Nguyên trưởng ban Tư tưởng - văn hóa T.Ư Trần Trọng Tân: Phải biết tranh cãi

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Nguyên trưởng ban Tư tưởng - văn</title> <style type="text/css"> .style3 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style4 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } .style5 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #808080; } .style6 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } </style> </head> <body> <p class="style3"><strong>Nguyên trưởng ban Tư tưởng - văn hóa T.Ư Trần Trọng Tân:</strong></p> <p class="style4"><strong>Phải biết tranh cãi</strong></p> <p class="style3">Cái tuổi lẽ ra cần được an nhàn nghỉ ngơi, vui thú với vườn tược thì ông vẫn miệt mài làm việc. Một buổi chiều dịu mát, trong bộ đồ pyjama giản dị, ông nói về một thời tuổi trẻ của mình và cái nhìn của một người tuổi 84 về người trẻ bây giờ.</p> <table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tr> <td class="style3"> <img alt="" src="phai%20biet%20tranh%20cai.jpg" width="405" height="300" /></td> </tr> <tr> <td class="style5"><em>Ông Trần Trọng Tân trong một lần gặp gỡ thiếu nhi TP</em></td> </tr> </table> <p class="style3"><strong>* Dường như người trẻ hôm nay chỉ biết sống cho mình, hơi thực dụng và thờ ơ với xung quanh, với vận mệnh đất nước. Ông nghĩ sao về đánh giá này?</strong></p> <p class="style3">- Nói chung chung như vậy thì được nhưng xét từng bối cảnh, đánh giá từng đối tượng cụ thể thì phải xem lại. Có thể có ai đó còn sống thực dụng nhưng thật ra lòng yêu nước của thanh niên lúc nào cũng lớn lắm. Khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, cả chục ngàn học sinh sẵn sàng bỏ học ra trận, muốn ngăn cũng không thể. Tuổi trẻ không phải ai cũng thờ ơ với đất nước đâu. Khi có điều gì đó đụng đến chủ quyền đất nước, họ sẵn sàng xả thân ngay. Không nên phê phán cả lớp trẻ mà cần biết vun đắp để khơi dậy tinh thần và nuôi dưỡng tình yêu nước trong mỗi bạn trẻ.</p> <p class="style3"><strong>* Nhưng đâu phải bạn trẻ nào cũng đủ bản lĩnh để ứng phó trước mọi tình huống, nhất là trong điều kiện hiện nay, việc tiếp xúc với các luồng thông tin khác nhau, qua nhiều phương tiện rất dễ dàng, thưa ông?</strong></p> <p class="style3">- Được tiếp xúc với nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau là tốt chứ. Vấn đề là mỗi người trẻ phải chủ động cái đầu, rèn cho mình cái đầu biết suy nghĩ, phân tích đúng sai, nhìn nhiều chiều khi đánh giá một thông tin, sự việc nào đó. Đâu phải nói người đi trước là tấm gương rồi nhất nhất đi theo, chẳng lẽ họ làm việc xấu cũng theo. Cũng đừng đổ thừa hoàn cảnh, đôi khi đó chỉ là cái cớ để châm chế trong một sự việc cụ thể nào đó thôi.</p> <p class="style3">Các bạn cần tập cho mình phản ứng vừa phải, đừng thái quá trước bất kỳ tình huống nào. Tự mỗi người cần tạo vốn cho cái đầu biết suy nghĩ của mình, phải nghĩ nhiều, động não nhiều. Tôi thấy ở nhiều bạn điều này hơi yếu. Phải biết tranh cãi chứ không chỉ nhất trí, mạnh dạn phê bình và tự phê bình, đừng để tâm lý sợ nhau lấn át. Bác Hồ đã nhắc rất kỹ điều này trong di chúc.</p> <p class="style3"><strong>* Vậy theo ông, mỗi người trẻ cần thể hiện trách nhiệm với đất nước ra sao? Và cần có cơ chế, chính sách cụ thể nào để phát huy điều này?</strong></p> <p class="style3">- Trách nhiệm với đất nước phải xuất phát từ khả năng riêng của từng người. Học để không làm bậy, trở thành công dân tốt là quý rồi. Quan trọng nhất là phát hiện được nhân tài trong quản lý, khoa học, lãnh đạo... Để thành tài phải đam mê, đam mê lắm và cũng chỉ là số ít chứ không thể đại trà được.</p> <p class="style3">Thật ra người tài chẳng cần cơ chế lắm đâu. Trong các nghị quyết, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước cũng đã có nói điều này nhiều rồi. Nhiều tổ chức, đoàn thể cùng làm việc này. Đoàn phát hiện, bồi dưỡng đoàn viên thành đảng viên là đang tìm kiếm nhân tài lãnh đạo. Các cuộc thi học thuật cũng là tìm kiếm nhân tài khoa học đó thôi. Điều cần nhất ở những nhân tài là rèn đức khiêm tốn. Không phải tất cả nhưng thường có chút thành công, được đánh giá cao, anh em rất dễ tự cao, đánh mất mình. Đừng tham chức quyền, địa vị mà hãy chí thú vào công việc, hiệu quả đạt được.</p> <table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style3"><strong>Xây dựng con đường riêng</strong></p> <p class="style3">Ông Trần Trọng Tân kể thế hệ ông cùng với giáo sư Trần Văn Giàu, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng được xếp vào loại thanh niên tiên tiến bấy giờ trong xã hội nhiều thành phần, đối tượng khác nhau. Do vậy, đánh giá về một thế hệ nào đó cần xem xét trong bối cảnh, đối tượng cụ thể chứ không thể có mẫu số chung cho tất cả. </p> <p class="style3">Ngày xưa, mới lên 10 ông đã nghe về Đảng. Bố ông là huyện ủy viên, nhà ông lại nuôi giấu một bí thư xứ ủy nên có thể nói Đảng trong ông đã có từ ngày thơ bé. 14 tuổi, ông làm quen với những cuốn sách tiếng Pháp sơ khai về chủ nghĩa cộng sản, mácxít, đọc say sưa, đến giờ vẫn thuộc lòng. Lần chính thức ông nghe về Đảng Cộng sản là nhờ nói chuyện với ông Trần Quốc Thảo và xác định lý tưởng cho mình. “Mê và dấn thân vào hoạt động cách mạng vì một tương lai xã hội cộng sản chủ nghĩa”. Khi đó ông 17 tuổi và chính thức đi làm cách mạng.</p> <p class="style3">Hoạt động bí mật, ba lần bị bắt, tù đày, trong đó có sáu năm ở nhà tù Côn Đảo ông không chút phân vân về lý tưởng đã chọn. Trải qua nhiều trọng trách, ông cho rằng người trẻ bao giờ cũng có những thế mạnh riêng, nhưng để làm một người trẻ có suy nghĩ trong thời điểm hiện tại là không dễ dàng chút nào.</p> <p class="style3">Chia tay, ông tiễn ra cửa và dặn thêm: “Mỗi bạn trẻ hãy xây dựng cho mình một con đường riêng, đừng sống nhì nhằng. Làm một người trẻ sống tốt đã là quý, phấn đấu thành người cộng sản trẻ đúng nghĩa càng quý gấp bội”.</p> </td> </tr> </table> <p class="style6"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;