Tạo sức đề kháng trước các thông tin, quan điểm sai trái trên mạng internet

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml"> <head> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Tạo sức đề kháng trước các thông</title> <style type="text/css"> .style1 { font-family: Arial; font-size: 10pt; color: rgb(0, 0, 255); } .style2 { text-align: justify; font-size: 10pt; font-family: Arial; } .style3 { text-align: center; } </style> </head> <body> <p class="style3"> <span id="ctl01_chTopZoneStory_ctl01_lblHeadline" style="font-weight: bold;" class="style1"> Tạo sức đề kháng trước các thông tin, quan điểm sai trái trên mạng internet</span></p> <table style="width: 6%" align="right"> <tr> <td><img alt="" src="2%20mat%20trai.jpg" width="150" height="150" /></td> </tr> </table> <span id="ctl01_chTopZoneStory_ctl01_lblBody"> <p class="style2">1. Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ráo riết đẩy mạnh việc truyền bá các quan điểm sai trái trên mạng internet(1). Chúng cho rằng, tình hình kinh tế Việt Nam đang suy thoái, khó khăn sẽ tác động lớn đến đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI... Đây là “thời cơ vàng” để họ kích động trạng thái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chính vì vậy hằng ngày chúng liên tục cập nhật trên mạng với một số lượng lớn thông tin sai trái, thù địch, tập trung vào những vấn đề “nóng nhất”, “nhạy cảm nhất”, được dư luận quan tâm nhất. Đó là những vấn đề lớn liên quan đến đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta. Mục tiêu của chúng là gây phân tâm xã hội, kích động sự “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”. <o:p></o:p></p> <p class="style2">Qua khảo sát, điều tra xã hội học với mẫu 300 người, bao gồm các thành phần là sinh viên, cán bộ, công chức và trí thức- những đối tượng thường xuyên truy cập internet, có tới 55,7% trả lời bản thân đã từng đọc các tài liệu, bài viết thể hiện quan điểm khác biệt hoặc trái với quan điểm của Đảng qua truy cập các website trên Internet và có khá nhiều người nhận được các tài liệu trên qua thư điện tử.<o:p></o:p></p> <p class="style2">Kết quả điều tra cũng cho thấy, mục tiêu truyền bá các quan điểm sai trái chủ yếu được các thế lực thù địch quan tâm là thanh niên, sinh viên. Vì đây là đối tượng chủ yếu và thường xuyên truy cập internet.<o:p></o:p></p> <p class="style2">Kết quả điều tra cũng cho thấy những thông tin phản diện trên mạng đã có tác động gây tâm lý hoài nghi, hoang mang, mất phương hướng, làm giảm sút niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong một bộ phận xã hội... <o:p></o:p> </p> <p class="style2">Có một thực tế rất đáng lo ngại là ý thức cảnh giác, tính tự giác đấu tranh, phê phán các thông tin, quan điểm sai trái trên mạng hiện nay rất hạn chế. Tình trạng bàng quan, thờ ơ trước các thông tin, quan điểm sai trái còn khá phố biến. Nhiều người vẫn quan niệm cho rằng việc đấu tranh bảo vệ chế độ trên lĩnh vực tư tưởng - chính trị bằng công cụ internet dường như chỉ là công việc của những cơ quan chuyên nghiệp. Việc tham gia đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng để bảo vệ chế độ XHCN chưa trở thành nhu cầu tự nhiên của nhiều công dân, do tính tích cực chính trị-xã hội chưa được khơi dậy. <o:p></o:p></p> <p class="style2">Thời gian qua phải khẳng định rằng, chúng ta đã tổ chức nhiều đợt “luận chiến”, phản bác khá hiệu quả các quan điểm sai trái của các phần tử cơ hội chính trị và phản động. Song, nên chăng cũng phải nhìn nhận một thực tế là hàng ngày chúng ta phải đối mặt với một số lượng khổng lồ các thông tin sai trái, nhưng những thông tin phản bác lại dường như còn khá ít và thường phản ứng chậm chạp, bị động. Một câu hỏi đặt ra là vì sao vẫn còn nhiều bất cập trong công tác tổ chức đấu tranh? Đó là chủ thể rất “trừu tượng” là tất cả nhưng dường như “không ai cả”. <o:p></o:p></p> <p class="style2">Phương thức đấu tranh hiện nay còn bất cập, chậm chạp... đang mâu thuẫn với tính nhanh nhạy, tinh vi của những quan điểm sai trái trên mạng internet. Đáng quan ngại là không ít người lâu nay vẫn quan niệm là chỉ cần dùng biện pháp kỹ thuật- bức tường lửa là có thể ngăn chặn các website, blog độc hại, coi đây là giải pháp tối ưu nhất trong đấu tranh chống quan điểm sai trái thù địch. Trong khi đó, thực tế biện pháp này ngày càng bộc lộ hạn chế về hiệu quả. Bởi vì, chúng ta khó có thể, thậm chí không thể ngăn chặn các thông tin quan điểm sai trái qua đường thư điện tử- E-Mail. Hơn nữa, với công nghệ, kỹ thuật hiện nay, việc thiết lập một trang web hay một blog cũng chỉ mất vài giờ.