<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hồ Hảo Hớn - người anh hùng trẻ tuổi</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ngày 22/11/2011, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký quyết định số 2164/QĐ-CTN truy tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn, nguyên Khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định, kiêm Bí thư Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định.</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img height="240" width="240" alt="" src="hohaohon.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: left;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">Người anh hùng trẻ tuổi</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh Hồ Hảo Hớn (bí danh Nguyễn Văn Chiêu, Hai Nghị, Ba Lực) sinh ngày 15/10/1926 tại ấp Thạnh Tân, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình có truyền thống yêu nước, mẹ là Nguyễn Thị Dự được nhà nước phong tặng là mẹ Việt Nam Anh hùng. Anh có 2 người em trai là Hồ Hảo Nghĩa, Hồ Hảo Hiệp và người anh rể là Phạm Hoàng Hổ đều hi sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Năm 19 tuổi (1945), anh theo học và hoàn thành chương trình trung học đệ nhất cấp tại Mỹ Tho. Tháng 5/1945, tại xã Hương Mỹ (tỉnh Bến Tre), anh tham gia tổ chức Thanh niên Tiền phong, một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên yêu nước hoạt động công khai ở Nam Kỳ do đồng chí Phạm Ngọc Thạch lãnh đạo. Cách mạng tháng Tám thành công, tổ chức Thanh niên Tiền phong đổi tên thành Thanh niên Cứu quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức tập hợp nhiều thanh niên yêu nước, đấu tranh giành chính quyền và anh Hồ Hảo Hớn trong những tháng ngày hoạt động tại quê nhà đã được gặp và làm việc cùng với đồng chí Trần Bạch Đằng, lúc ấy là thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên cứu quốc hoạt động ở Nam Bộ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Năm 1947, anh Hồ Hảo Hớn, lúc này với bí danh Hai Nghị thoát li gia đình đi kháng chiến ở chiến khu theo sự chỉ đạo của đồng chí Trần Bạch Đằng. Anh tham gia làm việc tại Viện Văn hóa Kháng chiến Nam Bộ có trụ sở đóng tại Đồng Tháp Mười. Năm 1948, Viện được sáp nhập vào Sở Giáo dục Nam Bộ, lúc ấy Giáo sư Nguyễn Văn Hanh giữ chức vụ Trưởng phòng Sưu tầm tài liệu và anh Hai Nghị là Phó phòng Sưu tầm tài liệu. Công việc của anh lúc bấy giờ là xây dựng, thiết kế lại một chương trình giáo dục kháng chiến, tìm lại và sưu tầm những tư liệu về giáo dục - văn hóa, giáo dục lại truyền thống lịch sử dân tộc mà giặc Pháp cố tình bóp méo, xuyên tạc. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sở Giáo dục Nam Bộ lúc ấy tập hợp nhiều trường trung học đào tạo cán bộ kháng chiến trong đó có xây dựng trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố đồng chí Hai Nghị được cử sang dạy học tại trường, đào tạo các cán bộ nguồn cho kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đến 1950, các trường trung học kháng chiến giải tán theo khẩu hiệu Tất cả chuyển sang tổng tấn công. Đồng chí Hai Nghị được điều về Sở Giáo dục Nam Bộ cho đến khi tập kết.