<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong> Tối 15/11, chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Đại học Sài Gòn và tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu trường Đại học Sài Gòn năm 2014 đã diễn ra tại trường.</strong></span></span></div>
<div> </div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Câu chuyện của 3 tấm gương điển hình trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đã thắp lửa ước mơ cho nhiều bạn sinh viên. <br type="_moz" />
</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> “Hồi lớp 6, có một cậu bé cứ đến tiết Toán là thấy sợ. Lúc nào cũng bị bạn bè true là học ngu Toán quá. Lúc đó, cậu chỉ ước mình qua môn, không hề nghĩ là có thể trở thành một Thạc sĩ Toán học. Bí quyết của cậu bé ấy là bị trêu, bức xúc và tự ái nữa và quyết tâm học. Và dần dần, Toán học trở thành một niềm đam mê, ước mơ chinh phục của cậu. Khi thi đại học, cậu chọn khoa Toán-Tin trường Đại học KHTN-ĐHQGTP.HCM. Chỉ nộp duy nhất một hồ sơ vì được nghe kể đó là nơi đào tạo nhiều người học Toán giỏi”. Cậu bé đó là ThS Lê Minh Triết (Tổ trưởng bộ môn Toán-Giải tích, Giảng viên Khoa Toán -Ứng dụng trường Đại học Sài Gòn) chia sẻ về con đường đến với niềm đam mê Toán học một cách dí dỏm, chân thật.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cả hội trường trầm trồ, thán phục. Có những điều tưởng chừng như không thể, có những khả năng con người ta không chịu khám phá mà cứ cho rằng không hề tồn tại. Với câu chuyện thật của cuộc đời mình, thầy Triết gửi gắm tới nhiều sinh viên ước mơ và hiện thực hóa ước mơ bằng nỗ lực. Không có gì là không thể nếu ta có quyết tâm, có động lực. Để thực hiện những công trình nghiên cứu khoa học, thầy Triết chia sẻ thêm: “Đam mê, ước mơ chưa đủ. Kỷ luật là điều cốt yếu của thành công”. Đưa ra ví dụ thực tế về việc sinh viên sáng nào cũng đặt báo thức nhưng được mấy bạn dậy đúng giờ. Tối thức khuya để mai dậy trễ, trễ quá lại cúp học luôn. Đó cũng là thực tế cuộc sống sinh viên của thầy. Dẫu vậy, khi các bạn sống có kỷ luật với bản thân, bạn sẽ tự giác thực hiện ước mơ của mình. </span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vừa là một Nhà giáo trẻ tiêu biểu, một Bí thư Đoàn khoa năng nổ, cô giáo Hoàng Thị Kiều Oanh (Giảng viên ngành Địa lý, nguyên Bí thư Đoàn khoa Sư phạm KHoa học Xã hội trường Đại học Sài Gòn) nhận được nhiều cảm tình của sinh viên. Một học sinh của cô chia sẻ: “Bận bịu là hai từ gắn với cô giáo của tụi em. Nhưng khi đứa nào có chuyện buồn, cô cũng hỏi thăm, chỉ bảo cách giải quyết. Mỗi giờ lên lớp của cô lúc nào cũng tràn đầy năng lượng”. Nhiều thắc mắc về việc sắp xếp thời gian được cô giải đáp cặn kẽ cho các bạn sinh viên. “Mỗi người có quỹ thời gian giống nhau nhưng cách sử dụng tạo nên nhiều giá trị thời gian khác nhau. Ở mỗi thời điểm nhất định, bạn cần xác định đâu là nhiệm vụ cần thiết và thích hợp. Khi chưa có em bé, cô dành tất cả thời gian cho công tác Đoàn. Giờ cô sẽ gửi gắm tâm huyết của mình cho những người bạn mới để chăm sóc cho cô con gái mới chào đời của mình”. Đặt ra tính hợp lí trong việc sử dụng thời gian, cô Kiều Oanh hy vọng các bạn sinh viên sẽ tạo nên giá trị thời gian sinh viên cho mình tuyệt với nhất, không phí nó vào những chuyện vô bổ.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nhận được danh hiệu Nhà giáo trẻ tiêu biểu, ThS Trương Lâm Sơn Hải (Giảng viên Khoa Hóa, Bí Thư Đoàn khối cán bộ trẻ trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGTP.HCM) vui sướng nhưng không giấu nổi sự trăn trở của mình: “Sinh viên ít nhiều phải sống tự lập. Nhà giáo phải là người thầy dạy dỗ mà còn là người định hướng, dẫn dắt các em thành công trên con đường mình tự đi. Làm sao để xứng đáng hơn nữa với danh hiệu này”. Trong đổi mới phương pháp giảng dạy, ThS Trương Lâm Sơn Hải đưa ra sáng kiến : “Ngày định hướng Tân sinh viên”. Đây là ngày tân sinh viên sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động tập thể, thông qua đó những kiến thức định hướng tân sinh viên được chuyển tải gần gũi và sống động. Sáng kiến đã được áp dụng tại trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực.</span></span></div>
<div> </div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bên cạnh chương trình giao lưu “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Đại học Sài Gòn”, 12 Nhà giáo tiêu biểu của trường cũng được tuyên dương. Đây là danh hiệu ghi nhận nỗ lực cúa các giáo viên để trở thành giáo viên hội tụ đủ 3 tiêu chuẩn: “Tiêu biểu trong đạo đức”, “Tiêu biểu trong chuyên môn”, “Tiêu biểu trong cống hiến”. </span></span></div>
<div style="text-align: right;"> </div>
<div style="text-align: right;">HOÀNG HIẾU</div>
<div> </div> </html>