Trò chuyện với “thủ lĩnh” thanh niên trẻ nhất
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Trò chuyện với</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle" align="center"><font color="#0000FF" face="Arial" size="2"><b>
Trò chuyện với “thủ lĩnh” thanh niên trẻ nhất</b></font></p>
<div style="float: left; width: 163px; height: 210px">
<table border="1" width="100%" id="table1">
<tr>
<td>
<img border="0" src="Vo%20Van%20Thuong.JPG" width="150" height="200"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="pHead" align="justify"><font face="Arial" size="2">Anh Võ Văn Thưởng,
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn trẻ nhất từ trước đến nay (37 tuổi) đã dành cho Tiền
phong cuộc trò chuyện cởi mở và thẳng thắn về nhiều vấn đề của giới trẻ và chia
sẻ cả một chút riêng tư…</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Được Hội nghị lần
thứ 11, BCH T.Ư Đoàn (khóa VIII) bầu giữ chức Bí thư thứ nhất với số phiếu tuyệt
đối 113/113,
<a href="http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=72949&ChannelID=4">
<span style="text-decoration: none"><font color="#000000">anh Võ Văn Thưởng</font></span></a>
đã trở thành “thủ lĩnh” thanh niên Việt Nam trẻ nhất trong lịch sử Đoàn (37 tuổi). </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Xin chúc mừng anh đã được tín nhiệm tuyệt đối bầu giữ chức Bí thư thứ nhất T.Ư
Đoàn. Việc trở thành ”thủ lĩnh” thanh niên trẻ nhất trong lịch sử tổ chức Đoàn
có thuận lợi gì đối với anh? Và anh có cảm thấy một sức ép lớn?</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Với tôi, đây là vinh dự rất lớn, đồng thời là trách nhiệm hết
sức nặng nề mà Bộ Chính trị BCH T.Ư Đảng và Ban Chấp hành T.Ư Đoàn tin tưởng
giao phó cho tôi. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Làm Bí thư thứ nhất
của Đoàn ở lứa tuổi 30, điều này có phần thuận lợi đối với tôi nhưng đồng thời
cũng có những thách thức phải vượt qua. Thuận lợi là, ở lứa tuổi 30, tôi có được
sự gần gũi, hiểu và chia sẻ với thanh niên nhiều hơn. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tôi có thể có cùng
nhịp suy nghĩ với nhiều anh em thanh niên, có điều kiện hơn để tiếp cận, đến
với thanh niên ở mọi thành phần, mọi đối tượng, mọi khu vực và điều kiện khác
nhau. Tóm lại, giữa tôi và giới trẻ hiện nay hầu như không có khoảng cách quá
lớn trong cả suy nghĩ và hành động.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tuy nhiên, tôi cũng
ý thức rất rõ về trách nhiệm- có thể gọi là áp lực cũng được- của một “thủ lĩnh”
thanh niên ở phạm vi toàn quốc. Đó là làm sao xứng đáng với sự tin cậy của ĐVTN
cả nước, đưa tổ chức Đoàn TNCS HCM phát triển xứng với tầm vóc là tổ chức của
những thanh niên tiên tiến được mang tên Bác Hồ kính yêu. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nếu mình không hoàn
thành tốt nhiệm vụ được tin tưởng giao phó thì điều ấy không chỉ làm cho ĐVTN
thất vọng mà còn ảnh hưởng đến tổ chức Đoàn, đồng thời tạo ra trong xã hội một
suy nghĩ rằng người ở lứa tuổi tôi thật khó đảm nhận được những công việc quan
trọng. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Vì vậy, xuất phát
cả từ phía cá nhân và cả về phía tổ chức Đoàn, tôi và tập thể Ban Bí thư T.Ư
Đoàn phải làm tốt công việc để góp phần cho xã hội thấy rằng những người trẻ ở
lứa tuổi 30 hiện nay có thể đảm đương được những công việc quan trọng nếu được
sự tin tưởng giao phó. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Anh nghĩ gì về thành quả 20 năm đổi mới của đất nước đối với giới trẻ?</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Thành quả 20 năm đổi mới của đất nước thật to lớn, có tầm vóc
lịch sử, để lại dấu ấn thật rõ nét trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tôi
nghĩ thực tiễn sinh động của quá trình đổi mới đã khơi gợi, chắp cánh cho những
phẩm chất tốt đẹp và ước mơ lãng mạn của giới trẻ. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Đầu thời kỳ đổi mới,
sinh viên đã đi làm thêm và coi làm thêm như là một giá trị tích cực, sinh viên
đi làm thêm được coi trọng; nhiều thanh niên đã không chịu đói nghèo, ôm giấc
mộng làm giàu, có sinh viên đã tự lo tiền đi du học mà trong túi chỉ có 10 đô
la, lập doanh nghiệp từ hai bàn tay trắng. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Khi có người cho
rằng kinh tế thị trường đang thủ tiêu các giá trị đạo đức tốt đẹp vì mọi thứ đều
là hàng hóa, thì hàng ngàn bạn trẻ đã tình nguyện hiến máu cứu người, tình
nguyện đi “ánh sáng văn hóa hè” để xóa mù chữ... Đã có một lớp trẻ trưởng thành
khẳng định mình, vững bước đi lên cùng quá trình đổi mới của đất nước. Đã có rất