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau khi hiệp định Geneve được kí kết, anh Hồ Hảo Hớn được phân công ở lại miền Nam và tiếp tục hoạt động tại Sài Gòn làm công tác vận động trí thức. Anh đã tìm mọi cách để hợp pháp hóa, tạo vỏ bọc hoạt động ngầm trong lòng đô thị, dạy ở các trường tư thục như Việt Nam học đường, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Huệ,… Học trò mến phục người thầy tận tụy, yêu thương học trò với những ý tưởng yêu nước và cách mạng được lồng ghép rất khéo trong bài giảng. Anh đã đi dạy ở nhiều nơi như Bình Dương, Mỹ Tho, Gò Công,… mỗi nơi anh đến dạy đều biết nghi trang khéo léo để tạo bức bình phong hoạt động bí mật. Trước khi lên Sài Gòn dạy học, anh đã từng hoạt động chung đồng chí Đỗ Duy Liên, ông Lữ Minh Châu, Trang Sỹ Liêm, Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Văn Chì, Trần Văn Hanh ở Văn phòng Trung ương Cục đóng tại U Minh (Cà Mau).</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong giai đoạn 1957 - 1961, anh tham gia chỉ đạo phong trào sinh viên học sinh, tổ chức nhiều cuộc biểu tình, xuống đường chống Mỹ và chế độ Ngô Đình Diệm, làm ủy viên Ban Thanh vận Khu Sài Gòn - Gia Định. Từ tháng 8/1962 - 1967, do anh Trần Quang Cơ hy sinh, anh Hồ Hảo Hớn được phân công làm Bí thư cán sự sinh viên học sinh trực tiếp phụ trách phong trào sinh viên học sinh Khu Sài Gòn - Gia Định, tổ chức xuất bản các tờ báo Suối Thép, Lửa Thiêng, Cờ giải phóng,... Tháng 5/1967, anh được bổ sung vào Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, kiêm Bí thư Khu Đoàn</span></span> Sài Gòn - Gia Định.</div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tháng 9/1967, anh được điều ra cứ để dự họp Ban chấp hành Khu ủy, chuẩn bị nhiệm vụ năm 1968, tiến hành tổng công kích - Tổng khởi nghĩa. Tháng 10/1967, trên đường trở vào thành, không may anh bị địch bắt. Chúng dùng đủ mọi cực hình tra tấn nhưng vẫn không khai thác được gì. Anh Hồ Hảo Hớn đã anh dũng hy sinh tại bót Bà Hòa (quận 5) để bảo toàn khí tiết cách mạng của người cộng sản, bảo vệ Nghị quyết Quang Trung.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Những thành tích nổi bật </span></span><br />
</strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Thành tích lớn nhất của anh Hồ Hảo Hớn là việc xây dựng cơ sở cách mạng. Sau hiệp định Geneve 1954, anh được phân công về Khu Sài Gòn - Gia Định làm công tác vận động trí thức. Tại đây, anh sinh hoạt cùng chi bộ Đảng với Trần Quang Cơ và một số cán bộ tại chỗ, được giới thiệu vào dạy ở nhiều trường tư thục như Việt Nam học đường, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Huệ ở Sài Gòn với tên Nguyễn Văn Chiêu để xây dựng cơ sở, vận động phong trào. Trong cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, tập 2, sơ thảo, NXB TP.HCM, 2000, có ghi rõ: “Những năm 1955 - 1956, dưới sự lãnh đạo của Khu ủy, cơ sở cách mạng phát triển khá nhanh trong giới học sinh sinh viên, giáo chức. Ở đây có một chi bộ Đảng với khá đông đảng viên được chia thành hai nhóm công khai và bí mật do Phạm Văn Trạch, Trần Quang Cơ, Hồ Hảo Hớn phụ trách”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cùng với nhiệm vụ xây dựng cơ sở cách mạng, anh Hồ Hảo Hớn giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh và giáo chức. Học sinh sinh viên và giáo chức đã trở thành một lực lượng mạnh trong phong trào đấu tranh chung của thành phố. Năm 1956, ban cán sự Đảng phát động kỷ niệm ngày 9/1 - ngày học sinh Trần Văn Ơn hy sinh, cuộc đấu tranh của 300 học sinh kéo đến Nha trung tiểu học và bình dân giáo dục,…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong