<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><strong> <span style="font-family: 'Times New Roman', serif; font-size: 14pt; line-height: 107%; text-align: justify;">6 giờ sáng 31/1/2015, xe rẽ sương sớm đưa các cô chú từng là cán bộ Thành Đoàn về thăm lại vùng căn cứ - vùng đất được mệnh danh là “Tam giác sắt” của những ngày xưa cũ. Những câu chuyện kể cứ tiếp nối nhau, có người đã mất, có người vẫn tiếp tục cuộc hành trình trở lại với mảnh đất xưa. Huyện Phú An, tỉnh Bình Dương đón chờ những người con quay về như một gia đình.</span></strong></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:14.0pt;
line-height:107%;font-family:"Times New Roman","serif"">Đến dự buổi giao lưu, họp mặt cán bộ Thành Đoàn các thời kỳ với nhân dân vùng căn cứ kháng chiến Bến Cát (Bình Dương) có đồng chí Nguyễn Minh Triết - Nguyên ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng chí Phạm Hồng Sơn – Phó Bí thư Thành Đoàn, người dân địa phương từng kề vai sát cánh với Khu đoàn Sài Gòn Gia Định trong những ngày đạn lửa.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><b><i><span style="font-size:14.0pt;line-height:107%;font-family:"Times New Roman","serif"">“Đất cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”<o:p></o:p></span></i></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:14.0pt;
line-height:107%;font-family:"Times New Roman","serif"">Tam giác sắt (Iron triangle) hiện lên trên bản đồ hành quân của Mỹ bao trùm 3 xã: An Điền, An Tây và Phú An (Bình Dương). Các Sư đoàn sừng sỏ của Mỹ với các cuộc hành quân mùa khô 1966 – 1967 đã ngang nhiên cày nát, triệt phá địa hình, hủy diệt mọi sự sống trên mảnh đất này. Kể sao hết những đêm giăng võng ngủ xung quanh miệng hầm, hễ mỗi đợt pháo vang lên là “bay” xuống hầm ẩn trú. Là “bay xuống hầm” chứ không còn là “chui xuống hầm” nữa. Mỗi đêm, pháo cứ bắn liên miên. Thế mới biết, phản xạ nhanh trong thời chiến đã được trui rèn đến mức nào! Rồi những lần vượt sông lạnh cắt da thịt, những vết thương hành hạ thể xác. Và kể sao hết những đau đớn khi phải chứng kiến những mất mát hi sinh của đồng đội mình.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:14.0pt;
line-height:107%;font-family:"Times New Roman","serif"">Vất vả là vậy nhưng chính tấm lòng chở che, yêu thương thắm đượm nghĩa tình của nhân dân Phú An – Bến Cát đã giúp các đồng chí cán bộ Thành Đoàn có đủ sự dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:14.0pt;
line-height:107%;font-family:"Times New Roman","serif"">Và ở vùng đất cằn cỗi vì bom đạn ấy đã nảy nở những mối tình rất đẹp. Đám cưới của cô Lê Thị Sáu (Tư Sương) – Nguyên ủy viên Ban cán sự cánh học sinh (vợ của đồng chí Ba Lam) là một minh chứng cho tình yêu thời chiến. Đám cưới đặc biệt không có chú rể và được tổ chức nồng ấm, bất ngờ tại Phú An là một kỷ niệm không bao giờ quên trong cô. Cô chia sẻ : “Năm 1966, trong một cuộc họp chung với anh Hai Nghị, anh Ba Thoại tại khu nhà trên đường Cao Thắng, anh Hai Nghị dặn dò tôi 2 điều trong đó có một điều làm tôi rất bối rối đó là về Phú An dự đám cưới của tôi vì tổ chức đã lo hết rồi!”. Chồng cô lúc ấy được phân công về Long An nên chỉ một mình cô gian nan về Phú An dự đám cưới của chính mình trong điều kiện công tác ngăn cắt, bí mật. Cô bồi hồi kể lại: “Nhớ tới má Út thức suốt đêm đãi gạo làm 15kg bún, má Sáu Hòa đi chợ mua thức ăn tổ chức một đám cưới linh đình có khoảng 70 người tham dự, thật sự tôi không bao giờ quên được!”.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal"><b><i><span style="font-size:14.0pt;line-height:107%;font-family:"Times New Roman","serif"">Yêu thương đọng lại<o:p></o:p></span></i></b></p>
<p class="MsoNormal"><span style="font-size:14.0pt;line-height:107%;font-family:
"Times New Roman","serif"">Được nghe chính những con người sống trong lịch sử kể lại hồi ức của mình, đọng lại trong mỗi bạn trẻ hôm nay lòng tự hào về những năm tháng đầy khó khăn gian khổ nhưng hết sức hào hùng, về bao thế hệ cán bộ Đoàn thời kì trước đã lớn lên trong gian khó và trở thành những người con ưu tú của đất nước niềm tin yêu sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, dưới sự dẫn dắt của tổ chức Đoàn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:14.0pt;
line-height:107%;font-family:"Times New Roman","serif"">Đồng chí Nguyễn Minh Triết cho biết dù ở bất cứ nơi đâu, các đồng chí cán bộ Thành Đoàn luôn được nhân dân nuôi giấu, che chở, đem lại tình cảm ấm áp, tình đồng chí, đồng đội, đi đến đâu cũng để lại những tình cảm sâu nặng với bà con địa phương. Như một sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại , đồng chí Phạm Hồng Sơn – Phó Bí thư Thành Đoàn khẳng định chương trình về nguồn sẽ tạo nhiều điều kiện để đoàn viên, thanh niên hiểu được tầm quan trọng của các vùng căn cứ cũ, nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống của Đoàn, bồi đắp lí tưởng cho thế hệ trẻ cho hôm nay và mai sau.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:14.0pt;
line-height:107%;font-family:"Times New Roman","serif"">Gần 50 năm qua, vùng “Tam giác sắt” trở mình vươn lên thành những khu đô thị mới với tốc độ phát triển nhanh. Một mùa xuân mới sắp về trên quê hương vùng cứ Bến Cát. Rạng rỡ hơn. Tươi đẹp hơn. Vì bên cạnh những hào khí của truyền thống anh hùng còn có những khát khao vươn lên tầm cao của tuổi trẻ thời đại mới.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:14.0pt;line-height:107%;font-family:"Times New Roman","serif"">HỒNG NHI<o:p></o:p></span></b></p> </html>