Trường THPT Nguyễn Du tìm hiểu vẻ đẹp người phụ nữ nhân ngày 8/3

<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Vừa qua, nhằm ch&agrave;o mừng Ng&agrave;y Quốc tế Phụ nữ 8/3, Đo&agrave;n trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) đ&atilde; tổ chức chương tr&igrave;nh về nguồn tại Bến Tre, t&igrave;m hiểu về vẻ đẹp của người phụ nữ từ truyền thống đến hiện đại với sự tham gia của hơn 200 đo&agrave;n vi&ecirc;n, học sinh v&agrave; gi&aacute;o vi&ecirc;n của trường.\</span></span></p> <p style="text-align: center;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2017/3/27729/Hinh%20anh%201.JPG" style="height:450px; width:600px" /></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Trong khu&ocirc;n khổ chương tr&igrave;nh, gi&aacute;o vi&ecirc;n, đo&agrave;n vi&ecirc;n, học sinh trường THPT Nguyễn Du đ&atilde; đến thăm viếng v&agrave; d&acirc;ng hương đền thờ nh&agrave; thơ y&ecirc;u nước Nguyễn Đ&igrave;nh Chiểu, bậc thầy văn h&oacute;a dạy Đạo về Trung-Hiếu-Tiết-Hạnh qua c&aacute;c t&aacute;c phẩm văn chương như Lục V&acirc;n Ti&ecirc;n, Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đ&aacute;p, Dương Từ H&agrave; Mậu, Chạy T&acirc;y&hellip;</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Tại đền thờ v&agrave; khu lăng mộ cụ Đồ Chiểu, c&aacute;c bạn trẻ đ&atilde; được nghe lại c&acirc;u chuyện về cụ L&ecirc; Thị Điền, hiền phụ của cụ Đồ Chiểu, người đ&atilde; gi&uacute;p ghi ch&eacute;p, bi&ecirc;n tập kỹ lưỡng c&aacute;c t&aacute;c phẩm thi văn, tế văn nhằm truyền b&aacute; văn h&oacute;a cổ truyền v&agrave; khơi dậy l&ograve;ng y&ecirc;u qu&ecirc; hương đất nước. C&ocirc;ng lao của b&agrave; L&ecirc; Thị Điền v&agrave; t&agrave;i năng của b&agrave; đ&atilde; chứng tỏ về sự uy&ecirc;n b&aacute;c chữ nghĩa m&agrave; rất &iacute;t người phụ nữ xưa được như vậy do những quan niệm cổ hủ phong kiến kh&ocirc;ng khuyến kh&iacute;ch nữ giới ăn học.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Nối tiếp &yacute; ch&iacute; tiến bộ v&agrave; l&ograve;ng y&ecirc;u nước của cha mẹ, b&agrave; Sương Nguyệt Anh (Nguyễn Thị Khu&ecirc;, người con g&aacute;i thứ Tư của cụ Đồ Chiểu), đ&atilde; k&ecirc;u gọi quy&ecirc;n g&oacute;p gi&uacute;p đỡ cho phong tr&agrave;o Đ&ocirc;ng Du của cụ Phan Bội Ch&acirc;u, b&agrave; c&ograve;n l&agrave; người đ&atilde; lập ra tờ b&aacute;o Nữ Giới Chung v&agrave;o năm 1918 nhằm n&acirc;ng cao kiến thức v&agrave; đề cao vai tr&ograve;, gi&aacute; trị của người phụ nữ.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Ngo&agrave;i ra, đo&agrave;n c&ograve;n thăm viếng v&agrave; d&acirc;ng hương đền thờ người nữ anh h&ugrave;ng Nguyễn Thị Định, một tấm gương đẹp của người mẹ, người chị, người chiến sỹ c&aacute;ch mạng, một trong những người l&atilde;nh đạo phong tr&agrave;o Đồng Khởi Bến Tre v&agrave;o năm 1960. Người nữ tướng anh h&ugrave;ng Nguyễn Thị Định xứng danh gi&aacute; trị phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam anh h&ugrave;ng-bất khuất-trung hậu-đảm đang.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, đo&agrave;n về nguồn đ&atilde; tham dự buổi tọa đ&agrave;m với chủ đề n&eacute;t đẹp của người phụ nữ xưa v&agrave; nay, do diễn giả văn h&oacute;a Hồ Nhựt Quang- chủ nhiệm CLB Nghi&ecirc;n cứu v&agrave; Vinh danh Văn H&oacute;a Nam Bộ diễn xướng.