2007: Thêm 500 tỷ đồng vốn đến với hộ thanh niên nghèo
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>2007</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle" align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
2007: Thêm 500 tỷ đồng vốn đến với hộ thanh niên nghèo</font></b></p>
<p class="pHead" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhằm thực hiện có
hiệu quả kế hoạch đưa thêm 500 tỷ đồng đến với hộ TN nghèo trong năm 2007, nâng
tổng mức dư nợ lên 1.500 tỷ đồng, T.Ư Đoàn khẳng định đang tăng cường các biện
pháp mới. </font></p>
<table style="border-collapse: separate" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40" id="table1">
<tr>
<td>
<p align="justify">
<img border="0" src="them%20500%20ty%20dong.jpg" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td class="tLegend">
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Thanh
niên nghèo đến NHCSXH vay vốn</font></i></td>
</tr>
</table>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Sau hơn 3 năm triển
khai chương trình liên tịch giữa T.Ư Đoàn và Ngân hàng chính sách xã hội về việc
thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tổng số
vốn được chuyển đến hộ thanh niên nghèo tính đến 30/12/2006 đã đạt 1.000 tỷ đồng.
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Hộ TN nghèo khi
được xét cho vay không phải thế chấp tài sản, được vay tối đa 20 triệu đồng,
thời hạn dài nhất là 5 năm, lãi suất 0,65%/tháng. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Theo anh Hà Văn
Chung - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển thanh niên (TN) nông thôn - T.Ư
Đoàn, lượng vốn đến với TN vẫn đang thiếu trầm trọng so với nhu cầu. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Ngân hàng nói là có
nhiều vốn nhưng thực sự ra vốn đến cơ sở và đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ
nghèo còn có sự cách biệt lớn. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cũng theo anh
Chung, thực trạng đó có nguyên nhân do cách phân phối vốn, quản lý và điều tiết
vốn của Ngân hàng còn những điểm chưa theo kịp với nhu cầu thực tế và mong muốn
của Đoàn. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Thực tế cho thấy,
bên cạnh nhiều tỉnh có số dư nợ lên đến trên 50 tỷ đồng vẫn có những tỉnh số dư
nợ mới vài trăm triệu đồng (điển hình như Khánh Hoà, Thừa Thiên- Huế, Đồng Nai...).
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nguyên nhân là do
việc chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh Đoàn, của lãnh đạo Tỉnh Đoàn chưa thực sự
quan tâm, chưa liên kết chặt chẽ với Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH), thậm
chí một số Tỉnh Đoàn còn cho rằng, đoàn viên thanh niên đang có nhiều vốn để làm
ăn qua các kênh cho vay khác và Đoàn không cần làm! </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Theo cơ chế điều
hành hiện nay, Chủ tịch UBND xã là người quyết định cuối cùng là có cho hộ TN
vay hay không. Việc vay vốn của hộ TN còn phụ thuộc vào Tổ tiết kiệm (Tổ TK) vay
vốn ở cơ sở. Nếu Đoàn TN không thành lập Tổ TK vay vốn, không xác định nhu cầu
vay vốn thì dù vốn có đưa về cơ sở thì Đoàn cũng không triển khai được.</font></p>
<table style="border-collapse: separate" bordercolordark="#e8eefa" bordercolorlight="#e8eefa" align="left" bgcolor="#e8eefa" border="0" bordercolor="#e8eefa" cellpadding="5" cellspacing="5" width="155" id="table2">
<tr>
<td class="pBody">
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">
<img src="http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=72419" hyperlink border="0" hspace="0"> Tôi
vừa đến một xã thuộc tỉnh Phú Thọ trước đây có thời điểm Đoàn không hoạt
động được do thiếu kinh phí nhưng nay từ chi đoàn thôn xóm trở lên đều
tổ chức được hoạt động do đã có kinh phí trích từ nguồn vay ủy thác.
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tỉnh Lào
Cai là địa phương dẫn đầu trong việc đưa vốn đến với hộ thanh niên nghèo,
từ tỉnh đến huyện, xã đều chung một tiếng nói quyết tâm làm. Kết quả là
tỉnh Lào Cai đạt dư nợ lên đến 59 tỷ đồng. Tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà
Bình... cũng đang được lãnh đạo Tỉnh Đoàn chỉ đạo quyết liệt
<img src="http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=72420" hyperlink align="bottom" border="0" hspace="0"></font></p>
<p class="pAuthor" align="justify"><i><font face="Arial" size="2">Anh Hà
Văn Chung</font></i></td>
</tr>
</table>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">“Đội ngũ cán bộ
Đoàn luân chuyển rất nhanh, nhiều người vừa quen việc lại chuyển sang công việc
khác nên việc tập huấn nghiệp vụ cho vay đối với cán bộ Đoàn phải làm liên tục.
Một bộ phận cán bộ Đoàn chưa có kinh nghiệm cho vay vốn, thiếu kiến thức kinh tế
nên e ngại, né tránh không muốn “dính dáng” đến chuyện tiền nong vì sợ liên luỵ
trách nhiệm. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cá biệt, có nơi do
bí thư Tỉnh Đoàn “không hợp” với tính cách Giám đốc Ngân hàng CSXH nên chưa tích
cực triển khai! Một phần nữa là do uy tín của tổ chức Đoàn tại một số cơ sở còn
hạn chế nên chưa nhận được sự tin cậy của Ngân hàng”. Đại diện T.Ư Đoàn cho biết.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhằm thực hiện có
hiệu quả kế hoạch đưa thêm 500 tỷ đồng đến với hộ TN nghèo trong năm 2007, nâng
tổng mức dư nợ lên 1.500 tỷ đồng, T.Ư Đoàn khẳng định đang tăng cường các biện
pháp mới. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Theo đó, muốn quản
lý nguồn vốn hiệu quả thì phải cho vay đúng đối tượng và hướng dẫn các hộ TN
nghèo trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong đầu tư làm ăn. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nhằm ngăn chặn hiện
tượng tiêu cực, chiếm dụng vốn, vừa qua Ngân hàng và T.Ư Đoàn đã ban hành quy
định thống nhất: tất cả các bí thư Đoàn xã và ban thường vụ Đoàn xã không đứng
trong ban đại diện của Tổ TK vay vốn mà cán bộ Đoàn xã là người quản lý chung,
có trách nhiệm kiểm tra hàng tháng đối với việc vay vốn của các hộ. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Hàng năm, Ngân hàng
CSXH của huyện cùng với Đoàn xã kiểm tra toàn bộ hoạt động của các Tổ TK vay vốn.
Như vậy, Đoàn xã không liên quan trực tiếp đến quyền của Tổ trưởng Tổ TK vay vốn.
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Đây là điểm khác so
với trước đây là bí thư hoặc phó bí thư Đoàn xã đồng thời là Tổ trưởng Tổ TK vay
vốn, vừa đi thu tiền lãi của các hộ lại vừa kiểm tra các bên. Hằng tháng, Ngân
hàng cấp huyện có một buổi giao dịch tại địa phương sẽ giúp cho giao dịch có
hiệu quả. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Đoàn xã còn có
nhiệm vụ quan trọng nữa là giúp người vay kịp thời xử lý rủi ro, ví dụ giúp hộ
TN làm thủ tục khoanh nợ khi vật nuôi - cây trồng bị dịch bệnh bất thường...</font></p>
<p class="pBody" align="right"><b><i><font face="Arial" size="2">Theo TPO</font></i></b></p>
</body>
</html>