<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Học thuyết Mác - Lênin và chủ ng</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial;
}
.style4 {
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: center;
color: #808080;
}
.style6 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
.style7 {
font-size: 10pt;
text-align: center;
color: #808080;
}
.style8 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
</style>
</head>
<body>
<div class="style8">
<strong>Học thuyết Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật
tất yếu? - Bài 2: CNXH hay CNTB tử tế?</strong></div>
<p align="justify"><font face="Arial"><em><font size="2">Cuối năm 2008, khi nền
kinh tế thế giới thật sự rơi vào khủng hoảng, nhiều ý kiến cho rằng đó chính là
sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở
nhiều nước trên thế giới bắt đầu đi tìm nguyên nhân của sự khủng hoảng cũng như
tìm kiếm một trật tự xã hội mới có thể thay thế chủ nghĩa tư bản.</font></em>
<font size="2"><br />
<br />
</font><b><font size="2"> Cần một trật
tự xã hội mới<br />
</font></b><font size="2"><br />
Đầu năm 2009, trong khi thế giới đang tập trung vào các biện pháp kích cầu để
cứu lấy nền kinh tế tư bản, thì cũng có ý kiến hy vọng trật tự của nền kinh tế
tư bản thật sự sẽ hồi phục. Nhưng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra
tại Luân Đôn (Anh) đầu tháng 4, trên những hàng biểu ngữ của dòng người biểu
tình khắp mọi nẻo đường thế giới người ta nhìn thấy dòng chữ: “Capitalism does
not work” (tạm dịch: Chủ nghĩa tư bản không hiệu quả) hay “Toward the society
for people not for profit” (Hãy hướng đến một xã hội vì con người chứ không phải
vì lợi nhuận). Dòng biểu ngữ lại tiếp tục hâm nóng một vấn đề lớn của thế kỷ 21,
đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay: cần phải có
một trật tự xã hội mới thay thế chủ nghĩa tư bản. <br />
<br />
Để tìm ra câu trả lời, cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn quá sớm. Vì hầu như
mỗi quốc gia đang lần mò cho mình một con đường riêng. <br />
<br />
Trên lý thuyết hiện có hai hình thái nổi bật đang được đặt ra: Chủ nghĩa tư bản
tử tế hơn và chủ nghĩa xã hội. <br />
<br />
Một số nhà nghiên cứu triết học thuộc các nước tư bản cho rằng trong thời gian
trước mắt để cứu vãn kinh tế, họ đồng ý các giải pháp của các chính phủ, nhưng
trong tương lai phải cơ cấu lại nền kinh tế tư bản theo hướng nhân bản hơn và vì
con người hơn. <br />
<br />
Chủ nghĩa tư bản tử tế hay theo cách dùng từ của Bill Gates, cựu chủ tịch tập
đoàn Microsoft thì đó là chủ nghĩa tư bản sáng tạo. Theo Bill Gates, thì đó là
hình thái kinh tế tư bản nhưng vận dụng tất cả những lực lượng thị trường để
giúp các nước nghèo phát triển. </font></font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Trả lời phỏng vấn của báo chí tại
Diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm 2008, Bill Gates nói: “Chúng ta phải biết
tìm cách vận dụng những phương thức vận hành nền kinh tế tư bản đang làm giàu
cho người giàu bây giờ bắt đầu làm giàu cho cả người nghèo”. <br />
<br />
Nhưng giới công nhân và những người nghèo tại các nước tư bản cũng như các nước
nghèo, những người đang bị đẩy ra đường trong cuộc khủng hoảng này không tin có
một chủ nghĩa tư bản như thế. </font></p>
<p align="justify" class="style4"><font face="Arial">Nếu nhận định chủ nghĩa tư
bản tử tế như Bill Gates thì chuyện xưa nay hiếm. Chỉ có các nhà tư bản hay các