nhiều bạn trẻ trong số đó đã “thành danh” trong lĩnh vực của mình.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Anh quan niệm thế nào về tình bạn, tình yêu?</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Tôi chưa có dịp suy nghĩ một cách có hệ thống để hình thành
quan niệm và nói về vấn đề này cho có tính triết lý, dù tôi học Triết học. (Cười...…)
. Từ trải nghiệm ít ỏi của bản thân, tôi nghĩ rằng, tình bạn tốt phải xây dựng
trên sự tôn trọng, giúp đỡ và chia sẻ mọi vui buồn.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Thời sinh viên, tôi
đã có những người bạn tốt, cùng hoạt động Đoàn, cùng sinh hoạt CLB, cùng khó
khăn như nhau, cùng đi làm thêm, và cùng tràn đầy niềm tin vào tương lai tươi
sáng của đất nước. Có những người bạn đã giúp mình vượt qua những khó khăn tưởng
như không thể vượt qua. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong quá trình làm
việc sau này, tôi đã được nhiều anh chị đi trước, nhiều đồng nghiệp, nhiều
người bạn đã góp ý rất thẳng thắn những điều mà mình cần khắc phục, sửa chữa mà
tự bản thân đôi khi không nhận ra được. Tôi rất trân trọng những tình bạn, những
góp ý rất thẳng thắn mà không hề sợ mất lòng vì mục đích xây dựng ấy. </font>
</p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Còn tình yêu? Vẫn
phải trên cơ sở của sự tôn trọng, chia sẻ và đồng cảm. Có thể nói cho nhau nghe
những chuyện rất riêng tư.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Thời học sinh của anh chắc nhiều kỷ niệm, anh có thể chia sẻ với các bạn trẻ?</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Gia đình tôi ở huyện Măng Thít (Măng Thít là tên một con sông ở
Vĩnh Long) có nhiều đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ. Hồi nhỏ, tôi nhớ,
điều kiện sông nước ở quê cho phép mình vừa nấu cơm vừa buông câu, nồi cơm chín
thì cũng là lúc có đủ cá để làm thức ăn. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Khi ra khỏi nhà đi
học sách vở phải cho vào túi nilon dùng dây thun buộc lại, để lỡ có rơi xuống
kinh, rạch thì không bị ướt. Những năm ấy, gia đình làm ruộng mà cho con đi học
đại học là rất xa xỉ vì quan niệm của nhiều người miền Tây lúc ấy chỉ cần cho
con học hết phổ thông, có cái chữ là được rồi. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tôi rất biết ơn ba
mẹ vì điều kiện gia đình rất khó khăn nhưng vẫn cho con đi học đến đại học.
Trước khi vào đại học, tôi là một thanh niên nông dân, cũng làm ruộng, đi cày,
đi bừa, nhổ mạ và gánh lúa!</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Anh hiện sống trong một phòng của nhà khách T.Ư Đoàn cỡ chục mét vuông kiểu
“cơm niêu nước lọ” như người ta vẫn nói. Vậy một ngày của anh hiện nay như thế
nào? Anh có thời gian dành cho sở thích riêng không?</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Hiện tại tôi không có thời gian biểu chặt chẽ và cố định, cái
đó tùy theo công việc. Cán bộ Đoàn mà! Nói chung thì những thói quen xấu của tôi
từ thời sinh viên vẫn còn. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Chẳng hạn tôi có
thể thức suốt đêm để làm việc rồi sáng hôm sau vẫn đến cơ quan làm việc bình
thường. Cũng có khi rảnh rỗi vào ngày nghỉ có thể nằm ngủ bù suốt buổi sáng. (Cười...…)
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Điều kiện ở đây (nhà
khách T.Ư Đoàn) không “hoàn cảnh” chút nào. Tôi vẫn nói với anh em cán bộ Đoàn
đến thăm tôi rằng “Làm cách mạng ở thế này là sang rồi”. Câu đó là tôi nói rất
thật lòng. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Điều kiện để làm
việc thế này là được. Còn chuyện phải ăn cơm “bụi” hàng ngày vì sống xa gia đình
thì đối với tôi và so với đời sống hiện tại của nhiều bạn trẻ thì không phải là
“quá hoàn cảnh” đâu! (Cười...…) </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tôi cũng thường nán
lại làm việc ở cơ quan vào buổi tối. Buổi tối, khi còn ở TPHCM thì tôi có thói
quen đọc sách, xem ti vi và vào internet. Ra Hà Nội thì chỉ còn 2 thứ là đọc
sách và xem ti vi vì phòng tôi không có internet. Còn chơi thể thao thì chưa vì
với tôi mùa đông ngoài này rất lạnh.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Anh hay lựa chọn loại sách nào?Những cuốn mới về toàn cầu hóa như “Thế giới
phẳng”có hấp dẫn anh?</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Tôi quan tâm tới những loại sách có tính chất tiểu luận, nghiên
cứu, khảo cứu về triết học, văn hóa, kinh tế, xã hội... những cuốn sách cung cấp
phương pháp tư duy hoặc cách nhìn mới về cuộc sống. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Những cuốn hồi ký
của những nhân vật mà cuộc sống của họ phản ánh một giai đoạn lịch sử, hoặc
bước thăng trầm của một một quốc gia hay dân tộc nào đó cũng rất hấp dẫn tôi.
