<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size:14px">Tiểu thuyết “Áo trắng” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng viết về phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định, nhân vật chính dựa theo nguyên mẫu có thực là cô Nguyễn Thị Châu. Cô Châu bị bắt năm 1961, dù phải trải qua mọi nhục hình tra tấn, cô vẫn một lòng kiên trung với cách mạng.</span></strong></p>
<p style="text-align: center;"><strong><span style="font-size:14px"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2019/4/32209/Co%20Chau.jpg" style="height:517px; width:690px" /></span></strong></p>
<p style="text-align: center;"><em>Vợ chồng Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Hồng Tư và Nguyễn Thị Châu tại một buổi giao lưu trực tuyến với bộ đội và thanh niên - Ảnh: Hải Âu</em></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Cô là tác giả bài thơ “Áo trắng” nổi tiếng khắc trên vách trại giam “<em>Áo trắng em chưa vướng bụi đời. Chưa từng mơ tưởng chuyện xa xôi. Nhưng nay gặp cảnh đời chua xót. Áo trắng này nguyện trắng mãi thôi…”.</em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="color:rgb(34, 34, 34); font-family:arial,helvetica,sans-serif; font-size:14px">Hình ảnh kiên cường của cô gái tên X., đập mạnh 10 ngón tay bị đóng đinh trước mặt quân thù trong truyện “Sống như anh” của tác giả Trần Đình Vân cũng chính là cô,</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Đến giờ, cô Nguyễn Thị Châu (tức Tám Châu) - người nữ Cộng sản nổi tiếng trong vẫn không thể quên được ánh mắt hiền từ, sự quan tâm mà Bác Hồ đã dành cho cô và những người con từ miền Nam ruột thịt. Bốn lần được gặp Bác đã để lại những kỷ niệm không thể nào phai trong tâm trí bà. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Ngày 19.5.1969, cô và Nguyễn Thị Quyên (vợ anh Nguyễn Văn Trỗi) được gặp Bác và được dùng cơm với Bác. Lần đầu tiên được gặp Bác Hồ, chúng tôi xúc động đến nỗi chỉ biết chạy ào đến ôm chặt Bác, mà quên cả tặng hoa mừng thọ Bác, dù đã cầm hoa trên tay.</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Năm 1969, cô Tám Châu cùng cô Phan Thị Quyên (vợ anh Nguyễn Văn Trỗi) được cử tham gia đoàn đại biểu thanh niên miền Nam ra miền Bắc chuẩn bị cho chuyến đi Cuba, Liên Xô, Tiệp Khắc và một số nước xã hội khác.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px">Giữa tháng 5.1969, bà Châu cùng bà Phan Thị Quyên (vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) được vinh dự tham gia Đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Thủ đô và tham dự Đại hội liên hoan thanh niên – sinh viên thế giới.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Ra đến Hà Nội, hai người được báo ngày 17.5 sẽ được vào Phủ Chủ tịch thăm Bác Hồ. Cô Tám Châu nhớ lại: Vừa thấy Bác, cả hai cô đã lao ra, ôm chầm lấy Bác khóc nức nở mà quên cả việc gắn bó hoa lài bé xíu đã chuẩn bị trước lên ngực áo của Bác. Còn Bác chỉ cười: “Đây là Quyên phải không, còn cháu là Tám Châu?”. Đáp lại câu hỏi của Bác, chúng tôi chỉ biết khóc…</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Bữa cơm mà Bác đón hai cô gái miền Nam lần đầu ra thăm miền Bắc thật đạm bạc, gồm một đĩa thịt luộc, một đĩa cà pháo, đĩa rau sống, tô canh rau và ớt trái. “Khi ăn, Bác luôn nhắc nhở chúng tôi phải ăn hết, không được bỏ thừa vì bỏ thừa là có tội với nhân dân”- cô Tám Châu nhớ lại.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Câu chuyện mà Bác quan tâm nhất luôn là chuyện về cuộc sống, tâm tư tình cảm của những người dân miền Nam trong chiến tranh. Cô Tám Châu nói, nghe kể về tình cảm của anh em trong Trung ương Cục miền Nam đối với Bác, rồi chuyện về những em nhỏ sống trong những làng bản bị chiếm đóng không được đến trường, Bác ứa nước mắt. Đặc biệt, khi tôi kể về anh em trong tù dặn dò nhau, nếu ai có dịp được gặp Bác sau này thì ôm Bác thật chặt thay cho họ thì Bác nghẹn ngào lặng đi một lúc. Bác hỏi chúng tôi: “Theo các cháu, bao giờ Bác được vào miền Nam, năm sau có được không?”. Hai chúng tôi chỉ biết im lặng, vì thấy sức khỏe Bác yếu quá. