoá dân tộc thì không thể mất. Nó gắn liền với cuộc
sống của lớp trẻ sau này. Như thế cồng chiêng mới tồn tại, mới sống được</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Ông<strong style="font-weight: 400">
Ka Sô Liễng</strong>, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian</font></td>
</tr>
</table>
<font face="Arial" size="2">Theo anh La Lan Tiến, Phó Bí thư đoàn xã Phước Tân,
người cùng với đoàn viên thanh niên 8 chi đoàn của xã Phước Tân từ đầu năm 2003
đã có quyết định táo bạo là phục hồi cồng chiêng bằng cách vận động đoàn viên
thanh niên đóng góp ngày công và tiền bạc. </font>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Anh Tiến bảo từ khi lọt lòng mẹ,
những đứa trẻ người Êđê đã được thưởng thức âm thanh của cồng chiêng qua lễ
“thổi tai”. Khi lớn lên theo tiếng cồng chiêng “mừng sức khoẻ”, “mừng lúa mới”…
Những đêm tụ tập ở nhà rông, tiếng cồng chiêng vang vọng tràn ngập cả núi rừng.
</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Đến khi lìa trần, từ giã cuộc đời
thì tiếng cồng, chiêng biến thành âm hưởng u hoài đưa tiễn. Cồng Chiêng đã chung
sống với buôn làng đời đời kiếp kiếp. Nên khi đưa ra ý tưởng này, anh đã nhận
được sự hưởng ứng nồng nhiệt không chỉ của đoàn viên thanh niên mà của cả buôn
làng…</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Già làng Oi Dành ở buôn Ma Đỉa, xã
Cà Lúi, huyện Sơn Hòa, ngất ngây bên ché rượu cần, cười mãn nguyện: “Từ ngày có
bộ cồng chiêng già thấy vui cái bụng lắm. Ma Đỉa đã không phải đi mượn cồng
chiêng ở buôn khác. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Những ngày Tết và lễ hội của buôn
làng mình vui hơn trước đây nhiều. Lúc nào tổ chức đánh cồng chiêng thì ngày vui
dài lắm”. Bộ cồng chiêng 23 chiếc được thanh niên trong buôn mua về với giá 3
triệu đồng, cả buôn quây quanh trầm trồ, xuýt xoa. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Trước đây Ma Đỉa cũng có một bộ
cồng chiêng của Oi Mang. Nhưng rồi khi túng quá, Oi Mang cũng bán đi để mua gạo.
Từ đó, mỗi khi Ma Đỉa có lễ hội thì phải sang buôn Ma Lúa để mượn. Thích thì
người ta cho mượn, không thích thì họ lắc đầu. Vì thế, ngày vui của buôn làng đã
không được mỹ mãn. </font></p>
<table style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0" id="table8">
<tr>
<td><font face="Arial" size="2">
<img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="150" hspace="0" src="http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=76207" width="200" border="1" Hyperlink></font></td>
</tr>
<tr>
<td class="tLegend">
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Lễ đón
cồng chiêng của thanh niên xã Cà Lúi </font></i></td>
</tr>
</table>
<font face="Arial" size="2">Ma Khả, Bí thư chi đoàn buôn Ma Đỉa, người đi đầu
trong phong trào góp tiền mua cồng chiêng nói: “Mỗi khi nghe cồng chiêng nổi lên
thanh niên ở đây rất mê. </font>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Vì thế, mấy anh em mình có suy nghĩ
là góp tiền lại mua cồng chiêng về để buôn làng vui hơn, tôi đã gương mẫu góp
trước”. Một bộ cồng chiêng tuỳ loại từ 17-23 cái có giá từ 2,5-3 triệu đồng. Tuy
không phải là khoản tiền lớn, nhưng với thanh niên ở những vùng còn khó khăn như
Cà Lúi là sự đóng góp của cả một năm. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Họ gom góp những đồng tiền nhỏ từ
ký lúa, ký đậu, ký khoai qua bao mùa nương rẫy nhọc nhằn thấm đẫm mồ hôi của
mình mới mua được bộ cồng chiêng như hôm nay. Thanh niên ở đây hiểu rằng không
có gì dễ tập hợp được thanh niên dễ dàng như mỗi khi nổi cồng chiêng. </font>
</p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Y Keo, một thanh niên trong buôn
nói: “Khi có cồng chiêng thì thanh niên, phụ nữ tập hợp rất đông. Có cồng chiêng
thì vui vẻ, rộn ràng lắm”. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Để tập hợp, vận động thanh niên
tham gia vào một phong trào nào đó như giúp những hộ neo đơn trong buôn thu
hoạch vụ mùa, thực hiện kế hoạch hoá gia đình… không gì dễ dàng hơn là tổ chức
đánh cồng chiêng, nhảy A Ráp, rồi lồng vào đó việc vận động. </font></p>
<p class="pSubTitle"><b><font face="Arial" size="2" color="#008000">Không để
“chảy máu” cồng chiêng</font></b></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Bây giờ không chỉ có buôn Ma Đỉa,
mà các buôn Ma Thìn, Ma Lưng ở xã Cà Lúi, trong năm 2004 đã có đến 3 bộ cồng
chiêng được mua về từ sự đóng góp của thanh niên. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Cũng năm 2004, thêm hai xã Phước
Tân, Krôngpa của huyện Sơn Hoà và Ea Lâm, Ea Bar (Sông Hinh) đều có cồng chiêng
do thanh niên mua về. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Già làng Oi Min ở buôn Ma Thìn tâm
sự: “Dân tộc mình không thể bỏ cồng chiêng. Ăn đám hoặc trong tết có cồng chiêng
mới vui. Giờ lại có thanh niên ủng hộ, mình vui lắm. Có cồng chiêng không sợ
phong tục của dân tộc bị mai một”. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Tại huyện Sơn Hòa, không chỉ ở xã
Phước Tân, mà ở Cà Lúi, Krôngpa việc huy động đoàn viên thanh niên đóng góp để
đưa cồng chiêng trở về buôn làng đã lan tỏa khắp các buôn làng. Người dân tộc
thiểu số ở Sơn Hòa nói chung và Phú Yên nói riêng đang quyết tâm bảo tồn văn hóa
cồng chiêng. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Chả thế mà trong ngày hội văn hoá
các dân tộc miền Đông Nam bộ, tổ chức tại TP Tuy Hòa, khi có người hỏi đùa một
già làng có bán một chiếc cồng chiêng nào không, già làng đã trả lời thẳng
thừng: “Không, tao không bán đâu, tao phải nuôi nó chứ!”.</font></p>
<p align="right"><b><font face="Arial" size="2"><i>Theo TPO</i></font></b></p>
</body>
</html>