<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Học thuyết Mác – Lênin và chủ ng</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
font-size: 10pt;
}
.style5 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
</style>
</head>
<body>
<div class="style6">
<strong>Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội-Trào lưu hay quy luật tất
yếu? Bài 7. Chủ nghĩa cộng sản sau hơn 160 năm tồn tại và phát triển</strong></div>
<p align="justify" class="style3">Chủ nghĩa cộng sản đã trải qua một chặng
đường lịch sử dài sau 160 năm kể từ khi Mác và Ăngghen viết “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản” (tháng 12-1847 – 1-1848) và công bố ở Luân Đôn vào tháng 2-1848.
Đây cũng là một chặng đường phức tạp, đầy mâu thuẫn biện chứng, có nhiều thành
tựu và cả những thiếu sót, sai lầm. Nhưng xét ở những khâu chủ yếu và quyết
định, đây là chặng đường đi lên trên thế tiến công của chủ nghĩa cộng sản.</p>
<p align="justify" class="style3">Để chỉ rõ những điều cơ bản trong phát triển
của chủ nghĩa cộng sản trong 160 năm qua (từ giữa thế kỷ 19 đến nay) và triển
vọng của nó trong thế kỷ 21, chúng tôi tạm tách biệt ra các giai đoạn (thang bậc)
phát triển như sau: Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn Mác và Ăngghen hình thành lý
luận khoa học về chủ nghĩa cộng sản, tổ chức phong trào cộng sản quốc tế (Quốc
tế I) và bước chuyển sang việc thành lập các đảng công nhân ở các nước châu Âu.
Đây là giai đoạn từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1917.</p>
<p align="justify" class="style3">Một khối lượng công việc lý luận khổng lồ của
Mác và Ăngghen cho phép thực hiện bước nhảy vọt cách mạng từ chủ nghĩa cộng sản
không tưởng lên chủ nghĩa cộng sản khoa học, đặt các cơ sở khoa học và các
nguyên lý phương pháp luận cho nhận thức về chủ nghĩa cộng sản và biện chứng vận
động lên chủ nghĩa cộng sản. Đó chính là những cơ sở khoa học và những nguyên lý,
chứ không phải là những giáo điều. </p>
<p align="justify" class="style3">Mác là một nhà duy vật biện chứng và do vậy
bao giờ ông cũng nhấn mạnh rằng, lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa cộng sản
thường xuyên phát triển, không giậm chân tại chỗ. Những luận điểm mới thay thế
cho những luận điểm lỗi thời. Và cũng chính vì vậy mà không phải tất cả những gì
Mác nói và viết ra đều là chân lý tối hậu. Ông đã đúng ở những điểm cơ bản và
mang tính nguyên tắc, đồng thời có những luận điểm của ông đã lỗi thời, được
thực tiễn cuộc sống vượt qua, các nghiên cứu lý luận của hậu bối cần đổi mới,
chỉnh sửa và làm cho phong phú thêm.</p>
<p align="justify" class="style3">Khoa học về chủ nghĩa cộng sản là học thuyết
khoa học thường xuyên phát triển và không ngừng được làm phong phú thêm bằng tri
thức khoa học và thực tiễn, nó không chấp nhận những bộ phận cụ thể bị giáo điều
hóa và những luận điểm, nguyên lý cơ bản bị xét lại. Đây là một học thuyết sống
động, kết hợp trong mình cái chung và cái riêng, cái chủ yếu và cái thứ yếu, cái
bất biến và cái thường biến. </p>
<p align="justify" class="style3">Nó phát triển được là nhờ sự phát triển của
khoa học – công nghệ, thực tiễn cách mạng của các nước, các đảng cộng sản và các
phong trào tiến bộ, các cá nhân kiệt xuất, các nhà khoa học, các tập thể sáng
tạo, những cuộc tranh luận, những thảo luận tập thể, những đồng thuận và những
bất đồng. Do vậy, học thuyết cộng sản chủ nghĩa luôn cần mang tính mới mẻ, sống
động và hiện đại. </p>
<p align="justify" class="style3">Giai đoạn thứ hai là bước chuyển từ lý luận
khoa học sang thực tiễn của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, là việc thực
hiện cách mạng chính trị, xã hội vĩ đại nhất thế kỷ 20 – Cách mạng Tháng Mười
Nga. Đây là giai đoạn của chủ nghĩa xã hội thực tiễn ở một nước từ năm 1917 đến
giữa thập niên 40 của thế kỷ 20.</p>
