<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div>
<title></title>
<style type="text/css">
p.MsoNormal
{margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
margin-left: 0in;
margin-right: 0in;
margin-top: 0in;
}
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
}
.style3 {
font-size: 10pt;
}
.style4 {
font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
font-size: 10pt;
}
</style>
<div class="style1">
<p style="text-align: center;"><b style=""> <span class="style4" style="color: blue;">Viết tiếp bản hùng ca tuổi trẻ</span></b></p>
<p><b style=""> <span class="style3"><span class="style2">Trong không khí sôi nổi của cả nước chào mừng kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010), sáng 25/4/2010, Thành Đoàn TP.HCM long trọng tổ chức chương trình họp mặt truyền thống “Thành Đoàn - viết tiếp bản hùng ca”, gặp gỡ với các cô chú là cựu cán bộ Thành Đoàn tham gia 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn năm 1975. </span></span></b></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Đồng chí Trương Mỹ Hoa - nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>, đồng chí Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư thường trực Thành ủy, các anh chị lãnh đạo, cán bộ Thành Đoàn đã đến tham dự chương trình cùng hàng trăm đoàn viên, thanh niên.</span></span></p>
<p style="text-align: center;"><span class="style3"><span class="style2"><img height="361" width="500" src="test.jpg" alt="" /></span></span></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Đặc biệt, khách mời giao lưu trong chương trình là các đồng chí </span></span> <span class="style3" style=""> <span class="style2">Trương Mỹ Lệ - Phó chủ nhiệm thường trực CLB Truyền thống Thành Đoàn, nguyên Quyền Bí thư Thành Đoàn; đồng chí Trần Thị Ngọc Hảo - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Truyền thống Thành Đoàn, nguyên Thường vụ Đoàn ủy Sinh viên học sinh, Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn, Bí thư Đảng ủy - Phó giám đốc Sở Y tế đồng chí Nguyễn Văn Ngọc - Nguyên cán bộ Thành Đoàn phụ trách công tác vận động thanh niên công giáo, nguyên Thứ trưởng, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Đại tá Bùi Quang Thận - Nguyên Trung úy, Đại đội trưởng Đại đội 4, tiểu đoàn 1 xe tăng 203, Quân đoàn 2.</span></span></p>
<p><span style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></span><b style=""> <span class="style4">Anh hùng lực lượng vũ trang “sống” trong lòng tuổi trẻ</span></b></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Đại thắng mùa xuân 30/4/1975 trở thành một mốc son lịch sử của quân đội và nhân ta, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mốc son mở đầu cho một thời đại mới vẻ vang của dân tộc. Tiếp nối chiến thắng giòn giã của chiến dịch Huế - Đà nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mở màn với 4 quân đoàn (1, 2, 3, 4) và một đơn vị tương đương quân đoàn (đoàn 232) theo 5 hướng tấn công chính vào Sài Gòn. Chỉ trong 4 ngày (từ 26/4/ - 30/4/1975), thành phố Sài Gòn được giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất. </span> </span></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Góp phần làm nên chiến thắng lịch sử ấy là sự hăng hái xung phong của các thế hệ thanh niên, trong đó có cán bộ Thành Đoàn tham gia 5 cánh quân giải phóng thành phố. Trong đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 3 đồng chí cựu cán bộ Thành Đoàn gồm: đồng chí Nguyễn Thị Tư (Sáu Hòa) - nguyên Trưởng ban hậu cần, đảng ủy viên ban Quân sự Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định; đồng chí Lê Tấn Quốc - nguyên Bí thư chi bộ, chính trị viên biệt động 67, Trung đoàn trưởng, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn Thanh niên cận vệ TP. Sài Gòn; liệt sĩ Trần Quang Cơ - Nguyên Khu ủy viên, Bí thư ban cán sự sinh viên, học sinh Sài Gòn Gia Định. </span> </span></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Đối với những người đồng đội, người thân của các đồng chí đã ngã xuống vì độc lập, tự do dân tộc, những hình ảnh, kỉ niệm về lòng quả cảm vẫn còn vẹn nguyên và tươi trong. Đồng chí Nguyễn Thị Nam - nguyên Trung đội phó, Ủy viên Ban hậu cần Quân sự Thành Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn, Chánh Văn phòng Thành Đoàn, đồng đội của má Sáu Hòa còn nhớ lúc cùng sống, cùng hoạt động chung với má. Đồng chí <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place></span> <span class="style2">kể rằng: “Lúc tôi công tác ở Ban hậu cần Thành Đoàn có công tác chung với má Sáu, lúc đó má Sáu là lãnh đạo Ban hậu cần Thành Đoàn. Trong hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, đầy cam go nhưng tình cảm của má Sáu dành cho chúng tôi như tình chị em, rất quan tâm và yêu thương nhau. Má Sáu chăm sóc chúng tôi chu đáo đến nỗi mỗi lần từ nội thành về cứ, má thường đem theo bánh, đi chợ nấu ăn cho chúng tôi. Đối với chị em nữ, má chăm sóc từng li từng tí. Có những lúc má cũng rất khắt khe, rèn cho chúng tôi tính kỉ luật nhưng ẩn bên trong đó là tình cảm mẹ con thân thiết”.</span></span></p>