hai năm 1957 - 1958, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự, lực lượng cách mạng trong học sinh sinh viên có bước phát triển nhanh chóng về số lượng. Tháng 7/1957, trong làn sóng đấu tranh của học sinh sinh viên, nổi lên khẩu hiệu đòi dạy tiếng Việt ở bậc đại học, bỏ huấn luyện quân sự học đường. Ban cán sự Đảng trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh của 200 học sinh kiến nghị lên Tổng giám đốc Nha học chính, đòi mở thêm trường công, dạy tiếng Việt,… Tháng 2/1958, Ban cán sự Đảng phát động một đợt đấu tranh rộng lớn hơn và có sự liên kết chặt chẽ ở nhiều trường. Đông đảo học sinh sinh viên đã tham gia các cuộc biểu tình với tinh thần giác ngộ cách mạng ngày càng cao, từ đấu tranh đòi cải cáh giáo dục, thi cử, giảm học phí đến đấu tranh chống sự hiện diện của quân đội Mỹ, chống văn hóa nô dịch và chống đàn áp bắt bớ,… Sự nắm bắt, lãnh đạo kịp thời phong trào học sinh sinh viên và trí thức đô thị của những nòng cốt vào giai đoạn này có vai trò hết sức quan trọng, góp phần hình thành nên tổ chức cách mạng vững chắc cho phong trào đấu trang rộng khắp ở đô thị sau này.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cuối năm 1959, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn sắp xếp lại tổ chức, một số đảng viên và cán bộ nòng cốt trong đó có Trần Quang Cơ, Hồ Hảo Hớn được đưa ra dự lớp huấn luyện “Rừng xanh” ở Bời Lời nhằm trở thành những cán bộ chủ chốt về xây dựng cơ sở nội thành. Tháng 6/1960, khi cơ sở nội thành đã khôi phục và từng bước lớn mạnh, phong trào đấu tranh đã nổi rõ vai trò của lực lượng thanh niên. Khu ủy quyết định thành lập Ban Thanh vận do anh Trần Quang Cơ (Tám Lượng) Khu ủy viên làm bí thư, anh Hồ Hảo Hớn làm ủy viên Ban Thanh vận. Anh Hồ Hảo Hớn chỉ đạo xây dựng căn cứ ở các nơi Củ Chi, Bến Cát (Bình Dương), Đức Hòa, Cần Đước (Long An), Bến Tre.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tháng 4/1961, trước diễn biến của phong trào cách mạng lên cao, Xứ ủy Nam bộ chỉ thị công tác thanh niên cần đáp ứng yêu cầu mới, phong trào học sinh sinh viên phải phát triển từ đấu tranh chính trị đến đấu tranh vũ trang. Đội vũ trang của học sinh, sinh viên được thành lập do Lê Hồng Tư và Hà Văn Hiển chỉ huy là tổ chức đầu tiên của Ban quân sự (Thành Đoàn) sau này.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tháng 8/1962, anh Trần Quang Cơ hy sinh trong một trận càn của địch ở Đức Hòa. Anh Hồ Hảo Hớn trực tiếp nắm và chỉ đạo phong trào. Từ tháng 5/1963, phong trào đấu tranh của Phật giáo và quần chúng nhân dân Sài Gòn - Gia Định bùng nổ dữ dội, Khu ủy chủ trương phong trào thanh niên tiến công thẳng vào mục tiêu chống Mỹ - Diệm. Ủy ban thanh niên, học sinh, sinh viên chống chế độ độc tài phát xít Ngô Đình Diệm và Ủy ban chỉ đạo học sinh liên trường công - tư Sài Gòn được thành lập. Đông đảo học sinh các trường đồng loạt bãi khóa, cùng công nhân lao động và tăng ni Phật tử xuống đường đấu tranh. Sau vụ tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình đã diễn ra rầm rộ ở chợ Bến Thành, đường Hai Bà Trưng, vườn Bách Thú, Nha giám đốc tiểu học, trường Petrus Ký, Công trường Diên Hồng,…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trong những năm 1964 - 1966, phong trào thanh niên, sinh viên học sinh xuống đường đấu tranh liên tục hàng tuần, có đợt cả tháng. Địch phong tỏa, rào kẽm gai, ném lựu đạn cay, bắn phi tiễn, hỏa mù, vòi rồng đàn áp. Nhưng học sinh sinh viên vẫn kiên cường đấu tranh, kết hợp với quần chúng lấy gạch đá, củi chống cự quyết liệt.