Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu? - Bài 5: Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin vì sự phát triển quốc gia

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Học thuyết Mác – Lênin và chủ ng</title> <style type="text/css"> .style1 { font-family: Arial; } .style3 { font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style4 { font-size: 10pt; } .style6 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style7 { font-family: Arial; font-size: 10pt; text-align: right; } </style> </head> <body> <div class="style6"> <strong>Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu? - Bài 5: Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin vì sự phát triển quốc gia</strong></div> <p align="justify" class="style3">Tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin có nhiều cách khác nhau, có thể từ người nghèo khổ bị áp bức muốn tìm con đường giải phóng chân chính, từ chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội khoa học, từ triết học vì con người và có thể từ bản chất thị trường – hàng hóa… Ở đây chúng ta chọn cách tiếp cận kinh nghiệm từ Chủ tịch Hồ Chí Minh… </p> <p align="justify" class="style3">Bác Hồ đến với Lênin lúc Bác chưa hề “đọc một cuốn &nbsp;sách nào của Lênin”. Bác viết: “Hồi ấy, trong các chi bộ của đảng xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn đề có nên ở lại trong quốc tế thứ hai, hay nên tổ chức một quốc tế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia quốc tế thứ ba của Lênin? Tôi dự rất nhiều cuộc họp, một tuần hai hoặc ba lần. Tôi chú ý lắng nghe những người phát biểu ý kiến. Lúc đầu, tôi không hiểu được hết. Tại sao người ta bàn cãi hăng như vậy? Với quốc tế thứ hai hoặc hai rưỡi, hay là thứ ba thì người ta đều làm cách mạng cả, sao lại phải cãi nhau. Và còn quốc tế thứ nhất nữa, người ta đã làm gì với nó rồi?” (Hồ Chí Minh tuyển tập - tập 3, NXB Chính trị quốc gia 2002, tr.312, 313).</p> <p align="justify" class="style3">Thế là Bác quyết định ra đi tìm xem hệ thống lý luận ấy thế nào, tại sao mà lại có lắm quốc tế cộng sản đến thế. Song điều mà Bác cần là: “Điều mà tôi muốn biết hơn cả – và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong cuộc họp là: vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?” (sđd tr.313). </p> <p align="justify" class="style3">Bác viết tiếp: “Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi. Có mấy đồng chí trả lời: đó là quốc tế thứ ba, chứ không phải là quốc tế thứ hai. Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo”… “Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” (sđd tr.313).</p> <p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Qua phân tích trên cho chúng ta cách đọc – học, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin từ con người thực. Chúng ta đang học cách tiếp cận chủ nghĩa Mác – Lênin từ Bác Hồ. Điều gì làm chúng ta cảm nhận và cảm động? Đó là vấn đề thuộc mỗi người, sau trang sách, sau lần đọc chính ta cũng có thể hiểu khác nhau tùy từng hoàn cảnh của người đọc và sự giác ngộ. Bác cho biết: “Từ đó tôi hoàn toàn tin tưởng theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba”. Con đường giải phóng của dân tộc Việt Nam những năm sau này xuất phát từ sự tin tưởng ấy.<br /> </font>&nbsp;<font size="2"><br /> Chúng ta đọc, học, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin như thế nào để có hiệu quả và còn là hiệu quả cho ai, vì ai, ở đâu đang là vấn đề thách đố các nhà lý luận tâm huyết cũng như không tâm huyết. Giả sử có một nhóm bảo vệ lý luận Mác –Lênin và một nhóm phản bác chủ nghĩa Mác – Lênin, bạn đứng về phía nào? Ai sẽ là người nói thật và nói thật điều suy nghĩ của mình để làm gì và được cái gì lại thuộc bản lĩnh, nhân cách và giá trị không chỉ là khoa học mà còn là sự tử tế làm người.