Tôi cũng thích truyện của Kim Dung và văn học Nga thời Xô Viết hoặc một số tác
phẩm văn học được giới thiệu thấy hấp dẫn. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Có thể nói tôi đọc
đủ loại khi có thời gian. Đây là những tựa sách tôi đang đọc: “Hồi ký Hillary
Clinton”, “Mật mã De vinci”, “Cô đơn trên mạng”, “Giục giã từ cuộc sống”, “Đời
thay đổi khi tư duy thay đổi”, “Hồi ký Nguyên Ngọc”, “Thế giới @ và thế hệ 8X”…
Tôi cũng đã đọc “Chiếc Lexus và cây ô liu” và “Thế giới phẳng”.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nói chung những
cuốn sách có tính chất tiểu luận, tổng kết, đúc kết cũng góp phần làm cho tư
duy của mình mạch lạc hơn. Nhưng tôi đọc là để xem thế giới người ta nói gì,
nghĩ gì? Đọc với tinh thần phê phán chứ không phải cứ đọc gì là đem vào cuộc
sống tất được. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b> Anh
sử dụng các kênh nào để nắm thông tin đầy đủ về giới trẻ?</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Tôi có nhiều cách tiếp cận thông tin, có thể qua các tờ báo của
giới trẻ như <em>Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ...</em> Tôi cũng có lên mạng
internet, tham gia vào một vài forum, thậm chí chat với nhiều thanh niên về một
số vấn đề mà họ quan tâm, và giữ mối quan hệ với một số bạn du học sinh Việt Nam
ở nước ngoài... đó là những kênh quan trọng để tôi nắm được thông tin về giới
trẻ. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tôi cho rằng là cán
bộ Đoàn phải có mạch nối liên kết hết sức chặt chẽ với thanh niên. Phải dành
nhiều thời gian để đi đến cơ sở, gặp gỡ, đối thoại với các bạn thanh niên. Tôi
sợ nhất khi đi cơ sở lại không gặp được thanh niên mà chỉ gặp cán bộ Đoàn.
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Đối với tôi, chỉ
hướng về cơ sở thì vẫn chưa đủ mà phải đến được với thanh niên và đối thoại được
với thanh niên. Vì thế, trong công việc, phải bố trí thời gian hợp lý, làm sao
có thể chia sẻ, tin tưởng và giao việc cho các cộng sự với mình để tạo ra sức
mạnh chung khuyến khích mọi người cùng sáng tạo, tranh luận tìm ra vấn đề.