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Tại t&ograve;a đ&agrave;m, những gi&aacute; trị về c&ocirc;ng &ndash; dung &ndash; ng&ocirc;n &ndash; hạnh của người phụ nữ xưa v&agrave; nay đ&atilde; được c&aacute;c bạn trẻ kh&aacute;m ph&aacute; một c&aacute;ch cụ thể, ch&acirc;n thực, sinh động th&ocirc;ng qua sự kh&eacute;o l&eacute;o, tỉ mỉ về m&oacute;n ăn, về trang phục như &aacute;o d&agrave;i, &aacute;o b&agrave; ba, chiếc n&oacute;n l&aacute;, lối ứng xử cương-nhu, ăn mặc đ&uacute;ng thời đ&uacute;ng c&aacute;ch&hellip;</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Diễn giả Hồ Nhựt Quang nhấn mạnh việc mỗi người Việt Nam d&ugrave; l&agrave; nam hay nữ, tất cả đều hiểu gi&aacute; trị văn h&oacute;a v&agrave; c&ugrave;ng bảo vệ văn h&oacute;a nước nh&agrave; l&agrave; đ&atilde; trở th&agrave;nh đại sứ văn h&oacute;a. Trong thời buổi hướng đến nền kinh tế tri thức, cần lắm việc ngăn chặn bạo lực học đường, bạo lực gia đ&igrave;nh, c&ugrave;ng bảo vệ sự an l&agrave;nh cho mọi người, nhất l&agrave; phụ nữ v&agrave; trẻ em.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Tham gia chương tr&igrave;nh về nguồn v&agrave; buổi tọa đ&agrave;m, thầy Huỳnh Thanh Ph&uacute;, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Du cho rằng một trường học ti&ecirc;n tiến phải đầu tư cho lực lượng thầy c&ocirc; gi&aacute;o kh&ocirc;ng chỉ về cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy m&agrave; c&ograve;n phải đầu tư về nhận thức v&agrave; gi&aacute; trị văn h&oacute;a của con người Việt Nam.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">&ldquo;Nh&acirc;n dịp ng&agrave;y 8/3, t&ocirc;i nghĩ đến tấm gương của b&agrave; Nguyễn Thị Định, b&agrave; Sương Nguyệt Anh, do đ&oacute; m&agrave; t&ocirc;i quyết t&acirc;m tổ chức chương tr&igrave;nh về Bến Tre. Qua đ&oacute;, t&ocirc;i muốn gửi gắm cho thầy c&ocirc; của nh&agrave; trường những bản sắc văn h&oacute;a Việt Nam n&oacute;i chung, miền Nam n&oacute;i ri&ecirc;ng v&agrave; nhất l&agrave; Bến Tre đ&atilde; c&oacute; những người phụ nữ l&agrave;m n&ecirc;n trang sử rất đẹp của nước nh&agrave;.&rdquo; &ndash; Thầy Huỳnh Thanh Ph&uacute; chia sẻ.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">C&ocirc; Nguyễn Thị Huệ, gi&aacute;o vi&ecirc;n trường THPT Nguyễn Du x&uacute;c động: &ldquo;H&ocirc;m nay, ch&uacute;ng t&ocirc;i tham gia một chương tr&igrave;nh về nguồn đặc biệt nh&acirc;n ng&agrave;y 8/3 Quốc tế phụ nữ. Ch&uacute;ng t&ocirc;i cảm thấy rất th&uacute; vị khi t&igrave;m hiểu về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa v&agrave; nay. C&oacute; thể thấy rằng, người phụ nữ Việt Nam vừa giữ truyền thống nguy&ecirc;n mẫu về c&ocirc;ng-ng&ocirc;n-dung-hạnh, vừa giỏi nước, đảm việc nh&agrave;, sống thủy chung, hiếu hạnh&rdquo;.</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Chuyến tham quan học tập mang t&iacute;nh về nguồn hướng đến n&acirc;ng cao nhận thức về phụ nữ ở phương diện văn h&oacute;a v&agrave; lịch sử. D&ugrave; ở tuổi n&agrave;o th&igrave; cho đến h&ocirc;m nay, c&aacute;i hay, n&eacute;t độc đ&aacute;o của chiếc &aacute;o d&agrave;i, n&oacute;n l&aacute;, phẩm hạnh nh&acirc;n văn của người phụ nữ xưa v&agrave; nay rất cao qu&yacute;. Thực hiện chủ trương của sở v&agrave; th&agrave;nh phố, năm học tới đ&acirc;y trường THPT Nguyễn Du sẽ triển khai cho c&aacute;c em nữ sinh mặc &aacute;o d&agrave;i v&agrave; c&ugrave;ng với diễn giả Hồ Nhựt Quang, đo&agrave;n trường tin rằng c&aacute;c bạn đo&agrave;n vi&ecirc;n, học sinh sẽ cảm nhận được, hiểu được để c&ugrave;ng nhau bảo tồn văn h&oacute;a cổ truyền của d&acirc;n tộc.</span></span></p> <p style="text-align: right;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><strong>H&Agrave; HẢI THI&Ecirc;N</strong></span></span></p> </body></html>

BÌNH LUẬN

Agile Việt Nam
;