<p style="text-align: center;"><span class="style3"><span class="style2"><img height="319" width="500" src="test1.jpg" alt="" /></span></span></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Cô <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on"> Nam</st1:country-region></st1:place></span> <span class="style2">còn nhớ lại lần cùng Má sáu chuyển vũ khí được ngụy trang trong chiếc xe lam chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân. Khi đi qua cầu ông Thìn, thấy có toán lính Mỹ rất đông, sợ bị phát hiện, má Sáu lệnh cho người tài xế giả làm xe hư và miệng luôn trách móc đồng chí Nguyễn Thị Nam nhằm đánh lạc hướng địch. “Cuộc cãi vã giữa hai mẹ con” ngày càng căng thẳng làm cho bọn địch không chú ý tới chiếc xe lam có chứa súng AK. Thế là sau khi “qua mắt” được bọn lính, má Sáu lệnh cho xe tiếp tục lăn bánh. Kỉ niệm về sự thông minh, mưu trí, dũng cảm của Má Sáu vẫn để lại trong lòng những người đồng đội một sự cảm phục.</span></span></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Còn đối với đồng chí Lê Tấn Tài - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường 6, quận 5, con trai của đồng chí Lê Tấn Quốc thì luôn thần tượng người cha của mình. Khi nhận được tin đồng chí Lê Tấn Quốc được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh đã chạy đến bên mộ ba và khóc. Cả cuộc đời của người chiến sĩ cánh mạng kiên trung là một tấm gương sáng để anh noi theo suốt đời. “Tôi được sinh ra và lớn lên được ba rèn luyện và trưởng thành. Ba hay kêu tôi đọc nhiều quyển sách cho ba nghe và không biết từ bao giờ tôi đã giác ngộ cách mạng, ba hướng dẫn tôi hiểu những điều hay, lẽ phải, lí tưởng cách mạng của Đảng và từ đó, tôi đi theo cách mạng một cách tự nhiên”.</span></span></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Còn đồng chí Lê Hồng Tư thì không thể quên những lần cùng sống, cùng làm việc chung với đồng chí Trần Quang Cơ và cũng không thể quên những tháng năm khắc nghiệt bị tù đày ở Côn Đảo và niềm vui mừng phấn khởi khi hay tin quân đội ta đã tổng tiến công giải phóng Sài Gòn, thống nhất nước nhà.</span></span></p>
<p><b style=""><span class="style3"> <span class="style2">Nhớ về những ngày lịch sử</span></span></b></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Hòa chung với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc, đồng hành bên cạnh những nhân vật đã làm nên lịch sử có rất nhiều những cán bộ, thanh niên của Thành Đoàn cùng góp sức làm nên thắng lợi. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, theo sự chỉ đạo của Thành ủy, cán bộ Thành Đoàn chia thành 2 cánh: cánh A là lực lượng nổi dậy khởi nghĩa tại chỗ gồm 5 cánh (ngã bảy, Bàn cờ - Vườn chuối; Khánh Hội - Xóm Chiếu, Cầu Kiệu - Phú Nhuận; Cầu Bông - Bà Chiểu; Tân Phú, Tân Sơn, Bà Quẹo) và vùng cánh B là vùng căn cứ khi khởi nghĩa đi vào bằng các cửa ngõ thành phố.</span></span></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Sống trong những ngày tháng lịch sử ấy, đồng chí Trương Mỹ Lệ - Phó Chủ nhiệm Thường trực CLB Truyền thống Thành Đoàn, nguyên Quyền Bí thư Thành Đoàn đã chia sẻ về những cảm xúc về thời khắc “vàng” ấy, cô cho biết: “Tôi đã tham gia ở chiến dịch Mậu Thân, tôi hiểu sự ác liệt như thế nào, chúng tôi đã chuẩn bị lương thực, thuốc men khi bộ đội tiến vào Sài Gòn. Nhưng chiến dịch đạt thắng lợi quá nhanh, trọn vẹn làm chúng tôi cảm thấy sung sướng vô cùng”. </span></span></p>
<p><span class="style3"><span class="style2">Còn đồng chí Trần Thị Ngọc Hảo lúc ấy được phân công phụ trách hoạt động tại khu vực xóm Chiếu - Khánh Hội, cô cũng chuẩn bị lương thực, thuốc men, cờ, biểu ngữ để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Đã 35 năm trôi qua, khí thế hào hùng của ngày 30/4 vẫn còn in đậm trong cô. Chú Nguyễn văn Ngọc thì vận động bà con giáo xứ tại mặt trận Tân Phú, vận động người dân chuẩn bị lực lượng để hỗ trợ quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. <o:p></o:p>Cũng tại buổi họp mặt, rất đông bạn trẻ lắng nghe đại tá Bùi Quang Thận - nguyên Trung úy, đại đội trưởng Đại đội 4, tiểu đoàn 1, xe tăng 203, quân đoàn 2, người đã cắm lá cờ đất nước trên nóc Dinh Độc lập kể về cảm giác hồi hợp nhưng rất tự hào khi cắm lá cờ đỏ sao vàng lên Dinh. Trong suốt cuộc đời của đại tá, đó là giây phút thiêng liêng nhất mà theo ông không một từ ngữ nào có thể diễn tả được.</span></span></p>
<p class="style4" style="text-align: right;"><strong>THIÊN THANH - ảnh: T.M<br />
</strong></p>
</div>
</div>
</meta>
</div> </html>