<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: justify;">
<p class="MsoNormal"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">Đó là đề xuất của GS. Chung Hoàng Chương (Khoa Á Mỹ học, Đại học San Francisco, thành viên Tổ chức Sông ngòi Quốc tế và Ủy ban kết nghĩa Tp. Hồ Chí Minh– San Francisco) trong buổi tọa đàm “Văn hóa sông Mekong” vào chiều 14/11 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh</span></span></span></strong></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><span style="line-height: 115%;">Mekong - Dòng sông thiên phú</span></b><span style="line-height: 115%;"> </span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:115%;
font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">Sông Mekong Bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, xếp hạng 12 trên thế giới về độ dài, chảy qua 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Đến trung lưu Mekong có 3 con sông Sesan, Srepok và Sekong. Đúng như tên của dòng sông (Mekong có nghĩa là sông Mẹ), sông Mẹ là nguồn sống của hơn 60 triệu người ở các quốc gia hạ nguồn như Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. </span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">Chỉ cần 2 – 3cm nước mưa đã làm nước sông tràn ra 2 bên bờ, kéo về nguồn tài nguyên dồi dào và lượng phù sa phì nhiêu. Phần đông người dân ven sông sống nhờ vào lợi tức tôm, cá từ dòng sông (hơn 777 loài cá). Họ dùng nước và phù sa để trồng lúa cũng như dùng sông làm phương tiện giao thông chính. Mỗi năm, vùng ngập nước của sông Mekong mang lại thu nhập về kinh tế khoảng 70 tỉ USD, một nguồn lợi kinh tế khá lớn. </span></span></span><span style="font-size:13.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">Tuy nhiên, hiện nay người dân đã phải hứng chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ, đối mặt với những mối đe dọa và thách thức từ dòng chảy biến động mạnh do các dự án thủy điện, biến đổi khí hậu và sự tăng dân số.</span></span></span><span style="font-size:13.0pt;
line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><span style="line-height: 115%;">Mekong - Hiện trạng và thách thức </span></b></span></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">Lưu vực của sông Mekong rộng khoảng 795.000 km², xếp vị trí thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước. Dòng sông phục vụ cho đời sống của hơn 60 triệu người. Do nhu cầu xây dựng các đập nước lớn đã làm cho dòng sông bị đứt đoạn. Lưu vực sông Mekong có hàng ngàn đập nước thủy điện lớn nhỏ. Trong đó, Mekong có 5 đập nước lớn (Xiaowan là đập cao nhất với chiều cao 300 m tương đương với một cao ốc 100 tầng). Trung Quốc sẽ hoàn tất 2 đập nước khác (Galangba, Mengsong) và xây dựng hệ thống dẫn nước ngược về vùng Vân Nam – nơi đang xảy ra tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng bởi sự ô nhiễm trên sông Dương Tử, sông Bắc Kinh. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang xúc tiến mở rộng sông Mekong (đoạn thượng nguồn) để các tàu bè lớn có thể đi lại dễ dàng. Chương trình phát triển này nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của Trung Quốc, có tầm ảnh hưởng to lớn tới vấn đề an ninh nước và sử dụng nguồn nước quốc tế. Chính vấn đề này nói lên rằng Trung Quốc đã không tôn trọng quyền lợi của các nước mà dòng sông chảy qua.</span></span></span></p>
<table width="" height="" border="0" align="center">
<tbody>
<tr>
<td bgcolor="#f5f5f5" style="text-align: center;"><span style="font-size: 50;"><span style="font-family: Arial; line-height: 14.950000762939453px; text-align: justify;"> </span><span style="font-size: xx-large;"><span style="font-family: Arial; line-height: 14.950000762939453px; text-align: justify;">“</span></span></span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 14.950000762939453px; text-align: justify;"><strong><span style="font-size: medium;">Mekong là dòng sông quan trọng, nuôi sống 90 triệu dân ta và một số nước trên thế giới (về xuất khẩu lúa, gạo). Hiện tại, đối với Trung Quốc, ta chưa có hiệp định nào để dùng nguồn nước đồng đều. Cần thiết phải đi đến một hiệp định lâu dài giữa các nước để chung sống hòa bình, đảm bảo an ninh nước”.</span></strong></span></td>
</tr>
<tr bgcolor="#f5f5f5" cell-padding="5px">
<td style="text-align: center;">
<div>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: right; line-height: 150%;"><em><span lang="VI" style="font-size:10.0pt;line-height:
150%;font-family:"Arial","sans-serif"">GS Chung Hoàng Chương bày tỏ quan ngại</span></em><span lang="VI" style="font-size:10.0pt;