nền kinh tế tư bản áp dụng chính sách viện trợ thông qua các khoản vay ODA cho
các nước nghèo, nhưng đổi lại những người cho vay cũng được hưởng một khoản
không nhỏ, như công trình dự án được vay phải do các tập đoàn của họ thực hiện
hoặc làm nhà thầu chính… </font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Còn trên bàn đàm phán về tự do
thương mại, các nước tư bản phát triển vẫn bảo vệ quyết liệt lợi nhuận của họ từ
xưa đến nay, ví dụ rõ nét nhất là sự sụp đổ của các vòng đàm phán tự do thương
mại Doha hồi tháng 7 năm ngoái do các nước Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu không nhường
bước. <br />
<br />
Giới lao động phương Tây bắt đầu đặt thẳng vấn đề: Liệu chúng ta có chấp nhận xã
hội tư bản sau khi chính cái xã hội này đã đặt lên vai chúng ta gánh nặng hàng
ngàn cân? </font></p>
<div align="center">
<table width="1" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style1"><font size="2">
<img style="width: 301px; height: 397px;" name="imagePhoto" src="CNXH.jpg" width="399" border="0" height="463" />
</font></td>
</tr>
<tr>
<td class="Image">
<p class="style7"><font face="Arial"><em>Người vô gia cư ngủ ở cảng
cũ Marseill, Pháp tháng 3-2009 nhằm lôi kéo sự chú ý của chính quyền
đối với tình trạng vô gia cư đang tăng một cách báo động.</em></font></p>
</td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial"><b><font size="2">
CNXH trở lại ở châu Âu<br />
<br />
</font></b><font size="2">Tại các nước Đông Âu, chính phủ bắt đầu áp dụng chính
sách can thiệp mạnh vào nền kinh tế, một chính sách bị nền kinh tế thị trường
bài bác. Ở một số nước, đảng Cộng sản, đảng XHCN hoặc một số đảng có nguồn gốc
XHCN đã giành được nhiều lá phiếu cử tri để trở lại cầm quyền. <br />
<br />
Mở đầu bài viết “CNXH đang trở lại ở châu Âu”, tạp chí chính trị hàng đầu của
Anh New Statesman (www.newstatesman.com) viết: “Vào đầu thế kỷ 21, nhiều ý kiến
nhận định cơ hội trở lại của chủ nghĩa xã hội gần như là số 0, nhưng hiện nay
khắp châu Âu, cờ đỏ lại đang tung bay”. <br />
<br />
Tại cuộc bầu cử Quốc hội Moldova vào tháng 4 năm nay, đảng Cộng sản đã chiếm
60/101 ghế và trở thành đảng chiến thắng. Cho dù ngay sau đó, các lực lượng khác
biểu tình phản đối nhưng cũng cho thấy một sự thật có đến 49,48% cử tri nước này
tin vào đảng Cộng sản sau một thời gian đặt niềm tin vào thế giới tư bản. </font>
</font></p>
<p align="justify"><font size="2" face="Arial">Trong cuộc bầu cử Quốc hội
Iceland ngày 25-4, lần đầu tiên trong lịch sử nước này các đảng cánh tả đã giành
chiến thắng. Các nhà phân tích bình luận rằng cử tri chọn liên minh cánh tả bởi
vì họ nhìn thấy sự thật là các đảng này đấu tranh vì con người cho dù bản thân
các đảng này cũng chưa có một lộ trình thuyết phục nhằm đưa Iceland thoát khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế đang đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên 10%, cao nhất trong lịch
sử Iceland. <br />
<br />
Theo New Statesman, một cuộc thăm dò cuối năm ngoái tại Đức cho thấy 45% người
miền Tây Đức và 57% người miền Đông Đức cho rằng chủ nghĩa xã hội là “một ý
tưởng tốt”. <br />
<br />
Tại Hà Lan, Na Uy, những người theo CNXH đã tăng đại diện hoặc nắm quyền kêu gọi
xây dựng một xã hội đề cao giá trị con người, công bằng và đoàn kết, đấu tranh
chống “văn hóa tham lam” do chủ nghĩa tư bản tạo ra dựa trên đồng tiền. Các
chính phủ này đã tạm hoãn quá trình tư nhân hóa các công ty nhà nước, tăng cường
