Giáo dục Đạo đức - lối sống

Đạo đức - lối sống

Bà nội 82 tuổi lưng đã còng. Cháu trai thì cao lớn với gương mặt khôi ngô. Căn nhà nghèo nàn vẫn đầy ắp tình thương dù chỉ có hai bà cháu sớm tối bên nhau. Ba mất năm Vũ học lớp 2 vì tai nạn. Để nuôi con, người mẹ lên Đắc Lắc làm rẫy. Em trai học lớp 4 theo mẹ, còn anh học lớp 11 ở lại chăm sóc bà nội. Thương bà quá vì ông nội và một người bác ruột đã hi sinh trong chiến tranh chống Mỹ, ba người con khác chết vì bom đạn, rồi đến lượt ba Vũ... <br>

17 năm trước, có đôi vợ chồng trẻ bồng con đi bệnh viện nhưng đành gạt nước mắt quay về vì lấy đâu số tiền cả chục triệu đồng chữa chạy. Hôm nay, cháu bé ngày ấy giờ đã là cô nữ sinh lớp 11 nhưng đến trường không với tà áo dài mơ ước.Đó là nỗi day dứt khôn nguôi của hai vợ chồng chỉ vì nghèo mà con gái phải mang tật lưng gù. Nhưng nếu thời gian có quay lại chắc mọi chuyện cũng vậy vì đến giờ cái ăn còn lo từng bữa thì lấy gì dám nghĩ đến chuyện chữa bệnh cho con.<br>

Có một “gã” người Anh nói tiếng Việt không sõi nhưng lại có thể kể vanh vách tên các món ăn, thức uống của Việt Nam không sai một chữ. Gã dám tự tin tuyên bố: “Hiếm có món ăn VN nào mà tôi chưa từng thử qua!”. Gã đã sống tại VN gần mười năm qua, là chủ nhân của blog (nhật ký điện tử) www.noodlepie.com, nơi giới thiệu các kiểu ẩm thực VN.Tên của gã là Graham Holliday...

Một ngày làm việc của anh chàng sinh viên 18 tuổi Christian bắt đầu từ 7g sáng. Sau khi ăn vội bữa điểm tâm sáng do tự tay mình nấu, Christian đi bộ đến trạm xe điện ngầm gần nhất, trước khi đón thêm một chuyến xe buýt để có mặt đúng 8g tại trung tâm báo chí (IBC) Munich. Ở đây, anh được trưởng nhóm đưa ra bản kế hoạch phân công làm việc trong ngày...

Tám năm trước, một người đi làm thuê thiếu nợ, bị hành hung tới chết. Kẻ ác ra toà, lãnh án tù. Nhưng cũng từ lúc ấy, người vợ buồn rầu, suy sụp tinh thần, gia cảnh đã khó khăn càng khó khăn hơn. Gia đình 4 người, còn lại ba, nhưng thực ra gánh nặng bắt đầu chuyển qua hai đứa trẻ. Đứa lớn là Pho, lúc đó mới 10 tuổi. Hằng ngày Pho lặn ngụp dưới kênh Lái Hiếu, mò cua, bắt cá, làm thuê…

Ở thôn Ngân Điền, xã Sơn Hà, huyện Sơn Hòa (Phú Yên), cậu học trò Hồ Nhật Quang đã mấy năm qua ngày ngày đi lượm từng bãi phân bò khô để được đi tiếp giấc mơ đến trường...Đến Trường Phan Bội Châu hỏi Quang lớp 11B2, các thầy cô nói vanh vách cả tên cha mẹ, chỗ ở. Đơn giản bởi đó là cậu học trò nổi tiếng “nghèo mà học giỏi” nơi đây, với dặn dò: chắc gì có nhà vì Quang đi làm nhiều lắm.

Tôi lớn lên trong một gia đình đã nghèo khó lại đông con. Là chị lớn nhất trong nhà lại bị khuyết tật từ nhỏ nên ước mơ vào đại học thật quá viển vông so với đồng lương ba cọc ba đồng của cha mẹ. Tôi cam phận ở nhà quán xuyến việc trông nom sáu đứa em gái cho cha mẹ đi làm dường như ngầm tuyên bố rằng cuộc đời tôi đến đây là... chấm hết!

Nguyễn Hương Dịu - sinh viên năm thứ hai khoa Môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, có cách nghĩ hoàn toàn mới về rác: Đó là một nguồn tài nguyên cần phải nghiên cứu, khai thác.Ý tưởng xây dựng mô hình phân loại rác thải sinh hoạt trong các khu chung cư cao tầng của Hương Dịu đã được gửi tới Cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam với chủ đề “Hành động vì môi trường” do Ngân hàng Thế giới tổ chức năm 2005.

Theo sự chỉ dẫn của bác bảo vệ Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh), chúng tôi tìm tới căn nhà nhỏ trong sân tập thể dục của trường để "diện kiến" cậu học trò mới 17 tuổi đã biết 14 ngoại ngữ. Đó là bạn Hà Duy Lộc, học sinh lớp 11 Nga - Trung, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. - Mình thành thạo tiếng Anh và tiếng Trung, biết ngữ pháp 9 thứ tiếng: Pháp - Nga - Nhật - Đức - Thái-lan - Hàn Quốc - Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha; ngữ pháp Indonesia thì mới học.

Agile Việt Nam
;