<o:p></o:p></p> <p class="style2">Trong khi đó, biện pháp tuyên truyền lâu nay vẫn theo phương thức truyền thống, đôi khi còn giản đơn, một chiều (thường ca ngợi tính ưu việt một cách chung chung...). Nay phải đối mặt với cuộc đấu tranh mới, với công cụ, công nghệ hiện đại thì đôi khi lúng túng, chưa kịp thời định hướng tư tưởng xã hội. Lượng thông tin chính thống trên mạng internet chưa đủ sức để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, tính ưu việt của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò, đường lối lãnh đạo của Đảng...; cũng như chưa trang bị được những kiến thức hiểu biết cần thiết về bản chất, âm mưu và cách thức, thủ đoạn truyền bá các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Hệ quả tất yếu là chúng ta chưa thực sự tạo được “sức đề kháng”, sự cảnh giác, tính chủ động cho số đông độc giả với tư cách là cư dân mạng, khi tiếp cận, đối mặt với các thông tin độc hại và quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet. Do đó cũng không lấy gì làm lạ về hậu quả, tác động lớn đối với xã hội từ một số bài viết thể hiện quan điểm sai trái trên mạng internet thời gian gần đây. Đánh giá về hiệu quả công tác tư tưởng và đấu tranh chống quan điểm sai trái thời gian qua, Nghị quyết TW 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã chỉ rõ: “Công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tiễn và chưa linh hoạt; chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quan điểm mơ hồ, sai trái… Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch còn bị động, hiệu quả thấp”.<o:p></o:p></p> <p class="style2">2. Cuộc đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet hiện nay bản thân tự nó đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần được nhận thức sâu sắc hơn. Nên chăng cũng rất cần đổi mới ngay từ nhận thức về bản chất, chủ thể, khách thể, về cách thức, về phương tiện truyền bá… các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet. Đồng thời cũng cần đổi mới tư duy, nghiên cứu hệ thống giải pháp đấu tranh một cách tổng thể, khoa học cho phù hợp. Một trong những liệu pháp hữu hiệu nhất hiện nay là tăng cường công tác tuyên truyền các thông tin chính thống về học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò, đường lối lãnh đạo của Đảng, thành tựu của sự nghiệp đổi mới…; kết hợp với tuyên truyền, nâng cao ý thức, cảnh giác đối với âm mưu, hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; nhằm tạo sức đề kháng trước các thông tin, quan điểm sai trái, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet.<o:p></o:p></p> <p class="style2">Một là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giúp mọi người tham gia mạng nhận diện đúng bản chất các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch. <o:p></o:p> </p> <p class="style2">Chúng ta cần chống cả hai khuynh hướng “tả khuynh” và “hữu khuynh” khi nhìn nhận các quan điểm sai trái. Xu hướng “tả khuynh” thể hiện ở chỗ nhìn nhận thiếu thấu đáo bản chất thông tin, quy chụp coi tất cả các thông tin khác biệt với các thông tin chính thống, với quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, là sai trái, thù địch. Khuynh hướng “hữu khuynh” thể hiện rõ nhất là trạng thái mơ hồ, bàng quan trước các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch. Không ít người cho rằng trong thời đại bùng nổ thông tin, “dân chủ hóa thông tin” như hiện nay thì việc xuất hiện các thông tin, quan điểm trái ngược là lẽ bình thường, không nên quá lo lắng, vì nó chỉ là những thông tin tồn tại trên mạng, vô hại, không dễ tác động đối với xã hội!