<p align="justify">Học đạo đức cách mạng của Bác là chúng ta phải phấn đấu rèn luyện, xây dựng cho mình tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói tóm tắt “là phải đặt lợi ích của cả nước lên trên lợi ích của bản thân.</p>
<p align="justify">Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những quan điểm, những luận cứ và những nguyên tắc căn bản của đạo đức cách mạng là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Và cả cuộc đời của Người đã minh chứng cho những quan điểm của mình mà ngày nay chúng ta thấy nó vẫn còn nguyên giá trị hiện thực và rất cần thiết trong giai đoạn phát triển đất nước.</p>
<p align="justify">Vấn đề đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện, cụ thể và sâu sắc với mọi đối tượng, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong các mối quan hệ của con người, từ đó, Người khái quát thành những chuẩn mực giá trị chung nhất, cơ bản nhất mang tính phổ quát của nền đạo đức cách mạng Việt Nam.</p>
<p align="justify">Song đó chỉ là những đức tính cần thiết để làm một người bình thường có ích cho gia đình và xã hội. Đối với người cách mạng, những “công bộc” của dân thì ngoài Cần, Kiệm, Liêm, Chính còn phải có: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm - đó chính là đạo đức Cách mạng.</p>
<p align="justify">Bởi lẽ, sứ mệnh nặng nề nhưng vẻ vang của người cách mạng là đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Con đường ấy thật lắm thác ghềnh và nhiều chông gai, thách thức sự bền gan, vững chí của những con người nguyện sống vì nghĩa lớn, đòi hỏi nơi họ một nghị lực và sức mạnh phi thường, "sức có mạnh thì mới gánh được nặng và đi được xa”.</p>
<p align="justify">Bằng sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo Cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ cùng với việc thể nghiệm của chính bản thân mình qua hoạt động cách mạng thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định: yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.</p>
<p align="justify">Với Người, đạo đức không phải là một lý thuyết trừu tượng. Nói để mà làm, chứ không phải chỉ để mà nghe, nói ít làm nhiều và lời nói phải đi đôi với việc làm, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đạo đức. Người luôn quan niệm đạo đức cách mạng là suốt đời hy sinh phấn đấu cho lý tưởng cộng sản.</p>
<p align="justify">Ngay từ khi nước nhà thành lập không bao lâu trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" (1947), Bác đã căn dặn: "Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".</p>
<p align="justify">Đối với người Việt Nam, niềm tin chính trị bao giờ cũng gắn liền với niềm tin đạo đức. Trong thời đại làm cách mạng thì "làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài gian khổ.</p>
Ngày 14-11, Nippon Maru - con tàu thanh niên biểu tượng cho sự đoàn kết của thanh niên ASEAN - Nhật Bản đã đến TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cho một hành trình đầy ý nghĩa tại Thành phố mang tên Bác.
Ngày 14-12, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Trung đoàn Gia Định tổ chức ngày hội Thanh niên khỏe khu vực lực lượng vũ trang và hành trình “Tiếp lửa truyền thống” với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”.