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Năm 1965 đỉnh cao của phong trào là cuộc biểu tình của học sinh sinh viên và quần chúng Phật tử bị địch bao vây ở Viện hóa đạo. Ngày 24/11/1965, học sinh Lê Văn Ngọc bị bắn chết trong đoàn biểu tình, anh Hồ Hảo Hớn lập tức chỉ đạo thành lập Ban tổ chức lễ tang, tổ chức biểu tình đưa tang. Ngày 26/11, cuộc biểu tình diễu hành đưa tang đi qua các đường phố Sài Gòn, hàng vạn quần chúng tham gia tuần hành với khí thế rực lửa căm thù. Hàng ngàn cảnh sát dã chiến, quân ngụy với xe thiết giáp, xe GMC bám sát đoàn biểu tình và chốt chặn các ngã đường, ngăn cản, uy hiếp đoàn biểu tình. Tại Cầu Bông, địch đàn áp ác liệt, diễn ra cuộc xô xát dữ dội giữa học sinh sinh viên và cảnh sát dã chiến. Anh Hồ Hảo Hớn hỏa tốc báo ngay về văn phòng Khu ủy và ngay sau đó, Đài phát thanh Giải phóng đã lên tiếng phản đối chế độ đàn áp đẫm máu đám tang.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trên mặt trận thông tin - báo chí của học sinh, sinh viên, ngoài tờ Sinh vên và Học sinh cho toàn giới, nội san của từng trường, anh Hồ Hảo Hớn còn tổ chức lập các tờ Lửa thương, Suối Thép,… làm vũ khí tuyên truyền đấu tranh. Tháng 5/1967, Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định quyết định bổ sung anh Hồ Hảo Hớn vào Ban chấp hành Khu ủy phụ trách (Bí thư) Khu Đoàn thanh niên Sài Gòn - Gia Định.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><strong><span style="font-family: Arial;"><br />
Giữ trọn khí tiết của người cộng sản</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Theo lời kể ghi lại trong tập sách Căn cứ Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định năm 1960 - 1975, đồng chí Lê Thanh Hải (Mười Hải) - Nguyên Khu ủy viên, Bí thư Khu Đoàn Thanh niên Học sinh sinh viên Sài Gòn - Gia Định đã dành những tình cảm chân thành nhất, sâu sắc nhất đối với người đồng chí gan dạ đã cùng vào sinh ra tử: “Anh hi sinh là tổn thất lớn cho Đảng, cho phong trào thanh niên học sinh sinh viên, đau thương tang tóc nặng nề cho chị và các cháu. Tôi, các anh chị em phong trào thanh niên học sinh sinh viên vô cùng thương tiếc anh, một đồng chí trí thức trung kiên, can trường, thương nước, thương dân, thương anh em học sinh sinh viên, vẹn tròn tình nghĩa với gia đình với vợ con, một đời gian khổ, chiến đấu hi sinh trên chiến trường ác liệt, cam go, phức tạp, sống chết tính từng ngày, luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Con người tính tổ chức kỉ luật rất cao, tính hòa đồng gần gũi rất tốt”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Còn đối với đồng chí Lê Minh Châu thì hình ảnh người đồng đội Hồ Hảo Hớn vẫn tròn đầy trong những tháng ngày cùng ở chiến khu“ Lúc ở rừng 2 anh em thường hay tâm sự với nhau nhưng anh Hai ít nói về gia đình mình. Âu đó cũng là nguyên tắc hoạt động cách mạng của đồng chí Hồ Hảo Hớn”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Qua những năm tháng hoạt động, chỉ đạo phong trào học sinh sinh viên, anh Hồ Hảo Hớn đã bộc lộ là một người đảng viên mẫu mực, một nhà hoạt động chính trị sáng suốt và kiên định. Anh là người có kinh nghiệm tổ chức vận động học sinh sinh viên đấu tranh kết hợp bí mật và công khai, hợp pháp thông qua tổ chức