Tối 27/4/2010, đồng chí Nguyễn Văn Đua - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và đồng chí Thân Thị Thư - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy đã cùng 1.500 đoàn viên, thanh niên thắp nến tưởng nhớ và tri ân cho 13.808 phần mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM.
Nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2010), lãnh đạo Thành phố có mời 6 đồng chí cựu chiến binh đã lái xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30/4/1975 tham dự các hoạt động chào mừng tại Thành phố.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với ông ký ức hào hùng, oanh liệt về những ngày cuối cùng của tháng 4 lịch sử cách đây 35 năm và những trận đánh tốc chiến tốc thắng của Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn như còn rất mới.
Vượt chặng đường dài 1.700km, ngày 14-4-1975, các đơn vị của Quân đoàn 1 đã có mặt tại khu vực tập kết Đồng Xoài và sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu – tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh – trận đánh cuối cùng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đoàn công tác của TP.HCM đi Trường Sa đúng dịp tháng 4 sau 35 năm đất nước hòa bình, giang sơn về một mối. Nơi đây bây giờ đã trở thành điểm đến của những chuyến đi nối đất mẹ với dải đất tiền tiêu của Tổ quốc giữa biển Đông.
Có những tên đảo mà khi đọc lên bất cứ người Việt nào cũng cảm nhận được sự xúc động thiêng liêng.
Chỉ sáu ngày sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, ngày 26-12-1960, trận đánh đầu tiên ở nội thành Sài Gòn đã được khai hỏa làm 46 quân đối phương bị sát thương.
Ngôi nhà của bà Vương Thanh Liêm, nữ phát thanh viên xuất hiện trên sóng Đài phát thanh Sài Gòn Giải Phóng vào ngày 30-4-1975, và chồng là ông Ôn Văn Tài nằm lọt thỏm ở một góc quốc lộ cắt ngang TP Tân An, tỉnh Long An.