<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Bài giảng khơi nguồn từ trái tim</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial;
color: #808080;
}
.style7 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style8 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style5"><strong>Bài giảng khơi nguồn từ trái tim </strong></p>
<p class="style4">Hơn cả trách nhiệm, mỗi bài giảng còn được xuất phát từ tâm tư
học trò và trái tim người đứng lớp - nét chung mà nhiều giáo viên, giảng viên
được trao giải thưởng “Giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu TP.HCM” 2009 do Thành
đoàn TP.HCM tổ chức tối 19-11 đều ý thức.</p>
<p class="style4">Đo sức hút người thầy bằng cảm nhận của sinh viên</p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="3">
<tr>
<td class="style4">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=375880" border="1" hspace="0" width="405" height="303" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style6"><font size="2"><em>Th.S Lê Ngọc Tuấn (</em></font><em><font size="2">bìa
trái</font></em><font size="2"><em>) làm giáo khảo hội thi Hành tinh
xanh tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM </em></font></td>
</tr>
</table>
<p class="style4">“Mình cố tạo ra khoảng cách với SV bằng hình ảnh một giảng
viên đạo mạo để làm gì, khi mục tiêu cuối cùng là những điều mình đưa đến SV có
tiếp thu được không, SV có học với cảm giác thoải mái không” - thạc sĩ Lê
Ngọc Tuấn, khoa môi trường (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM), bày tỏ. </p>
<div class="style1">
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="200" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style4">Khá ngẫu nhiên khi thầy Lê Ngọc Tuấn và cô Trần
Thị Nguyệt Sương đều có tình cảm đặc biệt với đề tài về chất thải
rắn mà họ có thể nói hàng giờ không dứt. </p>
<p class="style4">Một cách dễ hình dung chất thải rắn chính là rác
thải từ khu công nghiệp, trong sinh hoạt gia đình hằng ngày. Thầy
Tuấn cho rằng có những thói quen tốt mà người ta bỏ mất như dùng lá
chuối gói thức ăn, xách giỏ đi chợ... Thay vào đó cứ ra chợ, siêu
thị đã có sẵn bao nilông - những thứ rác rất lâu, thậm chí không
phân hủy được. </p>
</td>
</tr>
</table>
<span class="style3">Từ suy nghĩ ấy, thầy Tuấn chọn phương châm đứng lớp cho
mình: không dạy quá nhiều lớp, dành thời gian nghiên cứu nhiều hơn và giảng
cho SV những vấp ngã mình gặp phải làm kinh nghiệm cho các bạn sau này, bên
cạnh kiến thức từ giáo trình. </span></div>
<p class="style4">Dễ nhận thấy tác phong trẻ trung mà theo lời nhiều SV là “rất
thích phong cách xìtin của thầy Tuấn”. Có lẽ do từng đi hát thời gian dài trước
đây nên thói quen “đo” độ cảm thụ của khán giả được Tuấn áp dụng, để nhận ra sự
hưởng ứng đối với mỗi bài giảng của mình khi đứng lớp.</p>
<p class="style2"><font size="2">Chọn theo ngành bảo hộ lao động, theo lý giải
của giảng viên trẻ Trần Thị Nguyệt Sương (ĐH Tôn Đức Thắng) là chẳng có chút ý
niệm gì hết vì ngành học mới quá, chỉ vì một thông tin đọc được trên </font><em>
<font size="2">Tuổi Trẻ</font></em><font size="2"> lúc đó là các doanh nghiệp
đang có nhu cầu lớn về kỹ sư bảo hộ lao động. </font></p>
<p class="style4">Những chuyến đi thực tế tại các nhà máy sản xuất giấy, cao su,
bình gas mà Sương và các đồng nghiệp liên hệ được đã giúp SV sáng ra nhiều điều
học trên lớp. </p>
<p class="style4">“Mình bàn với lãnh đạo doanh nghiệp trước khi đến để sau khi
đưa SV đi thực tế, các bạn sẽ ngồi lại nói những điều quan sát được theo góc
nhìn chuyên ngành học. Như vậy, SV được ứng dụng thực tế mà doanh nghiệp cũng
kịp thời khắc phục những điều chưa đúng”, cô Sương cho biết. </p>
<p class="style4"><strong>Bài học yêu thương</strong></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="3">
<tr>
<td class="style4">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=375881" border="1" hspace="0" width="405" height="327" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style8"><em>Cô Xuân Thị Châm bày cho học trò các trò chơi dân
gian</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style4">Cô giáo chủ nhiệm lớp 4² Trường tiểu học Minh Đạo (Q.5) Xuân
Thị Châm tự thiết kế giáo án điện tử với nhiều hình ảnh, biểu đồ để các giờ học
sôi động hơn. Ngoài việc tự sưu tầm tư liệu, hình ảnh ở các thư viện, nhà sách,
quay phim, chụp ảnh khi có dịp về quê, cô còn dặn học trò đi đâu thuận tiện thì
chụp hình chia sẻ với bạn bè để cùng ngắm nhìn cảnh đẹp và thêm tình yêu đất
nước. </p>
<p class="style2"><font size="2">Cũng vậy, giáo viên môn sinh Nguyễn Lâm Quang
Thoại, Trường THPT Marie Curie (Q.3), chọn ứng dụng công nghệ thông tin cho mỗi
bài giảng. Tiết học 45 phút dường như chưa đủ để học trò hiểu sâu bài học, thầy
làm blog </font>
<a onclick="return onLinkClick(this)" width="1200" height="800" location="yes" statusbar="yes" menubar="yes" scrollbars="yes" titlebar="yes" toolbar="yes" resizable="yes" href="http://www.lamquangthoai.blogspot.com/">
<font size="2">http://www.lamquangthoai.blogspot.com/</font></a><font size="2">
và chuyển vào đó những tư liệu cần tham khảo của các khối lớp cho học trò vào
tìm hiểu thêm. </font></p>
<p class="style4">Hiểu nỗi “chật vật” của trò khi thi trắc nghiệm, thầy Thoại
thực hiện và sưu tầm gần 50 bộ đề trắc nghiệm lên mạng. Blog của thầy Thoại trở
thành “điểm hẹn” (hơn 12.000 lượt người truy cập), nơi tư vấn cho học trò vướng
mắc về môn sinh.</p>
<p class="style4">Nhưng trên hết những bài học kiến thức còn là “bài học làm
người” cho học trò mình. Tiết sinh hoạt Đội, cô Châm tập cho học trò làm quản
trò để rèn tính dạn dĩ, cách diễn đạt trọn vẹn ý, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
Cô cùng đồng nghiệp còn sưu tầm, thực hiện thư viện trò chơi dân gian và trực
tiếp hướng dẫn học trò chơi để cuộc sống tuổi thơ giàu sắc màu.</p>
<p class="style4">Trong khi đó, thầy Thoại thiết kế những chuyến đi thăm mái ấm,
nhà mở để dạy học trò mình biết sẻ chia. Và với học trò lớp mình chủ nhiệm, một
cột điểm của môn giáo dục công dân sẽ được dành cho hoạt động phong trào. “Tôi
gợi ý, các em chủ động liên hệ và tự thiết kế những buổi đến vui chơi với các em
khuyết tật, mồ côi. Đấy cũng là một cách học từ cuộc sống được các em và phụ
huynh rất ủng hộ”, thầy Thoại cho biết. </p>
<p class="style7"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>