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Hai lần gặp chúng tôi sau đó, Bác vẫn muốn nghe chuyện về miền Nam và đặc biệt Bác rất quan tâm đến chuyến xuất ngoại của đoàn đại biểu Thanh niên Việt Nam. Bác cứ mãi dặn dò chúng tôi về chuyện ăn uống giữ gìn sức khỏe, về việc phải cư xử như thế nào với bè bạn các nước. Cô Tám Châu kể, lần thứ ba gặp mặt, Bác hỏi: “Cháu xuất ngoại lần này, có gì lo lắng không?”. Tôi trả lời là ai cũng lo lắng, không biết đi đứng, ăn nói thế nào cho đúng. Cô trầm ngâm một lát rồi nói với chúng tôi - câu nói mà đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể quên: “Các cháu qua đó người ta chú ý đến mình nhiều lắm, vì thế phải thật khiêm tốn, chân tình trong cư xử”. Xong, Bác cười: “Thế còn lo nữa hay không?”. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px"><span style="color:rgb(34, 34, 34); font-family:arial,helvetica,sans-serif">Lần thứ tư cô được gặp Bác là ngày 14.8.1969 sau khi đi nghỉ mát ở Hạ Long về và chuẩn bị đi dự Hội nghị Thanh niên - Sinh viên thế giới. Lúc ấy Bác đang bệnh và rất mệt. Bác ngồi trên chiếc ghế mây, mặc áo ấm, khăn quàng cổ, đầu đội mũ mà Bác vẫn ho sụt sùi, tay Bác nén ngang ngực cho bớt ho. </span><span style="color:rgb(34, 34, 34); font-family:arial,helvetica,sans-serif">Cô nóng ruột quá chạy tới ôm Bác khóc ròng. Bác nhìn cô cười và hỏi: “Châu đi nghỉ về đã lên cân chưa?”. Rồi Bác kêu chú Kỳ mang cân ra bắt tôi cân, tôi được 34,8kg và chú Kỳ báo Châu lên được 2kg. Bác cười vui, còn tôi thì khóc nức nở. Bác lại dặn dò: “Cháu phải nhớ bồi dưỡng, ăn yaourt nếu chua quá thì thêm đường vào, phải ăn thêm thịt bò bít tết, ráng tập ăn phô mai, bơ… vì những thứ đó bổ và tăng sức”. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Cô Tám Châu chính là người bạn đời của chú Lê Hồng Tư - một trong những lãnh đạo của phong trào sinh viên- học sinh Sài Gòn, người bị tòa án của chính quyền Sài Gòn kết án tử hình với câu nói nổi tiếng: <em>“Chúng tôi chỉ tiếc không đủ lựu đạn để tiêu diệt hết bọn giặc Mỹ xâm lược”</em>. Trong khi chú Lê Hồng Tư bị đày ra Côn Đảo với án tử hình thì cô Tám Châu cũng bị địch bắt, tra tấn dã man và ở tù 4 năm (1961 - 965) vì tham gia phong trào sinh viên - học sinh. Sau nhiều năm được gửi ra miền Bắc học tập, năm 1973, cô Tám Châu trở về miền Nam tiếp tục hoạt động cách mạng, rồi lại bị bắt. Lần này, địch vẫn không khai thác được gì và phải trả tự do cho bà. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Hòa bình lập lại, trên cương vị là Chủ tịch UBND quận 10 khi vừa tiếp quản thành phố, cô đã đón chú Lê Hồng Tư từ Côn Đảo trở về. Đám cưới của họ được tổ chức vào ngày 17.8.1975. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Sau đó, bà được cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Chăm sóc và bảo vệ trẻ em TP. Hồ Chí Minhh. Cô tâm sự: “Bốn lần gặp Bác, lần nào tôi cũng học thêm được nhiều điều. Bác dành biết bao tình cảm cho người dân. Tình thương, sự quan tâm của Bác dành cho mọi người là điều mà tôi học được nhiều nhất”. Từ khi đương chức đến khi về hưu, cô luôn cố gắng tìm những nguồn bảo trợ cho trẻ em thiếu may mắn, những gia đình gặp khó khăn. “Những bài học từ tấm gương của Bác thật quý đối với tôi” - cô tâm sự. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size:14px">Bây giờ, 50 năm đã trôi qua, nhắc đến Bác Hồ cô vẫn còn xúc động rơi nước mắt. Làm sao ngờ được đó là lần được gặp Bác cuối cùng. Cô đi công tác và nhận được tin Bác mất trong nỗi chết lặng… Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc trong trái tim chị còn là hình ảnh người Cha nhân từ. Một con người quá lớn mà cũng quá đỗi bình dị thân thương với tất cả mọi người. Và hình ảnh ấy đã đi theo suốt đời trong trái tim cô, nhắc nhở cô phải sống sao cho xứng đáng với lòng tin yêu của Bác…</span></p>
<p style="text-align: right;"><span style="font-size:14px"><strong>H.T</strong></span></p>
<p><span style="font-size:14px"><strong>Tài liệu tham khảo:</strong></span></p>
<p>1. Cô nữ sinh “Áo trắng” và những lần được gặp Bác Hồ, 02.9.2006, Ngô Ngọc Ngũ Long, Báo Sài Gòn Giải Phóng.</p>
<p>2. Nhớ những lần gặp Bác, 17.11.2008, Thạch Thảo, Báo Sài Gòn Giải Phóng.</p>
</body></html>