<br /> </font>&nbsp;<font size="2"><br /> Nếu chúng ta học lại và làm y như Bác có nghĩa là “bắt chước” thì không còn gì để phát triển. Một đất nước phát triển là kế thừa lịch sử hơn là làm theo lịch sử. Dân tộc ta nay đã độc lập, vậy thì từ “giành độc lập” phải trở thành “giữ gìn độc lập”, song giữ gìn làm gì lại là câu trả lời mới thuộc chúng ta. Chúng ta học cách giành độc lập của thế hệ trước và phải chuyển từ cứu quốc sang kiến quốc. Cứu quốc có cái khó và cái dễ của xã hội thời đó, nay kiến quốc cũng có cái dễ, cái khó của thời nay. </font></font></p> <p align="justify" class="style4"><font class="style1">Chủ nghĩa Mác – Lênin không phải là bài toán được giải sẵn, vì thế tùy vào người giải trong thực tế xã hội. Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng không phải bài toán có trước, mà do phát triển của hiện tại đang đặt ra vấn đề cần giải quyết. Từ góc độ giải phóng con người, ta đọc – học ở chủ nghĩa Mác – Lênin 3 giá trị cơ bản đã được Bác Hồ vận dụng như sau:</font></p> <p align="justify" class="style4"><font class="style1">1- Lênin chuyển từ quan niệm “vô sản toàn thế giới” thành “vô sản của nước Nga” phải làm gì? Đó là giai cấp công nhân nhân loại được Mác phân tích sâu sắc, nhưng không thể thực hiện được vì muốn tồn tại giáù trị của “người cùng khổ” thì người cần lao phải giành chính quyền về tay giai cấp mình. Như vậy, từ giai cấp công nhân chung, Lênin đã đi vào giai cấp công nhân cụ thể của nước Nga.</font></p> <p align="justify"><font class="style1"><font size="2">2- Giai cấp công nhân Nga còn yếu chưa đủ lực lượng thực hiện được mục tiêu giành lấy chính quyền. Vậy có cách nào? Lênin nhìn ra một lực lượng nữa ở Nga lúc bấy giờ cũng bị bóc lột đó là nông dân. Giành chính quyền không thể thiếu giai cấp nông dân.<br /> 3- Binh lính Nga hoàng cũng bị áp bức khắc nghiệt, họ cũng có nhu cầu giải phóng họ. Lênin đã tìm ra lực lượng thứ ba “binh sĩ Nga hoàng lúc bấy giờ”.</font></font></p> <p align="justify" class="style4"><font class="style1">Như vậy, việc thiết lập hệ thống sức mạnh giành chính quyền về tay Xô Viết bao gồm 3 lực lượng thống nhất có cùng mục đích: công, nông, binh. Trong đó có giai cấp công nhân là nòng cốt.</font></p> <p align="justify" class="style4"><font class="style1">Bài học của Lênin đã được Bác Hồ tiếp thu một cách sáng tạo. Lúc bấy giờ “binh” ở nước ta chủ yếu là quân xâm lược, còn “binh” của triều đình chỉ là tay sai nên không thể kêu gọi lực lượng này làm cách mạng. Còn công nhân và nông dân ta đều có cùng mục đích giải phóng cần lao thì phải đánh đuổi đế quốc và đánh đổ phong kiến. </font></p> <p align="justify" class="style4"><font class="style1">Trong bối cảnh ấy, Bác Hồ đã vận động trí thức tham gia. Vì thế, ngay tại Pháp, Bác đã chuẩn bị đội ngũ trí thức hạt nhân để chuẩn bị cho cách mạng. Cuộc Cách mạng Tháng Tám gồm 3 lực lượng chính là: công, nông và trí thức. Chính lực lượng này đã tạo nên sức mạnh của dân tộc cho đến nay.</font></p> <p align="left"><font class="style1"><font size="2">Trên con đường hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, Đảng ta luôn đề ra chủ trương đường lối đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cách mạng nước ta, đấu tranh với những lạc hậu, sai trái của cả chính mình để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang đối với đất nước và dân tộc.<br /> </font>&nbsp;<font size="2"><br /> Trên đây là những vấn đề về đọc, học và nghiên cứu được tiếp cận từ việc thực, người thực. Tôi không đi từ sự hiểu biết sách vở (cái đầu) mà đi từ cuộc sống đến tìm giải pháp và nhận ra giá trị hiện thực mãi mãi là “cây đời” còn lý thuyết vẫn là “màu xám”, mỗi người chọn cách tiếp cận nào đó còn tùy thuộc kinh nghiệm cá nhân.&nbsp;</font></font></p> <p class="style7"><em><strong>Theo SGGPO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

TIN NÓNG

Sáng 05-4, tại phòng họp C6 Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội nghị ký kết phối hợp tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ứng dụng VssID giai đoạn 2024-2027.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hội nghị Ban Chấp hành Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh trưa 13-5 đã bầu đồng chí Ngô Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực, làm tân Bí thư Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Agile Việt Nam
;