line-height:150%"> </span><span style="font-size:10.0pt;line-height:150%;
color:red;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
</div>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p class="MsoNormal"> </p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">GS Chương chỉ rõ những thách thức trong tương lai mà con người phải đối mặt: Biến đổi khí hậu do ảnh hưởng của chương trình phát triển thủy điện, khai thác quá mức của con người làm cạn kiệt tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học. Minh chứng cho vấn đề này, chính là sự biến mất của một số loài cá đặc biệt như cá heo Mekong, chim trĩ, cá tra khổng lồ 500kg gần như tuyệt chủng. Nguồn tôm cá dồi dào ở Biển Hồ nuôi sống hơn 25 ngàn người Việt đang vơi dần. Đồng thời, ông đưa ra lời cảnh báo về việc lạm dụng đập thủy điện gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, đến nguồn nước và đời sống người dân ven sông như gây ra hiện tượng đất lở, chết nguồn cá nước ngọt, thay đổi dòng chảy thiên nhiên… Bên cạnh đó, nguồn nước ngọt đang bị đe dọa bởi “<b>3S</b>” (water stress, water scarcity, water security), GS Chương tạm dịch là: “suy giảm nước, thiếu nước và an ninh nước”.<b><span style="color: red;"> </span></b></span></span></span><span style="font-size:13.0pt;
line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><b><span style="color:red"><o:p></o:p></span></b></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><span style="line-height: 115%;">Cấp thiết bảo vệ sông Mekong bằng giáo dục</span></b></span></span><b><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman', serif;"><o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">Hiện nay, hệ thống quản lý và sử dụng nước (Subak) của Bali đang mang lại hiệu quả rất cao bởi tính khoa học của nó. Hệ thống này có thể áp dụng ở một số vùng núi nước ta để luân chuyển dòng nước phục vụ sinh hoạt và canh tác hợp lý. Dùng các ống tre dẫn nước lên vùng cao sử dụng cho sinh hoạt và dẫn nguồn nước đã qua sử dụng để tưới cây và cuối cùng là dốc xuống hồ chứa nước có các tảng lục bình nhằm mục đích loại bỏ hóa chất trong nước, tái tạo thành nguồn nước không ô nhiễm. </span></span></span><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman', serif;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">Theo giáo sư, việc cải thiện là bước cần thiết. Quan trọng nhất là giáo dục ý thức con người về tầm quan trọng của sông Mekong. GS Chương đề xuất nên mở ngành mới (Mekong Studies) chuyên nghiên cứu về văn hóa, địa chất, hiện trạng và phương thức khắc phục ảnh hưởng tiêu cực đến sông Mekong. Chuyên ngành này là hệ cử nhân, sinh viên được đào tạo 4 năm và 6 tháng thực tập tại một số trường đại học trên lưu vực sông Mekong cùng với sự hỗ trợ của một số ngành như: Xã hội học, Đông phương học, Nhân học, Ngôn ngữ học, Kinh tế học…</span></span></span><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman', serif;"><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">TS Nguyễn Nhã hưởng ứng đề xuất: “Mở rộng nguồn tài liệu trong nghiên cứu sông Mekong, đẩy mạnh trang bị nhiều đầu sách hay về mọi lĩnh vực liên quan tới dòng sông Mẹ trong thư viện sách của các trường đại học”.</span></span></span><span style="font-size: 13pt; line-height: 115%; font-family: 'Times New Roman', serif;"><i><o:p></o:p></i></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="line-height: 115%;">Bạn Thành Thị Thùy Trang (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Mình đang nuôi dưỡng ước mơ phát triển du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long và giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn về con sông trù phú này”.</span></span></span><span style="font-size:13.0pt;
line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <span style="line-height: 115%;"> “Sông Mekong có vị trí rất quan trọng đối với những quốc gia mà nó chảy qua. Chúng ta nên tận dụng đi đôi với bảo vệ và gìn giữ tài nguyên của dòng sông, bằng những hành động cụ thể làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn” - bạn Nguyễn Thị Ánh Ngọc (ĐH Tài nguyên Môi trường Tp. Hồ Chí Minh) bày tỏ.</span></span></span></p>
</div>
<div>
<p align="right" class="MsoNormal" style="text-align:right"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><span style="line-height: 115%;">TRÚC NGÂN - DƯƠNG XUÂN</span></b></span></span><b><span style="font-size:13.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></b></p>
</div>
</meta>
</div>
<div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
<div> </div>
</meta>
</div>
</meta>
</div> </html>