<p align="justify" class="style3">Đây là thời kỳ tốt nhất trong phát triển của
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô – thời kỳ Lênin (1917 - 1924), thời kỳ thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội, thời kỳ nặng nề nhưng cũng đầy
sáng tạo. </p>
<p align="justify" class="style3">Đây cũng là thời kỳ giải quyết nhanh chóng
những mâu thuẫn gay gắt, nâng cao tối đa hoạt động sáng tạo của quần chúng nhân
dân và của đảng cầm quyền. Mối liên hệ mật thiết và thường xuyên giữa đảng với
quần chúng đã góp phần phát huy sức mạnh của nguồn năng lượng khổng lồ của nhân
dân. Đảng và quần chúng trở thành một khối thống nhất. Lời nói và việc làm của
Lênin thực sự trở thành tấm gương về trí tuệ và đạo đức cách mạng đối với toàn
đảng và toàn dân. Chính thực tế này đã nâng cao uy tín và ảnh hưởng của chủ
nghĩa xã hội ở nhiều nước trên thế giới.</p>
<p align="justify" class="style3">Sau đó là thời kỳ đen tối – thời kỳ làm biến
dạng chủ nghĩa xã hội. Đây thực chất là chế độ độc quyền quyền uy, nó nuôi dưỡng
tệ sùng bái cá nhân, thủ tiêu dân chủ, tự do tư tưởng và tinh thần sáng tạo của
quần chúng. </p>
<p align="justify" class="style3">Chính nhân tố chủ quan của người độc quyền
lãnh đạo đã đóng vai trò bi đát trong phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô,
nó dẫn đến những xuyên tạc, biến chất của chủ nghĩa xã hội. Một trong những hệ
quả tai hại nhất là nó làm tha hóa người lao động ra khỏi những đặc điểm quan
trọng nhất của chủ nghĩa xã hội đích thực. Chính thực tế này sau đó đã được mở
rộng và ảnh hưởng ra hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa khác. Rốt cuộc, chủ nghĩa
xã hội hiện thực đã đánh mất sức cuốn hút và tiềm năng sáng tạo của mình.</p>
<p align="justify" class="style3">Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hàng loạt nước
đi theo con đường chủ nghĩa xã hội sau Thế chiến thứ 2. Đây là một bước nhảy vọt
cách mạng, lớn về chất trong phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế
giới. Thế giới được phân chia ra thành 2 hệ thống xã hội đối lập nhau – chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội đã mang tính toàn cầu. Việc
tạo dựng thế giới xã hội chủ nghĩa đã kích thích phong trào giải phóng dân tộc
phát triển ở các nước thuộc địa, làm cho hệ thống thuộc địa bị sụp đổ và làm
xuất hiện hệ thống thế giới thứ ba – các nước đang phát triển. Lập trường và uy
tín của chủ nghĩa xã hội trên thế giới được củng cố và tăng cường.</p>
<p align="justify" class="style3">Thế nhưng, những sai lầm trong việc tuyệt đối
hóa “mô hình Xô Viết” và đề cao “chủ nghĩa Xô Viết là trung tâm” của một số nhà
lãnh đạo Xô Viết đã đem lại một tổn thất lớn cho phong trào xã hội chủ nghĩa
quốc tế. </p>
<p align="justify" class="style3">Chính nó đã cản trở lối thoát ra khỏi cuộc
khủng hoảng của Liên Xô và hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và loại bỏ
triển vọng đổi mới chủ nghĩa xã hội theo con đường làm cho “chủ nghĩa xã hội
nhiều hơn”. Song, với tất cả những sai lầm mang tính chủ quan (có thể sửa chữa
được) và những hiện tượng khủng hoảng kinh tế - xã hội (có thể khắc phục được),
chủ nghĩa xã hội thế giới vẫn giữ lại một sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao,
những tiềm lực to lớn cho cải cách, đổi mới và phát triển.</p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Giai đoạn thứ tư là giai
đoạn bắt đầu từ năm 1985 đến cuối những năm 90 – bi kịch lớn nhất của thế kỷ 20
và có thể là toàn bộ lịch sử loài người. Đây là thời kỳ đảo chính phản cách mạng
ở bên trên - một hiện tượng độc đáo trong lịch sử. Nó tuyệt đối hóa hết mức vai
trò của nhân tố chủ quan (người lãnh đạo) khi vắng mặt yếu tố dân chủ trong đảng
và dân chủ trong nhân dân, khi mà không có chế độ giám sát và báo cáo trung thực.
