<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" style="width:100.0%">
<tbody>
<tr>
<td>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Từ chỉ đạo của Thành Đoàn, Hội đồng đại diện sinh viên và Tổng Hội sinh viên Sài Gòn (khóa 1966-1967) bàn bạc tổ chức cuộc tổng diễn tập hợp pháp, công khai mà không để chánh quyền Sài Gòn nghi ngờ nên lấy tên : “Đại hội Văn nghệ Học sinh sinh viên mừng Tết Quang Trung”, trình diễn tại Trường Quốc gia Hành Chánh vào tối 26 tháng chạp Tết Mậu Thân 1968.</span></span></p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2017/10/29509/nguoi%20doi%20nguoi.jpg" style="height:452px; width:600px" /></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Sân khấu ngoài trời dựng lên uy nghi, phất phới hai lá cờ Quang Trung khổ lớn sừng sững trước mặt tiền. Khi tấm màn trịnh trọng mở ra, vũ khúc “Tiếng trống hào hùng” trên nền ca khúc <em>Hội Nghị Diên Hồng.</em> Người xem, người diễn cùng đắm mình trong lời kêu gọi thống thiết <em>“Toàn dân nghe chăng sơn hà nguy biến. Trước nhục nước nên hòa hay chiến...”</em> bỗng khí thế “thúc giục cả Sài Gòn chống Mỹ” bùng lên! <em>”</em>. Lập tức hơn 12.000 khán giả đáp trả sắc gọn như lưỡi gươm chính khí tuyên thệ: <em>“Quyết Chiến! Quyết Chiến!”</em>. Tiếp theo là câu hỏi <em>“Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh”</em>, tiếng thét dội lên tứ phía như tiếng cảm tử quân tràn tới: <em>“Hy sinh! Hy sinh! Hy sinh!...”</em>.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Khán giả cổ vũ, reo hò hoan hô từng tiết mục <em>Hát cho dân tôi nghe, Người đợi người, Hát từ đồng hoang...</em> Mỗi tiết mục chấm dứt kéo theo tiếng hoan hô như sấm rền, thị hiếu nghệ thuật tự nhiên nhường chỗ cho tinh thần dân tộc “đằng đằng” khí thế chống Mỹ!</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"> Trong ánh sáng hàng trăm ngọn đuốc giơ cao cùng cờ đào Quang Trung đỏ rực, mọi người háo hức khác thường, không phải đến đây vào những ngày cuối năm bận rộn để xem văn nghệ như ngày thường, mà chờ đón một sư kiện gì đó diễn ra như cảnh “Vua Quang Trung kéo quân ra Bắc đến sáng mùng 5 Xuân Kỷ Dậu 1789 thì hoa đào và cờ đỏ thắm tươi bên áo bào sậm màu khói súng của Quang Trung đại thắng”.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px">Năm ngày sau, cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân” nổ ra vào 1 giờ 55 phút ngày mùng 2 Tết (nhằm ngày 30.1.1968) Lực lượng vũ trang cách mạng đồng loạt tấn công vào trung tâm đầu não chế độ Sài Gòn: Tòa Đại sứ Mỹ, Đài Phát thanh Sài Gòn, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng nha Cảnh sát, Bộ Tư lệnh Hải quân… và các đô thị toàn miền Nam.</span></span></p>
<p style="text-align: right;"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><span style="font-size:14px"> <strong>NGUYỄN MINH</strong></span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</body></html>