THPT Lương Văn Can vui học sử đầu tuần
<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong><em>Sáng Thứ Hai, 17/4/2017, thầy và trò THPT Lương Văn Can (Quận 8, TP.HCM) đã có buổi sinh hoạt đầu tuần thú vị khi cùng nhìn về lịch sử dân tộc thông qua những câu chuyện văn hóa vừa gần gũi thân thuộc lại vô cùng sâu sắc trong chuyên đề “Em yêu trang sử Việt Nam”.</em></strong></span></span></p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong><em><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2017/4/28175/IMG_9469.JPG" style="height:400px; width:600px" /></em></strong></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Chương trình do Đoàn trường phối hợp cùng CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam Bộ xưa phối hợp thực hiện với sự tham gia hào hứng của tập thể giáo viên, học sinh trường THPT Lương Văn Can, thành viên CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam Bộ xưa (Solomonvietnam) và sự hiện diện đặc biệt của NGƯT Phạm Thúy Hoan, một bậc thầy về nhạc cụ dân tộc.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>Nhìn lại dòng lịch sử để giữ tinh thần chung của dân tộc</strong></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Cô Trương Thị Thanh Thủy, Hiệu trưởng trường THPT Lương Văn Can, cho biết: Văn và Sử là 2 môn học quan trọng của khối Khoa học xã hội nói riêng và trong chương trình giáo dục phổ thông nói chung. Đồng thời đây cũng là 2 môn học có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách, nếp sống, nếp nghĩ của học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện tại các bạn học sinh có xu hướng theo học các khối ngành khoa học tự nhiên và kĩ thuật nhiều hơn.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">“Vì vậy, nhà trường mong muốn khơi gợi sự yêu thích đối với bộ môn lịch sử kết hợp với giáo dục văn hóa để dù các bạn theo học bất kỳ khối ngành nào thì các bạn cũng nắm được dòng lịch sử, nắm được tinh thần chung của lịch sử và nối bước tiền nhân để viết thêm những trang sử tươi đẹp thời hiện đại”, cô Thanh Thủy chia sẻ.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Với tinh thần đó, thầy và trò trường THPT Lương Văn Can đã có buổi sinh hoạt đầu tuần thật thú vị với những câu chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử và những giá trị văn hóa truyền thống được tái hiện một cách trực quan, sinh động tại chuyên đề.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Mở đầu chuyên đề là phần diễn thuyết sinh động, gần gũi, trẻ trung nhưng không kém phần sâu sắc của diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang, chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam Bộ xưa. Trong phần thuyết trình của mình, diễn giả đã truyền tải những câu chuyện lịch sử một cách khéo léo thông qua những câu thơ, những mẫu chuyện và cả một tinh thần văn hóa được gói ghém một cách tinh tế trong nếp ăn, nếp sống, nếp nghĩ hằng ngày của mỗi con người Việt Nam.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tại chuyên đề, các bạn học sinh trực tiếp trải nghiệm văn hóa với những sinh hoạt thông thường nhất. Có bạn thử cầm chiếc gàu nước minh hoạt động tác xối nước khi tắm mới giật mình nhận ra từ trước đến nay các bạn đã thực hiện sai khi toàn xối nước từ trên đầu xuống. Có bạn thử bày biện bình hoa và trái cây trên bàn thờ mới hiểu được quy tắc “đông bình tây quả”, có bạn thích thú với chiếc đèn dầu rồi thắc mắc tại sao đèn dầu lại được thiết kế như thế, tại sao trên bàn thờ lúc nào cũng có một cây đèn dầu và khách viếng thăm luôn thắp hương bằng ngọn lửa trong đèn dầu đó chứ không phải là bật lửa cá nhân…</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Từ những trải nghiệm của các bạn, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang đúc kết lại thành những bài học văn hóa đan xen những câu chuyện lịch sử giúp các bạn hiểu và ghi nhớ một cách khoa học, sâu sắc.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Bạn Ngọc Phượng, học sinh lớp 12A7, trường THPT Lương Văn Can, chia sẻ: “Lần đầu tiên em thấy những bài học về văn hóa lịch sử lại thú vị đến như vậy. Tụi em không bị ám ảnh bởi những con số như ngày, tháng, năm, số liệu thống kê… nhưng vẫn nắm được sự kiện, nhân vật lịch sử, nhớ được dòng lịch sử cũng như hiểu được tinh thần văn hóa của dân tộc. Nếu được học mãi như thế này chắc môn Sử sẽ trở thành môn học yêu thích của em mất”.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Cô Trần Thị Thu Thủy, Tổ trưởng chuyên môn Ngữ Văn, trường THPT Lương Văn Can, chia sẻ: “Bản thân mình là một giáo viên nhưng đôi khi có những kiến thức mà chính bản thân mình cũng không hiểu được mặc dù vẫn lặp đi lặp lại hằng ngày. Như nguyên tắc bày biện hoa quả trên bàn thờ chẳng hạn, ngày xưa mẹ cũng dạy “Đông bình Tây quả” rồi mình trưng theo thế thôi chứ không hiểu tại sao lại như vậy”.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Từ đó, cô Thu Thủy cho rằng những buổi sinh hoạt chuyên đề như thế này là rất quan trọng khi thầy và trò cùng nhau tìm hiểu, học tập những kiến thức mà thời gian trên lớp không cho phép. Lại càng quan trọng hơn khi bộ môn cô phụ trách là môn Văn, môn học nuôi dưỡng tâm hồn các bạn học sinh. Để từ đó, cô trò có thể cùng nhau cùng trau dồi văn hóa, giữ gìn lời ăn tiếng nói, cách ứng xử văn hóa và mang tinh thần văn hóa đó ứng dụng vào học tập cũng như sinh hoạt đời sống hằng ngày của các em một cách tự nhiên nhất.