Đây là khâu yếu nhất của hệ thống Xô Viết hậu Lênin - tập trung quyền lực vào
một cá nhân, chứ không phải vào đảng, vào nhân dân. Đó là hệ quả của việc ban
lãnh đạo đảng bỏ qua dân chủ, mặc dù Mác đã thường xuyên nhấn mạnh rằng chủ
nghĩa xã hội không tách rời dân chủ.</font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Mặc dù chủ nghĩa xã hội
bị phá hoại nghiêm trọng, phải lùi bước tạm thời trước sự tấn công của chủ nghĩa
đế quốc, nhưng nó không bị diệt vong. </font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Giai đoạn thứ năm là giai
đoạn phát triển hiện tại của chủ nghĩa xã hội. Đây là giai đoạn khó khăn đối với
các nước xã hội chủ nghĩa. Nhưng điều quan trọng ở đây chính là giai đoạn rút ra
những bài học từ những sai lầm nghiêm trọng của các đảng cộng sản ở Liên Xô và
Đông Âu và từ những sai lầm của bản thân các đảng cộng sản ở các nước xã hội chủ
nghĩa hiện nay. Đó là bài học về “cách mạng văn hóa” và “đại nhảy vọt” ở Trung
Quốc, về “bệnh chủ quan duy ý chí” ở Việt Nam. Một trong những kết luận được rút
ra từ đó là: Với tư cách một cơ thể sống luôn phát triển, chủ nghĩa xã hội không
thể không liên tục cần được cải biến, đổi mới thực hiện kết hợp những bước thay
đổi về lượng và nhảy vọt về chất một cách thích ứng.</font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Trong những năm qua, ĐCS
Trung Quốc và ĐCS Việt Nam đã cho thấy những kinh nghiệm “táo bạo” và phong phú
trong việc đổi mới hữu hiệu chủ nghĩa xã hội vì lợi ích của nhân dân lao động.
Chủ nghĩa xã hội sáng tạo ở Việt Nam cần phải đảm bảo một sự phát triển thịnh
vượng và bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết kịp
thời và có hiệu quả nhiều vấn đề và mâu thuẫn bộc lộ ra trong đời sống xã hội.
</font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Giai đoạn thứ sáu là chủ
nghĩa xã hội ở thế kỷ 21. Xuất phát từ các xu hướng hiện tại, một điều hiển
nhiên là chủ nghĩa cộng sản ở thế kỷ 21 sẽ bộc lộ, thứ nhất, sự phục hồi và phát
triển, thịnh vượng tiếp theo của nó; thứ hai, mở rộng trên quy mô toàn cầu (các
nước Nam Mỹ gần đây là một minh chứng). </font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Chủ nghĩa tư bản hiện đại
cho thấy khả năng tăng trưởng và đổi mới là có hạn, sự khủng hoảng về kinh tế và
tinh thần (tha hóa tinh thần, nô dịch tinh thần), sự suy đồi đạo đức đã và đang
diễn ra ở các nước tư bản. Chủ nghĩa tư bản không còn khả năng đưa ra điều gì
mới mẻ và tích cực, khích lệ và hấp dẫn mọi người trong thế kỷ 21. Những biểu
hiện gần đây trong chính sách đối ngoại (can thiệp quân sự, xâm chiếm, chiến
tranh…) của các nước phương Tây càng cho thấy sự phản kháng dữ dội của thế giới
thứ ba và phần lớn loài người. Xu hướng dân chủ đích thực (xã hội chủ nghĩa)
trong phát triển ngày càng có sức hấp dẫn hơn. </font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Rõ ràng là, thế giới bắt
đầu vận động theo hướng đi đến những giá trị của chủ nghĩa cộng sản - tự do,
bình đẳng, dân chủ, công bằng, nhân văn… </font></p>
<p class="style5"><em><strong>Theo SGGPO</strong></em></p>
</body>
</html>