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Điều sợ nhất của
tôi là khi tiếp xúc với thanh niên, những gì mình nói ra không phải của một “thủ
lĩnh” thanh niên mà lại là giọng điệu của một ông “quan” Đoàn! </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:
</strong><b>Từng là “thủ lĩnh” thanh niên của một “đầu tàu” kinh tế năng động
nhất đất nước là TPHCM, rồi là Bí thư Quận ủy trẻ nhất thành phố này trong gần
2 năm, điều gì anh thấy khó nhất khi giải quyết công việc?</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Theo tôi, điều khó nhất của một người đứng đầu là làm sao
thuyết phục được cả đội ngũ cùng mình nhận thức được vấn đề đúng và cùng quyết
tâm làm điều đó. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Vì người đứng đầu
có ý tưởng , sáng kiến hay cỡ nào đi nữa nhưng không làm cho mọi người cùng
hiểu, đồng cảm, cùng làm với mình thì có thể cũng không mang lại thành công. Tôi
đã đọc được ở đâu đó một câu rất hay “Nói đúng và làm đúng thôi chưa đủ, mà phải
làm cho mọi người biết rõ điều đó là đúng và cần làm đúng như thế”! </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Chỉ mình thấy đúng
mà mọi người chưa thấy thì không thể thành công, và mình sẽ trở thành người
“lãnh đạo cô đơn”. Mà như thế thì không còn là người “thủ lĩnh” nữa!</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong nghiên cứu
khoa học thì có thể cho phép “nhà khoa học cô đơn” vì điều họ đưa ra chưa chắc
mọi người đã hiểu ngay, nhưng trong lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết những vấn đề
thực tiễn thì sự “cô đơn” gần với sự thất bại.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Việc hội nhập sâu rộng vào “chợ toàn cầu” WTO đòi hỏi vai trò rất quan trọng của
thanh niên, anh quan niệm</b></em><b> <em>thế nào về vấn đề giữ gìn bản sắc văn
hóa của giới trẻ trong hội nhập? </em></b></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Trong hội nhập, đặc biệt với giới trẻ, theo tôi quan trọng là
phải làm sao để “ta vẫn là ta”. Mỗi con người sống trong xã hội đều bị chi phối,
ràng buộc bởi những chuẩn mực đạo đức xã hội. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Là một thanh niên,
bạn đồng thời là người con trong gia đình, một người anh hoặc em; đến cơ quan
thì bạn là một đồng nghiệp của những người khác, có thể là cấp trên cấp dưới,
bạn cũng có thể làm chủ hoặc là người làm thuê… </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Như vậy dù hội nhập
như thế nào, dù anh là ai thì vẫn phải giữ được bản sắc của mình-tức là hành xử
đúng theo đạo lý trong từng mối quan hệ ấy. Tôi nghĩ, quan trọng nhất là thanh
niên phải giữ được và hành xử theo đúng những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy
định trên nền văn hóa của đất nước, của dân tộc. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Có như vậy mới tạo
được sức mạnh để hội nhập, có nền tảng để tự tạo cho mình giá trị và lợi thế
cạnh tranh của riêng mình, trên cơ sở không ngừng học tập rèn luyện, tiếp thu
cái mới. Tôi tin tưởng thanh niên sẽ vững vàng trong quá trình hội nhập để góp
phần đưa đất nước phát triển theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, vì thanh niên luôn biết sửa mình, luôn muốn vượt lên phía
trước. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Là “thủ lĩnh” thanh niên Việt Nam, anh suy nghĩ gì về thế hệ thanh niên hiện
nay-mà người ta vẫn gọi là thế hệ @? </b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Tôi đang đọc một cuốn sách về thế giới @ và thế hệ 8X và gần
đây có đọc một số blog trên mạng. Internet hiện nay đã trở thành công cụ quan
trọng của giới trẻ trong học tập, làm việc và cả trao đổi tâm tư, tình cảm.
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Công cụ này rất hữu
ích nếu được sử dụng đúng mục đích. Nhưng đang có một xu hướng rất đáng lo ngại
là trên mạng ảo, mọi người không cần biết nhau, không biết và không cần quan tâm
đến sắc thái tình cảm trên nét mặt nhau nên dẫn đến việc vô trách nhiệm với lời
phát ngôn, lời hứa và với chính mình! Tôi mong các bạn trẻ hiện nay sử dụng
internet vào việc tích cực chứ đừng dùng vào mục đích khác. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Thời đại bùng nổ
thông tin và internet này, giới trẻ được tự do bày tỏ ý kiến, chính kiến và có
điều kiện tiếp thu nhanh, nhiều kiến thức hơn, cũng làm tăng sức ép đối với cán
bộ Đoàn trong vận động, tập hợp, thu hút thanh niên và cả việc đối thoại của
“thủ lĩnh” thanh niên. Nhưng tôi tin số đông thanh niên có văn hóa trong đối
thoại, tranh luận và quan trọng là luôn biết đặt mục đích chung của cộng đồng,
của đất nước lên trên.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Nếu nhắn nhủ một lời ngắn gọn nhất với giới trẻ, anh sẽ nói gì?</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><strong>Anh Võ Văn
Thưởng:</strong> Hãy học tập hết mình, làm việc hết mình, hết mình với bạn bè,
với đồng đội và tràn đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng và sự phát triển của
đất nước.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2"><em><strong>PV:</strong><b>
Xin cảm ơn anh!</b></em></font></p>
<p class="pBody" align="right"><font face="Arial" size="2"><b><em>Theo TPO</em></b></font></p>
</body>
</html>