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>Để mỗi giờ học Sử luôn là những trải nghiệm thú vị</strong></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Cũng theo cô Trương Thị Thanh Thủy (Hiệu trưởng), Nhà trường luôn chú trọng truyền tải những giá trị văn hóa và lịch sử vào môi trường học đường. Bên cạnh những buổi sinh hoạt chuyên đề thú vị như thế này, Đoàn trường cũng thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt dã ngoại, đi thực tế các địa điểm văn hóa lịch sử, đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động tìm hiểu về lịch sử địa phương, khu vực Quận 8 nói riêng và TP.HCM nói chung.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Để mỗi giờ học Sử trở thành những buổi học thú vị thì bản thân các bạn phải được trải nghiệm nhiều hơn, để hiểu và từ đó tinh thần lịch sử, tinh thần yêu nước sẽ ngấm vào trong trái tim của các bạn. Mỗi một kiến thức mới đến với các bạn sẽ được ghi nhớ nhanh chóng khi các bạn hình dung về chính những trải nghiệm của bản thân.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Bên cạnh đó, các loại hình nghệ thuật dân tộc luôn là phương tiện truyền tải văn hóa, lịch sử hiệu quả. Bên cạnh việc để các bạn trải nghiệm và đúc kết bài học từ diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang, các sự kiện, nhân vật lịch sử còn được sân khấu hóa với những trích đoạn cải lương đặc sắc như Nam quốc sơn hà, Hào khí Thủ khoa Huân, Thái hậu Dương Vân Nga…</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Cô Lê Thị Thính, Tổ trưởng chuyên môn Lịch sử, trường THPT Lương Văn Can, đánh giá cao việc truyền tải tư tưởng, giá trị lịch sử và đặc biệt là làm nổi bật sự kiện, nhân vật lịch sử của cải lương. Cô Lê Thị Thính chia sẻ: “Mình ấn tượng nhất là chuyên đề đã làm nổi bật được hình ảnh Thủ khoa Huân với những phẩm chất, tư tưởng cao đẹp và những giá trị văn hóa lịch sử rất cần thế hệ trẻ chúng ta kế thừa. Đó là điều mà những tiết học trên lớp không thể lột tả hết được cho các em học sinh. Bên cạnh Thủ khoa Huân, chuyên đề đã truyền tải những bài học tưởng chừng khô khan một cách hấp dẫn mà nhẹ nhàng giúp cho các bạn học sinh tiếp cận một cách tự nhiên, thoải mái, không hề gượng ép”.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Là một giáo viên dạy Sử, cô Thính rất tâm đắc câu nói của một học giả nước ngoài “Lịch sử là bậc thầy cuộc sống”. Từ đó, cô Thính cũng như tập thể giáo viên của trường luôn tạo điều kiện để các bạn học sinh có thể học Sử theo cách của các bạn hoặc theo cách mà các bạn yêu thích, đồng hành cùng các bạn, học cùng các bạn qua những chuyên đề, những buổi sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu thực tế… để củng cố tình yêu lịch sử và tinh thần văn hóa của các bạn.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Đặc biệt, trong chuyên đề “Em yêu trang Sử Việt Nam”, thầy và trò trường THPT Lương Văn Can còn có dịp giao lưu cùng NGƯT Phạm Thúy Hoan. Mang đến loại hình “Hò dô ta” cùng một vài động tác múa minh họa với cổ tay và xòe ngón tay, NGƯT Phạm Thúy Hoan đã “đốt cháy” cả sân trường bằng những tràn pháo tay, tràn cười của các bạn học sinh trong phần giao lưu gần gũi, đầy trẻ trung và hết sức duyên dáng của mình.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tâm tình cùng những bạn học sinh trường THPT Lương Văn Can về lịch sử, về văn hóa trong thời buổi hội nhập sâu và rộng, NGƯT Phạm Thúy Hoan tâm đắc việc diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang chọn hình ảnh cây tre để nêu gương cho giới trẻ học tập, phấn đấu và rèn luyện.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Có thể nói, cây tre là một hình ảnh quen thuộc và là một trong những biểu tượng của người dân Việt Nam khi hội tụ nhiều đức tính của một người quân tử. Cây tre vừa mọc lên khỏi mặt đất mà đã biết cúi đầu cho thấy sự khiêm cung. Cây tre luôn mọc thẳng như khi tiết của một anh hùng. Cây tre mọc thành bụi, thành lũy cho thấy tinh thần đoàn kết, đùm bọc, tương thân tương ái. Cây tre ruột rỗng nhưng không bao giờ bẻ ngang được chứng tỏ khí phách và sự kiên cường. Tre già, măng mọc tượng trưng cho tính kế thừa. Cây tre có tính phổ thông đại chúng vì mọc khắp nơi và tất cả các bộ phận đều được ứng dụng trong cuộc sống từ những vật đơn giản nhất như đôi đũa cho đến những kiến trúc sang trọng…</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">“Muốn giữ cho tâm hồn trong sáng, thanh cao mà giản dị, hãy nhìn vào phẩm hạnh của cây tre mà tự trau dồi” là thông điệp quan trọng mà chuyên đề gửi gắm đến các bạn học sinh trường THPT Lương Văn Can nói riêng, các bạn trẻ Việt Nam nói chung. Cho dù bạn học sử, học văn, học toán, học ngoại ngữ hay học, thì hãy giữ cốt cách của một con người Việt Nam để tiếp bước tiền nhân mà viết tiếp những trang sử vẻ vang cho thế hệ mai sau.</span></span></p>
<p style="text-align: right;"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>HÀ HẢI THIÊN</strong></span></span></p>
</body></html>