Bến đò thông dòng học
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Bến đò thông dòng học</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle" align="center"><font color="#0000FF" face="Arial" size="2"><b>
Bến đò thông dòng học</b></font></p>
<p class="pHead" align="justify"><font face="Arial" size="2">Từ ngày có bến đò
của Đoàn thanh niên xã, hàng trăm học trò tiểu học, trung học cơ sở xã Lộc Hòa,
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế không còn chen chúc, xô lấn, lội nước qua
sông tới trường.</font></p>
<table style="border-collapse: separate" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" id="table1">
<tr>
<td>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=327321" hyperlink border="1" hspace="0"></font></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p class="tLegend" align="center"><i>
<font face="Arial" size="2" color="#808080">Chuẩn bị đưa đò cho các em
sang sông</font></i></td>
</tr>
</table>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Nằm cách trung tâm
TP Huế hơn 40km, xã Lộc Hòa (huyện Phú Lộc) thuộc diện nghèo nhất của huyện.
Đường đi lối lại chủ yếu qua rừng núi, sông nước…, trong đó con sông Truồi đã
tách xã làm đôi khiến đường đến trường của nhiều học trò nơi đây cách trở.
“Trước đây học trò tới trường chủ yếu bằng đi đò thuê cá nhân, mỗi em hằng tháng
tốn 15.000 đồng. Những ngày mưa lũ chủ đò còn nâng giá, trong khi gia đình nhiều
em vốn là hộ nghèo, khó khăn lắm mới có thể tới trường đi học” - anh Đào Văn
Quy, bí thư đoàn xã, cho biết.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Phía nam sông Truồi
có bốn thôn, trong đó hai thôn 3, 4 thuộc diện cực nghèo của huyện. Các gia đình
có con em tới trường khi đi học cứ lo ngay ngáy chuyện sông nước, có em không
biết bơi. Mùa mưa lũ số học sinh tới trường học đúng giờ, đảm bảo số lượng rất
khó khi nước sông Truồi từ thượng nguồn đổ về rất xiết, mạnh và dữ mà ngay nhà
đò cũng ngại. </font></p>
<p class="pInterTitle" align="justify"><b><font face="Arial" size="2">Học trò
sang sông an toàn và miễn phí</font></b></p>
<table style="border-collapse: separate" bordercolorlight="#4792d9" bordercolordark="#456ae1" width="200" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5" id="table3">
<tr>
<td valign="center" bgcolor="#cfe6f9">
<p class="pBody" align="justify">
<font color="#030303" face="Arial" size="2">Anh Đào Văn Quy, bí thư đoàn
xã Lộc Hòa: “Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế còn rất nhiều bến đò
không an toàn, do vậy chúng tôi nghĩ việc nhân rộng mô hình bến đò thanh
niên không chỉ đảm bảo an toàn cho học sinh tới trường nhất là về mùa
mưa lũ, mà còn nâng cao nhận thức các em về tham gia giao thông đường
thủy. </font></p>
<p class="pBody" align="justify">
<font color="#030303" face="Arial" size="2">Ngoài đưa đón học sinh, bến
đò thanh niên cũng đưa đò khách qua đường và người dân. Khi lên đó tất
cả đều phải mặc áo phao, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của bến đò thanh
niên”. </font></td>
</tr>
</table>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Đâu thể để học trò
xã mình bỏ học vì chuyện đi lại, Xã đoàn Lộc Hòa đã tìm đến các trường để bàn
chuyện phối hợp thành lập đội xung kích đưa đón các em từ nhà tới trường và
ngược lại. Một con đò lớn và một chiếc ghe nhỏ được xã đầu tư kinh phí và giao
cho chi đoàn thanh niên phụ trách. Sáu đoàn viên của xã là những người có sức
khỏe, giỏi bơi lặn và... biết chèo thuyền, có khả năng ứng cứu khi tai nạn xảy
ra được phân công đưa đò. Mỗi đò được trang bị sáu áo phao. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Mỗi lần vận chuyển
đò chỉ nhận đưa đúng sáu học sinh đảm bảo an toàn khi qua sông. Anh Quy cho
biết: “Chúng tôi xem đây là hoạt động tình nguyện, đưa đón các em qua sông không
lấy tiền. Ngày nào cũng có người túc trực ở bến đò để nhắc nhở bà con tuân thủ
các quy định đảm bảo an toàn giao thông đường thủy”. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Từ ngày bến đò
thanh niên hoạt động xem ra mấy cô cậu học trò chăm tới trường hơn, đến trường
đúng giờ hơn. Để có niềm vui này, đội thanh niên của bến đò đã luân phiên túc
trực chia làm ba ca, sáng, trưa và chiều tối. Để đảm bảo an toàn cho các em học
sinh, sáu thành viên trong đội phối hợp chặt chẽ với thầy cô giáo nhà trường
thực hiện yêu cầu: em nào lên đò không mặc áo phao sẽ không được qua sông, và
tên tuổi cô cậu học trò bướng bỉnh này sẽ được báo ngay với thầy cô giáo chủ
nhiệm. Tất nhiên nhiều em cũng biết được yêu cầu an toàn cho chính mình. </font>
</p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Em Nguyễn Thị Tý,
học sinh lớp 6B Trường THCS Lộc Hòa, thỏ thẻ: “Trước kia đi học qua sông em sợ
lắm. Từ ngày có bến đò của các anh chị trong xã đưa đón, không chỉ yên tâm mà em
còn được học các bài giảng về an toàn giao thông đường thủy nữa”. Còn thầy
Nguyễn Đê, hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở xã Lộc Hòa, cho biết: “Từ ngày bến
đò thanh niên đi vào hoạt động học sinh tới trường đúng giờ. Nhà trường và thầy
cô giáo ai cũng mừng, không còn phải lo lắng khi các em qua sông tới lớp. Nhà
trường cũng đã lập danh sách, lên kế hoạch báo giờ học, giờ nghỉ cho các thành
viên trong đội xung kích biết để chủ động đưa đón các em”.</font></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo TTO</i></b></font></p>
</body>
</html>