Tổng hội Sinh viên, Tổng đoàn học sinh, bám chắc các địa bàn hợp pháp để vận động tập hợp thanh niên khi cần tổ chức biểu tình. Ngoài ra, anh còn tổ chức nhiều hoạt động phù hợp với học sinh sinh viên như tham quan du lịch, cắm trại, văn nghệ,… để thu hút đông đảo học sinh sinh viên. Thông qua các hoạt động mà cán bộ đảng viên, đoàn viên nòng cốt đi sâu vào quần chúng, gây cảm tình cách mạng, tuyên truyền huấn luyện, thử thách và phát triển vào hàng ngũ cách mạng. Nhờ vậy, lực lượng nòng cốt phát triển nhanh trong học sinh sinh viên. Với thực lực lớn mạnh ấy, kết hợp với sự chỉ đạo của Khu ủy, phong trào đấu tranh từ hợp pháp đến xuống đường biểu tình hòa bình, biểu tình chống Mỹ - Ngụy, hoạt động vũ trang của thanh niên, học sinh sinh viên Sài Gòn - Gia Định đã liên tục phát triển mạnh mẽ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cuộc đời và cái chết của anh Hồ Hảo Hớn đã nêu cao tấm gương sáng ngời về khí tiết cách mạng của người chiến sĩ cộng sản. “Ông đã nhắc nhở đồng đội phải gắn bó với quần chúng, càng khó khăn càng phải hết sức tin, dựa và phát huy khả năng, trí tuệ của quần chúng,… Tác phong giản dị, nghiêm túc, mẫu mực, với cuộc sống thanh thản, nhẹ nhàng, thông cảm và độ lượng, ông đã thuyết phục và trao lại cho đồng đội, đồng chí nhiều bài học nhớ đời về đức độ và phẩm chất của người cộng sản bằng chính hành động thiết thực của mình…” (Trích điếu văn đọc tại Lễ truy điệu và cải táng liệt sĩ Hồ Hảo Hớn tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố, 15/4/1996).</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<table cellspacing="1" cellpadding="1" border="1" align="center" width="500">
<tbody>
<tr>
<td><span style="font-size: small;"><strong><span style="font-family: Arial;">Giải thưởng Hồ Hảo Hớn </span></strong></span>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Giải thưởng Hồ Hảo Hớn thành lập năm 2001, mang tên đồng chí Bí thư Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định (nay là Thành Đoàn TP.HCM), người đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ an toàn cho tổ chức, cơ sở cách mạng, bảo vệ tuyệt đối bí mật của Đảng, nêu tấm gương sáng ngời về khí tiết cách mạng của người chiến sĩ cộng sản.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Giải thưởng Hồ Hảo Hớn được xét trao vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn hàng năm, dành cho các tập thể, cá nhân là cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên có thành tích xuất sắc, công trình sáng tạo, mô hình tốt, giải pháp hay trong công tác Đoàn - Hội - Đội và phong trào thanh thiếu nhi. Trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đoàn, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã trao Giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2011 cho 8 tập thể đạt thành tích xuất sắc. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Trải qua 9 năm, Giải thưởng Hồ Hảo Hớn đã trao cho 61 tập thể, cá nhân có những mô hình, giải pháp hay có ý nghĩa thiết thực, các chương trình có sức lan tỏa trong cuộc sống tạo tiền đề cho sự phát triển của các công trình các mô hình khác xây dựng và phát triển vì cộng đồng.</span></span></div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>NHƯ THÀNH – THIÊN THANH</strong><br />
</span></span></div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
<div> </div>
</meta>
</div> </html>