hệ thống phúc lợi xã hội, y tế và ưu tiên chăm sóc người già… </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial"><font size="2">Có một điểm đáng chú ý là
trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tháng 6 thì dường như các lực lượng cánh
hữu giành chiến thắng và truyền thông đưa tin: “Châu Âu lại thiên hữu”. Tuy
nhiên, theo phân tích của tạp chí New Statesman, họ giành chiến thắng vì trong
cuộc khủng hoảng hiện nay, các đảng cánh hữu bảo thủ đã vận dụng những chính
sách của XHCN như tăng cường chi tiêu công cộng, kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế,
chăm sóc con người nhiều hơn… <br />
<br />
</font><b><font size="2"> Mỹ Latinh
chuyển sang màu hồng<br />
</font></b><font size="2"><br />
Ở khu vực Mỹ Latinh, từ nhiều năm trước, các đảng cánh tả đã liên tục giành
thắng lợi trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội. Báo chí thế giới liên
tục nhận định Mỹ Latinh đang chuyển sang màu hồng. </font></font></p>
<p align="justify" class="style4"><font face="Arial">Hơn 10 năm trước, thế giới
chú ý đến một Hugo Chavez thiên tả và quyết tâm đưa Venezuela đi theo con đường
XHCN mà ông thiết kế và gọi là mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21. Sau đó là
Lula của Brazil, Kirchner của Argentina, Tabaré ở Uruguay và Evo Morales của
Bolivia. </font></p>
<p align="justify" class="style4"><font face="Arial">Hiện đã có 13 chính quyền
các nước nằm trong tay các đảng cánh tả. Các chính phủ này đang từng bước quốc
hữu hóa các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, hàng triệu người nghèo được
hưởng trợ cấp xã hội, mua lương thực thực phẩm giá rẻ, vay vốn ưu đãi sản xuất,
kinh doanh; được cấp đất mới để canh tác; khám, chữa bệnh và học tập miễn phí;
tỷ lệ trẻ sơ sinh chết giảm và tuổi thọ người dân tăng lên.</font></p>
<div align="center">
<table width="1" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style1"><font size="2">
<img name="imagePhoto" src="CNXH1.jpg" width="399" border="0" />
</font></td>
</tr>
<tr>
<td class="Image">
<p class="style5"><font face="Arial" size="2"><em>Thành phố lều ở
Cleverland, bang Ohio của Mỹ, nơi cư ngụ của những người vô gia cư.</em></font></p>
</td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify" class="style4"><font face="Arial">Kết quả khảo sát vừa được
tổ chức thăm dò dư luận hàng đầu Rasmussen của Mỹ công bố ngày 9-4-2009 đã làm
sốc nước Mỹ và các tờ báo đều thốt lên: “Chỉ có 53% người Mỹ cho rằng CNTB tốt
hơn và có đến 20% tin vào CNXH”. </font></p>
<p align="justify" class="style4"><font face="Arial">So với kết quả khảo sát
bình thường thì có thể thấy CNTB chiếm đa số, nhưng bối cảnh là nước Mỹ với hàng
trăm năm hình thành nền kinh tế tư bản, quốc gia có truyền thống chống CNXH và
CNCS thì kết quả đó là không bình thường. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial"><font size="2">Tại Mỹ, phong trào cánh tả
đang đóng vai trò tích cực trong các chiến dịch vận động như chống chiến tranh,
đòi chăm lo bảo hiểm y tế cho toàn dân, các chính sách an sinh xã hội… <br />
<br />
</font><font size="2">Với thực tiễn đang diễn ra trên khắp thế giới, những người
theo chủ nghĩa Marx và CNXH khẳng định thế giới nhất định sẽ cơ cấu nền kinh tế
theo đường hướng của CNXH với sự tham gia một cách dân chủ của người công nhân,
người tiêu dùng, đại diện chính trị dưới hình thức sở hữu toàn dân.</font></font></p>
<p class="style6"><em><strong>Theo SGGPO</strong></em></p>
</body>
</html>