<o:p></o:p></p> <p class="style2">Hai là, hiện nay lực lượng học sinh, sinh viên truy cập internet khá đông và thường xuyên, vì đây là phương tiện hữu hiệu để khai thác, tìm kiếm thông tin phục vụ nghiên cứu, học tập. Nhưng lâu nay các cơ quan hữu quan, cả nhà trường và xã hội rất ít quan tâm trang bị những kiến thức để mỗi người có thể chủ động, phòng chống các thông tin quan điểm sai trái. Do đó rất cần trang bị những kiến thức để học sinh, sinh viên nhận rõ các phương thức, thủ đoạn truyền bá các quan điểm sai trái. <o:p></o:p></p> <p class="style2">Thủ đoạn phổ biến nhất mà các thế lực thù địch thường dùng là thiết kế nhiều hình thức thông tin đa dạng, hấp dẫn, trong đó thường kết hợp cung cấp thông tin có vẻ khách quan nhằm đánh lừa độc giả (đôi khi chiếm trên 90%), nhưng kèm theo các thông tin xuyên tạc, phản động, chống đối (có khi lượng thông tin này chỉ chiếm tỷ lệ một vài phần trăm). Điều đáng nói là các thông tin sai trái thể hiện tinh vi bằng các hình thức nêu chủ đề để thăm dò ý kiến, nhận xét của cá nhân, để lôi kéo, định hướng độc giả đến với các nội dung cần tuyên truyền. <o:p></o:p></p> <p class="style2">Thủ đoạn thường dùng thứ 2 là thư điện tử (E- Mail). Hiện nay việc các phần tử xấu sử dụng danh sách email gửi các tài liệu chống đối rất phổ biến. Tuy vậy việc ngăn chặn cũng rất khó khăn, hiệu quả thấp. <o:p></o:p></p> <p class="style2">Thủ đoạn thứ 3 là thông qua các dịch vụ trực tuyến online như hội thoại (chat), diễn đàn trao đổi (forum). Hội thoại trực tuyến bao gồm cả hội thoại dùng chữ (text), dùng lời (voice), dùng hình ảnh (video). Hội thoại trực tuyến là dịch vụ cho phép 2 hay nhiều người có thể trao đổi trực tuyến với nhau tức thời thông qua Internet. Bản chất của loại hình dịch vụ này cho phép người dùng có thể che giấu danh tính thực (chỉ sử dụng địa chỉ thư điện tử hoặc bí danh) nên đã tạo cơ hội cho các hoạt động dạng này được bảo vệ khỏi sự giám sát của các cơ quan chức năng. Đương nhiên là việc ngăn chặn loại hình này dường như là không khả thi. <o:p></o:p></p> <p class="style2">Ba là, đổi mới phương thức tuyên truyền, phát huy hết lợi thế của mạng internet, tăng cường cung cấp, cập nhật thường xuyên các thông tin, quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước trên các báo điện tử, trang tin điện tử, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chính trị, nhiệm vụ đấu tranh chống quan điểm sai trái bảo vệ chế độ XHCN. Thường xuyên cập nhật lên mạng internet những thông tin với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn như: hỏi - đáp, phim tư liệu, thi tìm hiểu... về học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về vị trí vai trò của lãnh đạo của Đảng, về đường lối, chính sách của Đảng. Kết hợp tuyên truyền nội bộ và công khai trên các báo điện tử, trang tin điện tử mạng internet về âm mưu DBHB của các lực lượng thù địch, về bản chất các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet, nhằm giáo dục cho các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, đủ sức “miễn dịch” các quan điểm sai trái. Thường xuyên đưa lên mạng những bài viết về thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, chính trị, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền…/.<o:p></o:p></p> <p class="style2">________________<o:p></o:p></p> <p class="style2">(1) Theo thống kê chính thức của Trung tâm internet Việt Nam, tính đến tháng 5-2009, “cả nước đã có 21.430.463 người thường xuyên sử dụng internet, chiếm tỷ lệ 24,87% dân số cả nước; với 2.470.502 thuê bao internet”.</p> </span> </body> </html>

BÌNH LUẬN

TIN NÓNG

Sáng 05-4, tại phòng họp C6 Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội nghị ký kết phối hợp tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ứng dụng VssID giai đoạn 2024-2027.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Hội nghị Ban Chấp hành Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh trưa 13-5 đã bầu đồng chí Ngô Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực, làm tân Bí thư Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Agile Việt Nam
;